Có hại phương pháp nhân giống cây an quả là

Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 

Tóm tắt lý thuyết

  • Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ

  • Gần nguồn nước

  • Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày ( 30-40cm), thành phần cơ giới trung bình, ít chua(5-6,5)

  • Khu cây giống: Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm

  • Khu nhân giống: Gồm có: 

    • Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm

    • Khu luân canh: Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:

  • Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

  • Khi nhân giống cần chú ý:

    • Nắm được đặc tính của hạt

    • Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

  • Khó khăn: 

    • Dễ thoái hóa giống

    • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

    • Cây chậm ra hoa, quả 

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

  • Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

  • Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

  • Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

  • Khó khăn:

    • Hệ số nhân giống thấp.

    • Cây chóng cỗi.

    • Tốn công.

2. Giâm cành:

  • Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (Đoạn rễ).

  • Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

  • Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

  • Chọn thời vụ thích hợp.

  • Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

  • Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

  • Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (Nhà giâm).

3. Ghép:

  • Gắn một đoạn cành (Hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ...

  • Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

  • Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

  • Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

    • Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

    • Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả 

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Gieo hạt

- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.

- Hệ số nhân giống cao.

- Cây sống lâu.

- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Lâu ra hoa, quả.

2. Chiết cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Mau cho cây giống.

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây chóng cỗi.

- Tốn công.

3. Giâm cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết

(Nhà giâm).

4. Ghép

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì được nòi giống.

- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc

chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bài tập minh họa

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm? 

Hướng dẫn giải

  • Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

  • Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

  • Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống , xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh.

  • Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi,

  • Thường xuyên phòng bệnh cho con giống.

Bài 2:

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả? 

Hướng dẫn giải

  • Phương pháp nhân giống bằng hạt 

    • Ưu điểm

      • Nhanh tạo ra cây con

      • Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

      • Nhân giống nhanh, đơn giản

      • Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

    • Nhược điểm

      • Dễ thoái hóa giống

      • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

      • Cây chậm ra hoa, quả 

  • Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành... 

    • Ưu điểm: 

      • Cây thích nghi tốt 

      • Cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

      • Nhanh ra hoa, quả. 

      • Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt ( đối với giâm cành) 

    • Nhược điểm 

      • Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

      • Cây không có rễ cọc nên yếu 

      • Không tạo được nhiều cây( đối với phương pháp  chiết cành)

Bài 3:

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì? 

Hướng dẫn giải

  • Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp :

  • Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,..

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dung vườn ươm cây ăn quả.

  • Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả 

  • Nên chọn giống gốc ghép đã được xác nhận, có thể gieo từ hạt hoặc giâm cành.
  • Chon giống gốc ghép tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai. Khả năng tiếp hợp của gốc ghép với mắt ghép, tình hình dịch bệnh,…
  • Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả khuyến cáo nên sử dụng giống chanh Volkamer, Poncirus, Ctrangar (các loại chanh mọc hạt), bưởi chua làm gốc ghép là tốt nhất.
  • Tuổi cành 3-4 tháng.
  • Chọn và cắt cành trên mọi phía của tán cây.
  • Số cành cần sử dụng cần được chia đồng đều trên lô.
  • Một cành ghép lấy tối đa 10 mắt.
  • Ngừng bón phân trên cây lấy mắt ghép trước khi ghép15 ngày.
  • Mắt ghép được thu trên cành có gỗ tròn hoặc gỗ có tiết diện tam giác, tuổi từ 3-4 tháng. Chọn những mắt có cuống lá to, mầm lá trương phồng.
  • Mắt ghép được lấy từ cây có năng suất ổn định 3-5 năm (7-8 năm tuổi). Sinh trưởng phát triển cho quả tốt, chất lượng và sạch sâu bệnh.
  • Chọn cành giữa tán, sinh trưởng phát triển khỏe, cành tương ứng với gốc ghép.
  • Vận chuyển đi xa phải bảo quản cành trong thùng xốp có lớp vải sạch ẩm ở phía dưới đáy.
  • Mắt ghép phải được lấy từ các cây S1, chỉ dùng mắt thức (mắt đã nổi rõ), không lấy mắt ghép trên cành còn non (cành phải được 3 tháng tuổi trở lên).
  • Vị trí ghép cách mặt bầu 25-30cm.
  • Trên gốc ghép (kích thước 0,8-1cm), cách mặt đất 25-30cm chọn vị trí không có cành hoặc mầm ngũ. Tiến hành mở vết ghép có dạng hình lưỡi cắt từ trên xuống, cắt xiết vào phía trong vết ghép dài khoảng 1,5-2cm.
  • Trên cành ghép : Dùng dao sắc cắt nghiêng vào phần gỗ một đường dài 2,5cm theo hướng từ gốc cành lên ngọn cành. Đường dao thứ 2 cắt đứt miếng mắt ghép ra khỏi cành.
  • Quấn mắt ghép : Dùng bằng dây nilon hoặc giấy parafin có độ co giản mạnh, quấn từ giữa mắt ghép quấn xuống đến cuối đường thẳng của mắt ghép, rồi quấn lên ngược lên kín cả mối ghép rồi cố định lại. Chú ý : sau khi ghép tiến hành cắt bớt ngọn hạn chế sự phát triển, để tập trung cho sự tiếp hợp.
  • Sau ghép 12 ngày mở dây quấn mối ghép. Tránh để vỏ gốc ghép bị thương tổn do dao rạch khi mở dây.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và giá thể bó bầu : Dao kéo, dây, giá thể

Bước 2: Lựa chọn đúng cây mẹ cành để khoanh vỏ

  • Lựa chọn đúng cây mẹ đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm (từ năm thứ 6-7 trở đi)
  • Lựa chọn cành bánh tẻ giữa tán, đường kính cành chiết 1- 1,5 cm.

Bước 3: Cắt khoanh vỏ cành chiết, vệ sinh vết cắt, xử lý chất kích thích ra rễ

  • Dùng dao khoanh và bóc vỏ độ dài khoanh vỏ bằng 2 lần ĐK cành, làm sạch tượng tầng
  • Làm vệ sinh vết cắt khoanh vỏ
  • Bôi chất kích ra rễ lên vùng ra rễ của cành chiết được lấy trên các cây.

Bước 4: Bọc đất bầu lại

  • Đất bó bầu đảm bảo đủ ẩm, dinh dưỡng và tơi xốp
  • Bọc phần khoanh võ trước sau đó bọc ra phần vỏ, phía trên bọc nhiều hơn phía dưới.

Bước 5: Bó bầu, dùng bao nilon hoặc vải bọc kín phần đất bầu sau đó dùng dây nilon buộc chặt 2 đầu lại.

Có hại phương pháp nhân giống cây an quả là

2. Giâm cành sau chiết :

  • Cắt bớt lá non và mầm non trước khi giâm. Nhằm hạn chế sự mất cân bằng nước ở cây đang ươm.
  • Khi cành chiết mới cắt chưa kịp phục hồi, ổn định, nếu đem trồng ngay cành chiết có thể bị chết hoặc phát triển chậm. Để cành chiết có điều kiện thích nghi với môi trường độc lập và phát triển tốt cần ươm cành chiết một thời gian từ 2 – 3 tuần rồi đem trồng.
  • Giâm lại trong nhà ươm vào bao ni lon, xử lý nấm bệnh, nhúng những cành sau khi cắt vào dung dịch thuốc bệnh Benomyl, Ridomil, Champion, Aliette, …
  • Môi trường ươm: Tro trấu + xơ dừa + đất, theo tỉ lệ 2:2:1 kết hợp thuốc trừ sâu bệnh và phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm tricoderma. Hỗn hợp được trộn đều cho vào bao nilon làm bầu ươm có đục lổ sẵn.