Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024

Phòng tài chính kế toán là một trong các bộ phận cốt lõi của doanh nghiệp. Để phòng tài chính kế toán hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm quy trình kinh doanh, trình độ đội ngũ kế toán cũng như khả năng cung cấp trang thiết bị của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp thường được tổ chức thành các bộ phận tương ứng với các phần hành công việc nhất định.

  • Kế toán trưởng
  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán thanh toán
  • Kế toán công nợ
  • Kế toán tài sản cố định – công cụ, dụng cụ
  • Kế toán vật tư – hàng hóa
  • Những việc làm hấp dẫn

    Kế toán doanh thu
  • Kế toán lao động, tiền lương

Đối với các doanh nghiệp có phân xưởng sản xuất hoặc là các đội, nhóm có vai trò tương tự như phân xưởng, thì cần có người phụ trách hạch toán kế toán riêng cho từng phân xưởng. Các nhân viên này thuộc sự quản lý của phòng tài chính kế toán và đảm nhận công tác kế toán tại phân xưởng.

Các doanh nghiệp không nhất thiết phải tổ chức phòng tài chính kế toán với đầy đủ các bộ phận như trên. Họ có thể tổ chức một bộ phận bao gồm nhiều người hoặc là một người phụ trách nhiều bộ phận. Tóm lại, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán sao cho phù hợp nhất.

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024
\>>>> Xem thêm:

Nhiệm vụ của các phần hành kế toán

1. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán

Với vai trò là người đứng đầu phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và quản lý toàn bộ công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Họ phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp để tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc công ty.

Là người trực tiếp quản lý việc huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đề xuất các phương án cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với quy định Nhà nước và tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn. Đồng thời phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển của công ty.

2. Kế toán tổng hợp

Là người hỗ trợ đắc lực cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ thực hiện các bước tổng hợp, kết chuyển cuối kỳ dựa trên các số liệu kế toán chi tiết. Sau đó tiến hành lập các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước và công ty.

Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán hay các đơn vị trực thuộc, hỗ trợ họ xử lý số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024
\>>> Có thể bạn quan tâm:

3. Kế toán thanh toán

Quản lý các nghiệp vụ thu chi diễn ra trong doanh nghiệp. Trực tiếp lập các chứng từ thanh toán với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Đồng thời kế toán thanh toàn còn theo dõi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo từng ngày và cuối tháng.

4. Kế toán công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tình hình công nợ của công ty để có kế hoạch thu chi công nợ hợp lý, đúng thời hạn và đúng quy định hợp đồng. Với các khoản nợ chưa được thanh toán cần đôn đốc thu về sớm nhất.

5. Kế toán tài sản cố định – công cụ, dụng cụ

Quản lý các chứng từ liên quan đến mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Theo dõi giá trị tài sản và biến động tăng, giảm tài sản trong công ty. Tiến hành tính và trích khấu hao cũng như phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sao cho hợp lý vá đúng quy định. Cuối kỳ thực hiện kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ.

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024
\>>>> Bạn xem thêm:

6. Kế toán vật tư – hàng hóa

Giữ vai trò quản lý nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa về phương diện số lượng và giá trị. Định kỳ cần đối chiếu số liệu với thủ kho và lập báo cáo biến động tình hình tăng giảm vật tư, hàng hóa.

7. Kế toán doanh thu

Theo dõi số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác nhận tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu cần được xác định chi tiết theo từng loại hình kinh doanh, bao gồm cả doanh thu bán hàng nội bộ. Hơn nữa doanh thu còn phải được xác định chi tiết theo từng loại sản phẩm, dịch vụ. Điều này nhằm đảm bảo việc xác định rõ ràng kết quả kinh doanh để phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính cũng như lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

8. Kế toán lao động, tiền lương

Có nhiệm vụ quản lý việc chấm công, tính lương, theo dõi quỹ tiền lương và biến động về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân sự. Kịp thời lập báo cáo, phân tích và phát hiện các vấn đề phát sinh khi thực hiện các chính sách lương thưởng, để có hướng xử lý hiệu quả. Đảm bảo thực hiện đúng các quy định, quy chế của Nhà nước và công ty về tính lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp và các chế độ lao động khác.

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: [email protected] / [email protected]

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

  • cơ cấu tổ chức phòng tai chính kế toán
  • phòng tai chính kế toán
  • phong tai chinh ke toan

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ngân hàng năm 2024

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.