Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới

Trong quá trình chuyển nhà ở cho rất nhiều gia đình, chúng tôi nhận thấy hầu hết họ đều rất lúng túng trong thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới sao cho đúng cách đúng lễ. Vì vậy, hôm nay Dịch Vụ Dọn Nhà sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết cụ thể cách di chuyển bàn thờ cũng như các thủ tục chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới nhé.

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới đúng cách

Công việc chuyển bát hương bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới bao gồm 2 phần. Đầu tiên là bạn phải xử toàn bộ lý bàn thờ tại nhà cũ trước. Tiếp theo, khi dịch chuyển bát hương cùng bàn thờ sang nhà mới thì tiếp tục xử lý thêm lần nữa. Trình tự cụ thể của các công việc việc cần làm được chia sẻ dưới đây:

Xử lý bàn thờ tại nhà cũ

  • Xem một ngày tốt, hợp tuổi gia chủ để xin hạ bàn thờ chuyển sang vị trí khác.
  • Sắm sửa đầy đủ các lễ lạt, hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng, rượu, trầu cau,… (nên chuẩn bị đồ chay).
  • Bày biện lễ ra và thắp hương và khấn cúng bái. Lưu ý nên tham khảo văn khấn sao cho đầy đủ và chuẩn xác.
  • Sau khi thấy tàn hương thì tiến hành vái tạ rồi tiến hành mang tất tần tật các vật dụng, đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống.
Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới

>> Xem thêm: Khi về nhà mới kiêng gì? Những điều kiêng kỵ nên tránh

Những vật dụng này đều phải được xử lý một cách cẩn thận và tôn trọng. Không được vứt bừa bãi, lộn xộn ở nhiều nơi khác nhau. Đối với bát hương cũng như là bàn thờ đã cũ sẽ có nhà sẽ giữ lại tiếp tục sử dụng tiếp tại nhà mới. Còn có nhà thì cũng bỏ hết đi và thay mới toàn bộ. Nếu việc xác định bỏ bát hương cũ đi, gia đình bạn có thể lựa chọn 1 trong những cách sau:

  • Thả bát hương ra sông hồ, suối.
  • Mang bát hương cũ lên chùa gửi.
  • Để bát hương cũ ở những gốc cây.
  • Có thể đem bát hương cũ chôn xuống đất.

Trong những cách gợi ý trên thì việc mang bát hương đem chôn xuống đất được cho là ổn thỏa nhất. Không gây ô nhiễm môi trường, và cũng như không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Xử lý bàn thờ tại nhà mới

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Xử lí bàn thờ tại nhà mới

>> Xem thêm: Cách đặt bếp theo phong thủy thu hút nhiều tài lộc

Sau khi đã kết thúc công đoạn xử lý bàn thờ ở nhà cũ. Khi bạn đã sắp đặt bàn thờ bên nhà mới xong. Bạn cũng cần tiếp tục xử lý thêm một vài công đoạn nữa mới được coi là hoàn thành các thủ tục chuyển bàn thờ về nhà nhé.

Trường hợp vẫn dùng bàn thờ và bát hương cũ

Trước tiên, cần phải lau rửa sạch sẽ bàn thờ và bát hương cũ trước khi mang đến nhà mới. Nên giữ lại những bát hương và bàn thờ từ nhà cũ trong các tình huống bát hương không có ghi địa chỉ nhà cũ trên tờ hiệu. Hoặc là bàn thờ vẫn còn có thể dùng tốt, thay mới sẽ lãng phí.

Sau khi đã lắp đặt bàn thờ vào vị trí phù hợp, tiến hành làm lễ cúng. Các bạn có thể mời về thầy cúng hoặc tự làm nếu như gia chủ biết cách. Các bước tiếp theo như sau:

  • Xem ngày và giờ đẹp để tiến hành làm lễ nhập trạch.
  • Sắm đầy đủ lễ lạt đầy đủ: hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, rượu, bia, nước,…
  • Sau khi làm lễ xong, mỗi sáng đều phải thay nước và thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày tiếp theo sau đó.

Trường hợp dùng bàn thờ cũ, bát hương mới

Trong trường hợp khi bàn thờ của bạn còn dùng tốt thì sử dụng lại. Khi thay mới bát hương, tốt nhất là đập vỡ rồi chôn vùi bát hương xuống gốc cây để tránh ảnh hưởng môi trường và người sống xung quanh. Rồi mua bát hương mới khác thay thế là được.

Sau khi đưa bàn thờ mới vào vị trí phù hợp, lúc này tiến hành làm lễ nhập trạch. Trình tự làm lễ không có gì khác gì so với trường hợp trên. Có điều sau khi làm lễ thì đừng quên đốt giấy tiền vàng bạc bạn nhé.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ phật tại gia

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà

Trường hợp thay mới toàn bộ bát hương và bàn thờ

Nếu thấy bát hương và bàn thờ đều quá cũ không sử dụng được nữa thì hãy thay mới để phù hợp hơn cho ngôi nhà của bạn. Cách xử lý những bát hương cũ thì như đã đề cập đến ở trên. Còn đối với những bàn thờ cũ thì bạn nên chọn các bãi đất sạch hoặc bãi rác rồi đốt chúng nhé.

Không nên vứt xuống ao hồ, dễ gây ô nhiễm môi trường, tránh những điều cấm kỵ. Tiếp theo, trình tự không khác gì hai trường hợp được nói ở trên. Từ lắp đặt bàn thờ đến lễ cúng nhập trạch đều tiến hành như vậy.

Một số lưu ý nhỏ khi chuyển bàn thờ về nhà mới

Đầu tiên là vị trí bát hương, các bạn nhớ đặt theo thứ tự để tránh không bị đặt nhầm chỗ. Ngoài ra, vị trí bát hương là bất di bất dịch bạn nhé. Đã đặt lên bàn thờ thì tuyệt đối khi dịch chuyển đi ở vị trí nào nữa nữa chỉ vào ngày cuối năm đưa Ông Công Ông Táo về trời thì mới làm lễ xin phép dọn dẹp vệ sinh thôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin để thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ về nhà sao cho đúng cách. Công ty vận tải Dịch Vụ Dọn Nhà hy vọng với chia sẻ trên các bạn sẽ hiểu được những công việc phải làm khi về nhà mới.

>> Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Cách treo gương bát quái rước tài lộc, hóa giải sát khí

Khi chuyển nhà, ngoài việc luân chuyển đồ đạc thì vật phẩm quan trọng gia chủ cần chú ý nhất là các đồ vật phong thủy như bát hương, bài vị,... Riêng bát hương, rất nhiều người phân vân giữa việc bốc bát hương mới khi chuyển nhà hay sử dụng lại bát hương cũ.

Trong dịch vụ chuyển nhà trọn gói của Thành Hưng Saigon không bao gồm dịch vụ bốc bát hương.

Tuy nhiên với kinh nghiệm hơn một thập kỷ chuyển nhà mọi miền cho người Việt, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng chuyển bát hương khi chuyển nhà. Dưới đây là phần kinh nghiệm thực tế được chia sẻ bởi các nhân viên chuyển nhà lâu năm của Thành Hưng Saigon.

Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa tâm linh người Việt

Người Việt Nam thường rất coi trọng những đồ vật mang yếu tố phong thủy và tâm linh, chẳng hạn như bát hương trên bàn thờ. Dù đây chỉ là đồ vật vô tri nhưng nhờ có bát hương, con cháu mới cảm nhận được sự kết nối của mình với tổ tiên và thần linh thông qua việc thắp hương, cúng bái thường xuyên.

Việc cúng bái thành kính không chỉ thể hiện được lòng thành mà còn là sự ghi nhớ công ơn tổ tiên và cảm tạ thần linh luôn phù hộ. Mỗi bát hương bàn thờ, trải qua thời gian được sử dụng liên tục sẽ không còn như mới nhưng đây cũng là đồ vật phong thủy đã gắn bó với gia đình nên gia chủ cũng không “nỡ” thay mới. Vì vậy, mỗi khi chuyển nhà, việc bốc bát hương mới hay sử dụng lại bát hương cũ trở thành nỗi băn khoăn của gia chủ.

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Bát hương là đồ vật phong thủy vô cùng thiêng liêng

Bát hương trong quá trình sử dụng luôn được đặt một chỗ, luôn gắn bó mật thiết với bàn thờ gia tiên, thần linh. Không chỉ đơn giản là vật dùng để cắm hương mà bát hương còn được xem như “nhà” - chỗ trú ngụ của các vị thần, gia tiên hay còn gọi là cầu nối âm - dương. Nếu chuyển nhà mà đột ngột thay đổi bát hương khi chưa xin phép có thể làm phật ý gia tiên và thần linh, vận khí của gia đình sẽ khó khởi sắc ở nhà mới. Trong các trường hợp sau, nếu không có gì thay đổi hoặc tình huống bất đắc dĩ, gia chủ nên cân nhắc việc tiếp tục sử dụng bát hương cũ:

  • Chất lượng của bàn thờ ở nhà cũ vẫn sử dụng tốt.
  • Bát hương cũ không kèm theo địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu.

Nếu không có gì xảy ra ngoài dự tính, tốt nhất gia chủ vẫn nên ưu tiên sử dụng bát hương cũ vì đó cũng được xem là “ngôi nhà” quen thuộc đối với tổ tiên và thần linh.

Trường hợp cần bốc bát hương mới khi chuyển nhà

Mỗi gia đình, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm khác nhau về việc sử dụng bốc bát hương mới hay sử dụng bát hương cũ. Có một vài người quan niệm rằng cứ đổi nhà mới là phải bốc bát hương mới. Nhiều người khác thì sẽ vẫn ưu tiên sử dụng bát hương cũ, họ chỉ bốc bát hương mới trong trường hợp: 

  • Phong thủy ở nhà cũ không tốt nên gia chủ muốn thay đổi toàn bộ bàn thờ khi sang nhà mới, trong đó có bát hương.

  • Bát hương cũ có kèm theo tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ nên không phù hợp với nhà mới, bắt buộc phải bốc lại bát hương mới.

  • Nhà mới ở cách quá xa nhà cũ (chẳng hạn nằm ở 2 tỉnh khác nhau), gia chủ không tiện mang theo bát hương

Thủ tục chuyển nhà mang theo bát hương thế nào cho đúng phong thủy?

Trong kinh nghiệm chuyển nhà trọn gói hơn 15 năm của mình, Thành Hưng Saigon đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng chuyển bát hương hợp phong thủy trong quá trình chuyển nhà. Sau đây là những kinh nghiệm được các nhân viên chuyển nhà lâu năm của Thành Hưng Saigon chia sẻ.

Gia đình tự chuyển nhà

Trước khi chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ nên mời thầy phong thủy xem hướng bàn thờ thích hợp ở nhà mới. Khi hướng để bàn thờ và bát hương đã được ấn định, gia chủ chọn ngày lành tháng tốt để dời bát hương sang. Thông thường, ngày chuyển bát hương sang nhà mới được chọn trùng với ngày nhập trạch.

Sau khi dọn dẹp và lắp đặt đồ đạc vào nhà mới, gia chủ tiến hành bày biện đồ phong thủy và bát hương lên bàn thờ để tiến hành lễ nhập trạch nhà mới. Ngay sau khi lễ nhập trạch kết thúc, gia chủ có thể sử dụng luôn bát hương tại nhà mới. Điều cần lưu ý khi sử dụng bát hương tại nhà mới, đó là trong 100 ngày đầu tiên phải thắp hương liên tục.

Tuy nhiên, việc vừa chuyển nhà vừa thực hiện các thủ tục cúng bái được nhiều gia đình xem là cảm thấy quá sức. Vì thế thay vì tự chuyển nhà, các gia đình thường chọn lựa việc thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói.

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Trước khi bốc bát hương mới cần xử lý bát hương cũ

Công tác chuyển nhà là một quy trình khá phức tạp và chiếm nhiều thời gian của gia đình, cộng thêm yêu cầu chuyển bát hương làm sao để hợp phong thủy cũng là một thử thách đối với nhiều gia đình. Vì thế không ít gia đình chọn lựa dịch vụ chuyển nhà trọn gói để đảm bảo chuyển nhà đúng giờ, đúng ngày, không ảnh hưởng đến phong thủy.

Xem thêm: Nguyên nhân dịch vụ chuyển nhà trọn gói có giá thành cao

Dịch vụ chuyển nhà trọn gói bao gồm các dịch vụ tháo dỡ, đóng gói, vận chuyển tất cả đồ đạc đến nhà mới. Dịch vụ này còn kiêm nhiệm lắp đặt đồ đạc vào nhà mới và vệ sinh sạch sẽ cơ sở vật chất. Khách hàng có thể hoàn toàn rảnh tay để tập trung vận chuyển các món đồ phong thủy cho gia đình mình.

Cách bốc bát hương mới khi chuyển nhà

Nhờ sư thầy bốc bát hương tại chùa

Chùa chiền được xem là nơi linh thiêng, được che chở dưới chân Đức Phật từ bi hỉ xả. Vì thế không ít gia đình muốn gửi gắm bát hương lên nương nhờ nơi cửa Phật. Họ mong rằng ông bà tổ tiên của họ cũng được “ăn mày cửa Phật”, sẽ được hưởng phước lành và sớm ngày siêu độ.

Nhiều người chưa hiểu rõ về thứ tự các bước để bốc bát hương hoặc không tự tin tiến hành vì nghĩ mình chưa đủ tầm và kiến thức tâm linh nên sợ làm ra sai sót, phạm vào đại kỵ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân cùng gia đình mình. Vì thế phần lớn mọi người quyết định đặt niềm tin ở sư thầy tư vấn mua bát hương và bốc bát hương cho gia chủ tại chùa..

Thủ tục bốc bát hương ở chùa khá đơn giản. Gia đình chỉ cần gửi bát hương lên chùa, ghi rõ tên gia chủ và tên người cần thờ cúng kèm với địa chỉ nhà mới, nhà chùa sẽ cho một cái hẹn để lên lấy về.

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Sau khi bài trí bát hương lên bàn thờ mới làm lễ cúng

Nếu gia đình bạn không ở gần chùa chiền hoặc không thể lên chùa nhờ bốc bát hương thì vẫn có thể bốc tại nhà. Thông thường việc bốc bát hương sẽ do một thành viên bất kỳ trong nhà tiến hành. Nhưng theo phong thủy, tốt nhất là bát hương sẽ để thành viên nam hoặc gia chủ tiến hành bốc. 

Điểm mấu chốt của người bốc bát hương đó phải là người có tâm hướng thiện, ăn mặc sạch sẽ, lịch sự và hiểu biết cặn kẽ về quy trình và những vật dụng cần thiết bỏ vào bát hương.

Trình tự bốc bát hương tại nhà gồm những bước như sau:

Bước 1: Tẩy uế bát hương

Bát hương sau khi mua ở ngoài về chưa thể sử dụng được ngay mà cần trải qua bước tẩy uế, gột rửa đi những năng lượng xấu. Một trong những cách thanh tẩy mà dân gian thường dùng đó là sử dụng gừng giã nhỏ, nấu với nước sôi hoặc ngâm với rượu trắng. Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước gừng ngâm rồi lau sạch bát hương. Có thể lau lại với khăn khô hoặc để khô tự nhiên.

Bước 2: Tiến hành bốc bát hương

  • Khi bốc bát hương tại nhà, gia đình cần chuẩn bị một mâm cơm chay bao gồm:

  • Mâm Ngũ quả.

  • Chè xôi 12 chén.

  • 3 bát cơm.

  • Các món xào, rau và canh chay.

  • Bài trí mâm cơm hoàn tất, gia chủ bắt đầu tiến hành đọc bài khấn vái nhập trạch, xin gia tiên và thần linh cho gia đình được đổi bát hương.

  • Sau bước khấn vái, gia chủ dùng giấy vàng hóa, đốt lửa hơ quanh bát hương mới (có tác dụng khai mở năng lượng của bát hương), hơ lửa cẩn thận từ trong ra ngoài.

  • Sau khi bát hương được hơ lửa cả trong lẫn ngoài, người cúng lấy một tờ giấy vàng chà xát bên trong và bên ngoài

  • Khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, gia chủ tiến hành cho cốt vào bát hương bao gồm thất bảo và tro rơm nếp hoặc cát vào là xong.

Bước 3: Dâng bát hương lên bàn thờ

Sau khi bốc bát hương hoàn thành, đại diện của dòng họ kính cẩn dâng bát hương lên bàn thờ gia tiên. Tiếp theo người dâng hương cần đọc sớ cầu khấn các vị thần linh và mời gia tiên về thờ cúng tại gia. Bước cuối cùng, người dâng hương sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ và bắt đầu đốt nén nhang đầu tiên thể hiện lòng thành đối với tổ tiên và thần linh.

Việc tiếp tục sử dụng bát hương cũ hay bốc bát hương mới hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm và văn hóa mỗi gia đình. 

Dịch vụ chuyển nhà Saigon Thành Hưng không chỉ cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói chuyên nghiệp nhất mà còn mang đến giải pháp chuyển nhà trọn gói tốt nhất. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong dịch vụ chuyển nhà, Saigon Thành Hưng luôn sẵn sàng phục vụ khi khách hàng cần. 

Quý khách có nhu cầu chuyển nhà tại TP. HCM, xin vui lòng tham khảo Bảng giá dịch vụ chuyển nhà trọn gói TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý:

  • Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển nhà, khách hàng gọi thẳng vào các số hotline của Thành Hưng. Tránh xin số nhân viên chuyển nhà vì họ không chịu trách nhiệm trực tiếp.

  • Hợp đồng chuyển nhà cần có dấu mộc của Thành Hưng Saigon mới đúng là của Thành Hưng Saigon, nếu không có dấu mộc tức là đơn vị giả mạo.

  •  

Xem thêm các bài viết liên quan: