Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên?

15:39, 22/07/2020

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Thanh niên 2020 ban hành ngày 16/06/2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật này quy định Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên?
Mục lục bài viết

Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên?

Luật Thanh niên 2020: Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thực hiện QLNN  về thanh niên (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Luật Thanh niên 2020 sửa đổi quy định nội dung quản lý nhà nước (QLNN) về thanh niên và trách nhiệm của của Chính phủ và Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên mà trước đó Luật Thanh niên 2005 chưa quy định rõ, cụ thể:

1. Nội dung QLNN về thanh niên

  • Ban hành hoặc trình CQNN có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên; quy định các biện pháp để thực hiện chính sách đối với thanh niên.

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên.

  • Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình thanh niên và việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên.

  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên.

  • Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

  • Hợp tác quốc tế về thanh niên.

  • Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên.

2. Trách nhiệm cúa Chính phủ

Chính phủ thống nhất QLNN về thanh niên và có trách nhiệm sau:

  • Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các nội dung QLNN về thanh niên;

  • Bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ,… việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;

  • Bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực;

  • Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên theo yêu cầu của Quốc hội.

3. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau:

  • Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình CQNN có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về thanh niên; chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên;

  • Đề xuất việc lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực.

  • Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên;

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, khai thác và công bố dữ liệu về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên;

  • Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;

  • Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;

  • Báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và nhiệm vụ QLNN về thanh niên;

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Điều 39 và Điều 40 Luật Thanh niên 2020 quy định chi tiết về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện QLNN về thanh niên.

Chi tiết xem tại Luật Thanh niên 2020 có hiệu lực từ 01/01/2020, thay thế Luật Thanh niên 2005.

Ty Na


Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:


  • Từ khóa:
  • Luật Thanh niên 2020

Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên?

Đông đảo đoàn viên, thanh niên và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tham gia Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc 25 - 31/5, do Bộ Nội vụ tổ chức sáng 31/5/2022 tại Hà Nội.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn: 1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá; 2) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá; 3) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá; 4) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá; 5) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá; 6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền; 7) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá; 8) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

Về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Điều 32, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.

Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các Khoản 2, 4, 6 và 7 Điều này, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: tcnn.vn