Cơ chế phối hợp là gì


NHÓM 4  KH12 NHÂN SỰ 01 ( THÁNG 4/2014 )

sáchcủa cơ quan hành chính cấp trên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của cơ quan mình.

Đặc điểm:

- Đây là sự phối hợp được quy định về mặt thể chế trong đó cơ quan cấp

dưới thực hiện sự phối hợp với cơ quan cấp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt

động quản lý hành chính nhà nước thông qua sự điều khiển về cách thức phối

hợp phụ thuộc vào mệnh lệnh ý chí của người quản lý cấp trên.

- Trong cơ chế phối hợp này không cân bằng về mặt quyền lực giữa các bên

tham gia vào quan hệ phối hợp. Mỗi một cơ quan hành chính nhà nước khi được

thành lập đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho các chức năng

nhiệm vụ, quyền hạn nhất định nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo nâng

cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, ổn định về chính trị và

phát triển nhà nước về mọi mặt. Mà muốn làm tốt được điều đó thì cần phải có

sự phối hợp thực hiện các chính sách, pháp luật thống nhất từ trung ương tới địa

phương. Các cơ quan nhà nước cấp trên sẽ đề ra các chính sách, chỉ đạo cách

thức thực hiện sự phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp dưới để thực hiện

những nhiệm vụ nhà nước giao một cách hiệu quả nhất.

- Là một trong các phương thức tổ chức hoạt động mà các cơ quan hành

chính trung ương và địa phương đều vận dụng để thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của mình với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung.

- Là cơ sở để các cơ quan hành chính cấp trên căn cứ ra các quyết định quản

lý, để những chính sách pháp luật của nhà nước được đưa vào thực tế

Được thực hiện trong mối quan hệ theo chiều dọc giữa các cơ quan hành

chính nhà nước có mối quan hệ theo chiều trực thuộc từ Chính Phủ -> UBND

tỉnh > UBND huyện > UBND xã.

- Trong quá trình phối hợp có sự thống nhất từ trên xuống đưới, sự phụ

thuộc mang tính thứ bậc giữa các cơ quan.

- Các cơ quan hành chính cấp trên chỉ đạo, lãnh đạo,kiểm tra, giám sát mọi

hoạt động của cơ quan hành chính cấp dưới trong hoạt động của bộ máy hành

chính, sự chỉ đạo đó có thể là trực tiếp hoặc không trưc tiếp giữa các cơ quan

hành chính.

- Ý chí của các cơ quan hành chính cấp trên được áp đặt cho các cơ quan

hành cấp dưới, sự phối hợp theo chiều dọc là một hành trình đi từ lý thuyết ( các

chính sách, kế hoạch, dự án..) đến thực tế ( áp dụng vận dụng vào đồi sống hàng

ngày).

- Mối quan hệ chấp hành - điều hành được thiết lập trong sự phối hợp để

thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp

dưới.

Page 19 of 49



NHÓM 4  KH12 NHÂN SỰ 01 ( THÁNG 4/2014 )

- Sự phối hợp theo chiều dọc giữa các cơ quan hành chính nhà nước được

thực hiện dựa trên cơ sở các quy định của quy chế làm việc, theo đó quy trình

thủ tục phối hợp được quy chế hóa cụ thể thể hóa và chặt chẽ giữa cơ quan hành

chính cấp trên và cấp dưới.

- Phạm vi phối hợp giới hạn trong chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ

quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.Đây là mối quan hệ giữa các cơ quan quản

lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung cấp trên và cấp dưới (giữa Chính phủ

với Ủy ban Nhân dân các cấp).

2. Ưu điểm.

- Phát huy được tính thứ bậc chặt chẽ của hệ thống hành chính nhà nước từ

Chính Phủ đến UBND các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Sự chỉ đạo, điều hành phát huy được tinh thần trách nhiệm của các cơ quan

khi sự phối hợp được thực hiện tốt hiệu quả.

- Tạo ra sự thống nhất trong quản lý điều hành, dễ dàng đạt hiệu quả quản

lý hơn.

- Tránh sự lấn sân, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.

3. Nhược điểm.

- Cơ chế này cho thấy sự phụ thuộc của cấp dưới với cấp trên hay nói cách

khác cấp dưới chịu sự chi phối cuả cấp trên trong cách phối hợp và cách thức

thực hiện sự phối hợp. Các cơ quan cấp dưới sẽ phối hợp một cách bị động

không phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong mối quan hệ phối hợp

đó dẫn đến hiệu quả của mục đích phối hợp không cao vì giữa các cấp cơ quan

có những đặc điểm riêng. Có sự phân cấp bậc trong cơ chế phối hợp chịu sự

thực hiên mệnh lệnh của cấp trên. Để đạt được hiệu quả trong sự phối hợp này

thì các cấp trên cần phải lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới để có những

phương pháp phối hợp hiệu quả và hợp lý nhất.

- Dễ gây ra hiện tượng quan liêu vì sự phối hợp thường chỉ diễn ra giữa các

cơ quan chịu sự quản lý trực tiếp, mà việc đi từ lý thuyết đến thực tế lại là cả

một quãng đường dài qua nhiều tầng bậc.

- Dế gây ra sự lệ thuộc của các cấp dưới vào cấp trên ,ỷ lại vào sự chỉ đạo

của cấp trên mà không tạo ra sự chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

do vậy mà kết quả công việc sẽ không cao.

- Theo hệ thứ bậc quyền lực từ trên xuống dưới có thể gây nên sự cứng nhắc

trong hoạt động, không linh hoạt, không sẵn sàng ra quyết định một cách linh

hoạt mỗi khi có yêu cầu mới phát sinh đòi hỏi giải quyết vấn đề một cách nhanh

nhạy. Thậm chí, có thể có nguy cơ tạo nên thái độ đùn đẩy hay dựa dẫm giữa

các cấp độ khác nhau trong toàn bộ tổ chức.



Page 20 of 49



NHÓM 4  KH12 NHÂN SỰ 01 ( THÁNG 4/2014 )

- Trong nhiều trường hợp, cơ cấu kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới

cũng tạo nên tâm lý căng thẳng và có thể cả đụng độ giữa người giám sát và

những người dưới quyền.

2.2. Phối hợp ngang ( phối hợp trong hệ thống ).

Khái niệm: Đây là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước

không nằm trong quan hệ cấp trên  cấp dưới trong quá trình quản lý hành chính

Nhà nước, đó có thể là sự phối hợp giữa các bộ với nhau, giữa cơ quan thẩm

quyền chung với các cơ quan thẩm quyền riêng, giữa các UBND cùng cấp với

nhau ( ví dụ UBND xã A với UBND xã B ).

Đặc điểm:

- Là sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước không nằm trong

quan hệ cấp trên  cấp dưới.

- Phạm vi phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi

cơ quan được giao.

- Các bên tham gia phối hợp không có sự trực thuộc trưc tiếp về mặt quyền

lực, họ ngang hàng với nhau, do đó, cơ chế, sự phối hợp giữa hai bên trong phần

lớn trường hợp là do hai bên tự xác định.

- Phần lớn sự phối hợp này là tự nguyện, xuất phát từ yêu cầu quản lý.

Ưu điểm:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tham gia phối hợp trong việc thực

hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của minh, góp phần giúp mỗi cơ quan hoàn

thành nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

hành chính Nhà nước nói chung.

- Sự phối hợp giữa các bên tham gia là hết sức linh hoạt, chủ động, có thể có

sự tham gia của các bên ở nhiều lĩnh vực, cấp, nghành khác nhau.

- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan quản lý hành chính

Nhà nước.

Nhược điểm:

- Cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia phối hợp đôi khi còn lỏng lẻo, dẫn

đến khó có thể quy trách nhiệm cho ai nếu như việc phối hợp không đem lại

hiệu quả.

- Dễ dẫn đến việc phối hợp tràn lan, vô tổ chức để chuyển trách nhiệm quản

lý của cơ quan mình cho cơ quan khác.



Page 21 of 49



NHÓM 4  KH12 NHÂN SỰ 01 ( THÁNG 4/2014 )

2.3. Phối hợp mạng lưới nhiều thiết chế khác nhau và nhiều cơ quan, tổ

chức khác nhau ( phối hợp trong và ngoài hệ thống ).

Khái niệm: Đây là cơ chế phối hợp giữa nhiều thiết chế, cơ quan, tổ chức

khác nhau như Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các hội, đoàn, các công ty,

tổ chức phi chính phủ, các cơ quan tư phápvới các cơ quan thuộc hệ thống

hành chính Nhà nước để góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý của các cơ

quan hành chính Nhà nước.

Đặc điểm:

- Có sự tham gia của nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau.

- Phạm vi phối hợp của cơ chế phối hợp này thường rất rộng liên quan đến

nhiều thiết chế, tổ chức, lĩnh vực khác nhau.

- Đây là sự phối hợp giữa một bên có quyền quản lý hành chính Nhà nước

và một bên không có quyền quản lý hành chính Nhà nước, hay nói khác đi, mối

quan hệ quyền lực giữa hai bên là khác nhau.

Ưu điểm:

- Thu hút được sự tham gia của nhiều thiết chế, loại hình tổ chức khác nhau

vào việc góp phần thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

- Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, toàn diện khi thực hiện quản lý của các

cơ quan hành chính.

- Đảm bảo sự đồng thuận, phối hợp của các tầng lớp nhân dân trong việc

thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.



Nhược điểm:

- Cơ chế phối hợp giữa các bên thường không được pháp luật quy định một

cách chặt chẽ, do đó dễ dẫn đến sự phối hợp một cách vô tổ chức, không đem

lại hiệu quả.

- Khó xác định được các bên có trách nhiệm nếu có những sai phạm xảy ra

khi tiến hành phối hợp.

- Sự không thống nhất, đồng bộ trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan

hành chính Nhà nước với các thiết chế, tổ chức bên ngoài.

3. Nội dung phối hợp.



Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước

là hết sức phức tạp, rộng lớn diễn ra trên nhiều nội dung, ngành, lĩnh vực khác

Page 22 of 49



NHÓM 4  KH12 NHÂN SỰ 01 ( THÁNG 4/2014 )

nhau. Tuy vậy, có thể chia sự phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan hành

chính Nhà nước thành các nội dung chính sau đây:

- Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung

các chính sách, thể chế, cơ chế trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

- Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai các chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc kiểm tra, kiểm soát việc

thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành

chính Nhà nước.



V. CÁC NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP.

1. Khái niệm.



Nguyên tắc phối hợp là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo nhằm định

hướng hành động cho các chủ thể tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm

đạt mục tiêu đề ra.

2. Sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc trong phối hợp.



Quản lý tổ chức là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển tổ chức.

Phối hợp là một chức năng cơ bản của quản lý, là một công đoạn trong cả một

quá trình quản lý tổ chức, có ảnh hưởng đến các chức năng còn lại như lãnh

đạo, lập kế hoạch, kiểm soát. Quản lý nếu không có sự phối hợp hoặc phối

hợp không hiệu quả sẽ làm mất tính hiệu quả, hiệu lực của tổ chức.

3. Các nguyên tắc trong hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.



3.1. Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất.

a. Khái niệm.

Lãnh đạo thống nhất là sự tác động, ảnh hưởng theo một chiều, sự phối hợp

với nhau trong hoạt động phải chịu sự chỉ đạo của người lãnh đạo duy nhất

trong tổ chức. Nói cách khác, cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp và duy nhất

hay mỗi người chỉ chịu sự lãnh đạo của một chỉ huy trực tiếp.

Nguyên tắc tập trung thống nhất là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và trong hoạt động phối

hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng. Nguyên tắc này bắt

nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ và nhằm bảo đảm tính thống nhất của

pháp chế.

Các cơ quan nhà nước ở địa phương một mặt trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ

chủ quản, mặt khác lại trực thuộc Hội đồng nhân dân hoặc ủy ban nhân dân địa

phương. Nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phụ thuộc hai chiều.

Các tổ chức hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các

nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói chung. Song, do

có vị trí, chức năng và nhiệm vụ mang tính đặc thù nên hệ thống các cơ quan

Page 23 of 49