Cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo

Cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo
Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Bài viết này Viettieuluan chia sẻ cho các bạn về Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước. Đây là bài mà Viettieuluan đã tham khảo từ giáo trình, giáo án và các tài liệu khác để viết lên bài viết này nhằm giúp cho các bạn vận dụng làm bài. Tuy nhiên, khi cần thêm tài liệu liên quan về Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thì có thể tìm trên Trang Viettieuluan hoặc inbox zalo để nhận thêm tài liệu.

Trong thời gian làm bài nếu cần người hỗ trợ hoặc khó khăn khi làm bài, cần thuê người viết bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập,.. thì liên hệ Viettieuluan qua zalo ngay và luôn nha.

1. Đặt vấn đề về chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước

Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người.

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển, công tác giảm nghèo bền vững của cả nước nói chung và xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các nhóm dân cư.

Hiện nay do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến đời sống của mọi người dân, nhất là người nghèo; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, thiếu việc làm, hộ nghèo có xu hướng tăng. Bởi vậy trong thời gian tới cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Làm gì để thực hiện xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có một trình đó nhận thức nhất định trên cả góc độ kinh tế, chính trị xã hội đồng thời phải có sự đầu tư nghiên cứu cả về mặt thời gian và không gian mới có thể đề cập hết được tất cả các khía cạnh của vấn đề. Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn tiểu luận mới chỉ để cập một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hiện nay.

2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ( Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo)

2.1. Khái niệm nghèo đói

– Nghèo: Theo quan điểm của Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, nghèo là một thuật ngữ chỉ một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng động từng vùng, khu vực xét trên mọi phương diện.. ( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

– Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.

– Nghèo đói tuyệt đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập hay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể tiếp tục tồn tại.

2.2. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo

Là toàn bộ các chính sách, giải pháp của Nhà nước, của xã hội hoặc cũng có thể là giải pháp của chính các đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và cả tinh thần của người nghèo, góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, giữa các khu vực thành thị và nông thôn và nhóm dân cư.

2.3. Khái niệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững thành hiện thực đến với các đối tượng hộ nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư.

3. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

3.1. Vị trí địa lý

Lộc Quang là một xã thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước..

Xã Lộc Quang có diện tích 45,45 km², dân số là 5.714 người, mật độ dân số đạt 126 người/km².

Xã Lộc Quang có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa trung tâm huyện Lộc Ninh với các xã của huyện, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại – du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực.

Có quốc lộ 13 đi qua trung tâm huyện nối liền với Campuchia thông qua cửa khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á đi qua, đây chính là lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội trong tương lai với các nước. Lộc Quang có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phần lớn là đất nông nghiệp đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su.( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO 

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Là một xã thuần nông vì vậy cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành chính như trồng trọt và chăn nuôi.

Toàn xã có 5.714 người, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp rất ít và chỉ là nghề phụ, làm trong thời gian nông nhân. Số nhân khẩu trên hộ đạt 4,1 người/hộ. Quy mô này đạt trung bình, không cao.

3.3. Vấn đề nghèo đói ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Tình hình nghèo đói trong xã qua 3 năm 2018-2020 thể hiện như sau:

Tỷ lệ hộ nghèo của xã qua 3 năm thay đổi không đáng kể và có xu hướng giảm. Năm 2018 là 63 hộ chiếm 9,27%. Năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 9,86%. Nhìn chung các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao là do giao thông đi lại khó khăn, điều kiện về đất đai và thủy lợi kém so với các thôn khác ở vùng trung tâm xã có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo của xã còn nhiều khó khăn.

Sự thiếu hụt về điều kiện sống chiếm 58,33%. Sự thiếu hụt về giáo dục chiếm 36,67%. Về y tế chiếm 10,00%. Nhiều hộ gia đình còn thiếu hụt nhiều với việc tiếp cận thông tin. Trình độ học vấn được nâng cao nhưng không đồng đều, người dân chưa quan tâm đến tiếp cận y tế cũng như sức khỏe của mình và thiếu tính đa dạng ở các hoạt động nghề nghiệp.( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

Cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo
Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

4. Giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu

– Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp  của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền.

– Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Quốc hội khóa 13 và đặc biệt quan tâm tới yêu cầu xóa đói giảm nghèo bền vững đối với tỉnh Bình Phước theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

– Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

4.2. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

– Cần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, phương thức tổ chức nông nghiệp, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp;

– Phải bảo đảm an sinh xã hội tối thiểu cho người nghèo về giáo dục, y tế, điều kiện sống, nhà ở, tiếp cận thông tin;

– Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, đưa khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp;

– Tăng cường và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Có các chương trình khám miễn phí cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, các hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

– Tiếp cận thông tin:

+ Đài phát thanh của xã cần phát thường xuyên và rõ ràng hơn để tất cả mọi người dân trong thôn đều được nghe;

+ Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin. Bổ sung thêm nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở, có đầu tư về chuyên môn.

+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở.

+ Đối với bản thân người dân cần tích cực tìm hiểu thông tin và các kinh nghiệm làm ăn từ nhiều địa phương khác.

– Điều kiện sống:

+ Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho các hộ gia đình khó khăn.

+ Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp vệ sinh.

+ Nhà nước hỗ trợ, chuyển giao khoa học kĩ thuật mới đến người dân, nhằm cho họ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón… để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay.

+ Người dân mạnh dạn vay vốn để sản xuất và cải thiện đời sống, chăm chỉ chịu khó làm ăn không ỷ lại vào nhà nước.

– Giáo dục:

+ Cải thiện phương pháp tiếp cận với giáo dục phù hợp với khả năng của học sinh;

+ Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường;

+ Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã;

+ Mặt khác sản xuất hộ nông dân chủ yếu là tự cấp, tự túc với trình độ lạc hậu nên kỹ thuật đưa vào phải thích ứng với điều kiện sản xuất của của các hộ dân.( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

XEM THÊM ==> KHO TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

5. Kết luận về Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ( Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo)

Qua nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho thấy xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước là chủ trương và nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Phước.

Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đã phần nào cải thiện đời sống của bà con tuy nhiên tình hình nghèo vẫn còn phổ biến, hộ nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã, thu nhập của hộ nghèo còn bấp bênh.

Thông qua chính sách xóa đói giảm nghèo chúng ta đã hiều được vai trò cũng như tầm quan trọng của nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. Giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về nghèo đói. Đồng thời, qua đó ta nhận thức được rằng xóa đói giảm nghèo là 1 vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ là vấn đề có thể giải quyết trong 1 thời gian ngắn mà nó phải có kế hoạch, chính sách cụ thể và được thực hiện từng bước. Nó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hết mình Đảng và Nhà nước mà còn cần có sự chung tay của tất cả mọi người.( Tiểu luận: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước)

DOWNLOAD

Tham khảo thêm nhiều tài liệu liên quan hơn ở Trang của Viettieuluan, nếu cần người viết bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập, chuyên đề, bài tập,… thì liên hệ với Viettieuluan qua zalo ngay nhá.