Cơ sở văn hóa việt nam là học gì

Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. ... Tìm hiểu các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội.

1.

Trong lớp 'Cơ sở văn hóa Việt Nam', học sinh khám phá các phong tục, tín ngưỡng, giá trị, nghệ thuật, văn học và sự phát triển lịch sử hình thành nên xã hội Việt Nam.

The course 'Fundamentals of Vietnamese Culture' provides a comprehensive overview of the rich and diverse cultural heritage of Vietnam.

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác.

Trong sản phẩm này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu những vấn đề sau:

  1. Khái quát chung về văn hóa Việt Nam
  2. Văn hóa nhận thức
  3. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
  4. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
  5. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
  6. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

Hits: 13121

2016-08-05T23:55:39-04:00 2016-08-05T23:55:39-04:00 https://nguyenduyxuan.net/nghien-cuu/de-cuong-mon-hoc-co-so-van-hoa-viet-nam-63.html /themes/default/images/no_image.gif

1. Thông tin về giảng viên: Họ tên giảng viên: Nguyễn Duy Xuân Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2. Tại: Văn phòng Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Email: Email: [email protected] Webblog: http://nguyenduyxuan.blogspot.com/ Website: http://nguyenduyxuan.net/

2. Thông tin về môn học: Tên môn học: Cơ sở văn hoá Việt Nam Mã môn học: 188002 Số tín chỉ: 02 Môn học: Bắt buộc Các môn học tiên quyết: Không Yêu cầu về trang thiết bị: - Phòng học giảng lý thuyết (thực hành). - Phòng chuyên dụng, máy chiếu projector, máy tính, bảng, phấn, … Giờ tín chỉ đối với hoạt động: - Nghe giảng lý thuyết: 20 - Thảo luận: 06 - Tự học: 60 - Làm bài tập trên lớp: 04 - Thực hành, thực tập: 3. Mục tiêu môn học: + Nội dung kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm văn hóa và các khái niệm hữu quan; nắm vững tiến trình văn hóa Việt Nam; các thành tố văn hóa. + Về kỹ năng: Biết nhận diện, phân tích, đánh giá những hiện tượng văn hóa Việt Nam từ đó rút ra những đặc trưng truyền thống văn hóa dân tộc. + Về thái độ: Yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. 4. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. Nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam; tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay. Tìm hiểu các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Tìm hiểu sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây. 5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục).

Mở đầu: Giới thiệu chung về môn học

  1. Mục tiêu II. Tóm tắt nội dung III. Học liệu

Chương I: Văn hóa và Văn hóa Việt Nam

  1. Khái niệm 1. Văn hoá là gì? 2. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật II. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa 1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh, thúc đẩy xã hội 3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp 4. Tính lịch sử-truyền thống và chức năng giáo dục III. Định vị văn hóa Việt Nam 1. Tổng quan về Việt Nam 2. Chủ thể và thời gian văn hoá Việt Nam 3. Không gian văn hóa Việt Nam IV. Tiến trình văn hóa Việt Nam 1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử 2. Văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc 3. Văn hóa Việt Nam thời độc lập tự chủ 4. Văn hóa Việt Nam thời Pháp xâm lược 5. Văn hóa Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay

Chương II: Văn hoá nhận thức

  1. Quan niệm về bản chất cấu trúc và vận hành của vũ trụ 1. Triết lí âm dương 2. Triết lí về cấu trúc không gian của vũ trụ 3. Triết lí về cấu trúc thời gian - lịch âm dương và hệ can chi II. Nhận thức về con người 1. Nhận thức về con người tự nhiên 2. Nhận thức về con người xã hội

Chương III: Văn hoá tổ chức đời sống tập thể

  1. Tổ chức nông thôn 1. Gia đình và dòng tộc 2. Làng, xã 3. Phường, hội II. Tổ chức quốc gia 1. Quản lí xã hội 2. Truyền thống dân chủ III. Tổ chức đô thị 1. Các đặc điểm của đô thị Việt Nam 2. Đô thị Việt Nam trong quan hệ với nông thôn

Chương IV: Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân

  1. Văn hóa tín ngưỡng 1. Tín ngưỡng phồn thực 2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 3. Tín ngưỡng sùng bái con người II. Văn hóa phong tục 1. Phong tục hôn nhân 2. Phong tục tang ma 3. Phong tục lễ tết, lễ hội III. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 1. Các đặc trưng giao tiếp của người Việt 2. Các đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ IV. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối 1. Vài nét về nghệ thuật thanh sắc Việt Nam 2. Vài nét về nghệ thuật hình khối Việt Nam

Chương V: Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

  1. Ẩm thực 1. Quan niệm về ăn uống 2. Nghệ thuật ẩm thực II. Trang phục 1. Quan niệm về mặc 2. Trang phục qua các thời đại III. Cư trú và đi lại 1. Nhà cửa, kiến trúc 2. Giao thông

Chương VI: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

  1. Giao lưu với Ấn độ: Văn hoá Chăm 1. Nguồn gốc văn hoá Chăm 2. Đặc điểm văn hóa Chăm II. Phật giáo và văn hóa Việt Nam 1. Nguồn gốc Phật giáo 2. Nội dung cơ bản học thuyết Phật Giáo 3. Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam III. Nho giáo và văn hóa Việt Nam 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo 3. Đặc điểm Nho giáo Việt Nam IV. Đạo giáo và văn hóa Việt Nam 1. Vài nét về Đạo giáo 2. Sự thâm nhập và phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam
  2. Ky tô giáo và văn hóa phương Tây ở Việt Nam 1. Ki tô giáo và sự thâm nhập, phát triển Ki tô giáo ở Việt Nam 2. Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt

Kết luận: Văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 1. Khái quát chung về bản sắc văn hoá Việt Nam 2. Giá trị văn hoá truyền thống 3. Giá trị văn hoá tiêu biểu 4. Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa 5. Hướng dẫn ôn tập, thu hoạch.

6. Học liệu 6.1. Học liệu bắt buộc: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXBGD, 1999 6.2. Học liệu tham khảo: + Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đặng Đức Siêu, NXBĐHSP, 2004 + Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng, 1997 + Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam,Trần Ngọc Thêm, NXB TPHCM,1996 + Các vùng văn hoá Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXBVH, 1995 + Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, NXBGD, 2004 + Đại cương văn hoá phương Đông, Lương Duy Thứ, NXBGD, 1998 + Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Phan Ngọc, NXBVHNT Hà Nội, 1994 + Mạng Internet

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

7.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). 7.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. 7.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. 7.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. 7.5. Sinh viên có thể đề xuất các vấn đề mới trong phần thảo luận trên lớp (ngoài nội dung do giáo viên hướng dẫn nhưng nằm trong nội dung môn học). 7.6. Yêu cầu Trung tâm Thư viện trường CĐSP ĐL cung cấp đủ Học liệu bắt buộc cho sinh viên. Nếu văn bản gốc chỉ có một cuốn thì cho phôtôcopi hoặc nhân bản. 7.7. Sinh viên phải có hộp thư điện tử, làm quen với việc thu thập và xử lí thông tin, trao đổi bài vở qua mạng Internet.

8.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

1. Tinh thần, thái độ học tập

(đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10%

2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận

10%

8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:

1. Kiểm tra giữa môn

Bài viết 1 tiết tại lớp

10%

2. Thi hết môn

-Có 1 trong các hình thức: thi vấn đáp, thi viết (thực hành), tiểu luận cuối kì.

70%

Kết quả môn học

100%

(10 điểm)

Giảng viên: Nguyễn Duy Xuân