Có bao nhiêu xương trong cơ thể người trưởng thành

Một người trưởng thành có một bộ khung gồm 206 cái xương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho biết rằng, nhiều người lớn chỉ có 204 cái. Vì sao lại có sự khác biệt này?

Sự biến mất của 2 chiếc xương trên một số người trưởng thành

Vào năm 1985, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về cấu tạo xương người trưởng thành. Họ cũng tiến hành một so sánh giữa bộ khung xương người châu Á và châu Âu. Sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện một sự thật thú vị là xương của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác ở châu Á chỉ có 204 chiếc xương. Điều này khác với thông tin rằng bộ xương của người trưởng thành có 206 cái. Vậy 2 chiếc xương còn thiếu nằm ở đâu?

Có bao nhiêu xương trong cơ thể người trưởng thành

Ở một số người trưởng thành, các nhà khoa học nhận thấy họ chỉ có 204 chiếc xương. (Ảnh: INF)

Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt nằm ở ngón chân thứ 5. Theo đó, ngón chân thứ 5 của nhóm người châu Á kể trên chỉ có 2 đốt xương, trong khi người châu Âu có đủ 3 đốt.

Tới năm 1995, các nhà khoa học người Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát quan sát chân của gần 1.000 người châu Á. Trong đó, 451 người có 2 đốt xương ở ngón chân thứ 5, 81 người chỉ có 2 đốt xương ở ngón chân thứ 4 và 10 người có 2 đốt xương ở ngón chân thứ 3. Sau cuộc khảo sát này, họ đưa ra kết luận là hầu hết người châu Á thường có 2 đốt xương ở ngón thứ 5 và hiếm khi xuất hiện trường hợp tương tự ở các ngón khác.

Sau đó, một nhóm các nhà khoa học Anh đã mở rộng phạm vi khảo sát. Họ đã quan sát bàn chân của 838 người đến từ các quốc gia châu Âu và 260 người Nhật Bản. Kết quả khá bất ngờ, trong số 828 người châu Âu, chỉ có 4 người có 2 đốt xương ở ngón thứ 3, 13 người có 2 đốt xương ở ngón thứ 4 và 310 người có 2 đốt xương ở ngón thứ 5. Tương tự với 260 người Nhật Bản, tỷ lệ lần lượt là 0/20/191.

Theo khảo sát, những người trưởng thành này thường chỉ có 2 đốt xương ở ngón chân. (Ảnh: INF)

Kết hợp với kết quả phân tích bàn chân của 4.632 người Anh, họ nhận được tỷ lệ là có 21 người (tương đương 0,45%) trong số đó có 2 đốt xương ở ngón chân thứ 3; 100 người (tương đương 2,16%) có 2 đốt xương ở ngón thứ 4 và 1970 người (tương đương 42,53%) có 2 đốt xương ở ngón thứ 5. Điều này cho thấy quả thực có sự khác biệt về số lượng xương trong cơ thể của một số người. Trường hợp nhiều hơn hoặc ít hơn 206 chiếc xương là hiếm khi xảy ra. Thế nhưng, 2 chiếc xương còn lại đã biến đi đâu?

Tại sao một số người trưởng thành có ít hơn người khác 2 chiếc xương?

Trên thực tế, một sự thật khó tin là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn hẳn người lớn. Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Còn số lượng xương ở trẻ em là 217 chiếc. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, số lượng xương của con người là không cố định và có thể thay đổi theo quá trình phát triển. Điều gì đã xảy ra khiến số lượng xương giảm từ 300 chiếc khi sinh ra xuống thành 206 xương khi trưởng thành? Chỉ có 1 nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương, trong khi đó người trưởng thành thường là 206 chiếc. (Ảnh: INF)

Nguyên nhân là do nhiều xương của trẻ sẽ hợp nhất với nhau, có nghĩa là số lượng xương thực tế sẽ giảm đi. Quá trình hợp nhất của xương xảy ra khắp cơ thể. Việc thay thế phần sụn bằng xương hợp nhất bắt đầu khi các mạch máu nhỏ - được gọi là mao mạch - cung cấp máu giàu chất dinh dưỡng đến các nguyên bào xương, các tế bào hình thành xương. Ban đầu, nguyên bào xương tạo ra xương bao bọc sụn và sau đó, thay thế nó hoàn toàn.

Sau đó, sự phát triển xương ở trẻ em xảy ra ở phần đầu của nhiều xương, ở đó có các tấm tăng trưởng. Mô phát triển trong mỗi xương quyết định kích thước và hình dạng cuối cùng của chiếc xương đó. Khi một người ngừng phát triển, các tấm tăng trưởng đóng lại. Thông thường, khi đến 25 tuổi, quá trình này sẽ hoàn tất. Sau khi điều này xảy ra, xương của người ở độ tuổi này không thể tăng thêm kích thước nữa. Tất cả những xương này tạo nên một bộ xương người trưởng thành.

Việc "thiếu hụt" xương ở một số người trưởng thành có ảnh hưởng gì?

Các chuyên gia cho rằng việc thiếu hụt xương ở một số người trưởng thành không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, hoạt động của họ. (Ảnh: INF)

Các nhà khoa học cho biết việc một số người trưởng thành chỉ có 204 chiếc xương không hề ảnh hưởng tới việc đi lại hay hoạt động. Đây chỉ là sự tiến hóa của con người để phù hợp với điều kiện phát triển và sinh tồn. Sự hợp nhất xương của trẻ sơ sinh từ 300 chiếc thành 206 chiếc khi trưởng thành còn giúp cho xác suất bị chấn thương giảm đi. Điều này cũng chứng minh rằng con người trưởng thành càng ít xương thì càng tiến hóa tốt hơn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Minh Quang - Bác sĩ Phẫu thuật u xương và phần mềm - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trong cơ thể người, hệ xương giữ một vai trò vô cùng quan trọng, giúp các chức năng vận động được phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt. Ngoài ra, xương cũng đảm bảo cho các cơ quan khác trong cơ thể không bị tổn thương. Để có một hệ xương chắc khoẻ, tất cả mọi người nên thực hiện những bước thay đổi lành mạnh trong thói quen sống của mình ngay từ sớm.

1. Hệ xương là gì?

Hệ xương là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Xương giúp bảo vệ và hỗ trợ cho tim, não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Hơn nữa, khung xương cơ thể người còn giữ chức năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu và hồng cầu, dự trữ chất khoáng cần thiết và giúp duy trì chức năng vận động. Thông thường, cơ thể của một người khỏe mạnh khi sinh ra sẽ có 270 chiếc xương. Trong quá trình tiến hoá, rất nhiều xương sẽ có xu hướng liên kết với nhau.

Khi trưởng thành, con người sẽ có 206 chiếc xương khác nhau, chưa kể đến một lượng lớn các xương ở vùng nhỏ trong cơ thể. Xương lớn nhất thường là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp (thuộc phần tai giữa – tham gia dẫn truyền các rung động âm thanh vào tai trong).

2. Hệ xương cơ thể người có cấu trúc như thế nào?

Theo nghiên cứu cho biết, hệ xương cơ thể người được cấu tạo từ 3 phần chính, bao gồm xương đặc (lớp ngoài), xương xốp (lớp trong) và tuỷ xương. Cụ thể:

  • Xương đặc: Hay còn được gọi là màng xương, có vai trò bảo vệ cho xương xốp khỏi những tác động chèn ép từ bên ngoài. Trong cơ thể con người, xương đặc chiếm khoảng 80% khối lượng xương. Đặc điểm của loại xương này là chắc, dày và rất cứng.
  • Xương xốp: Là lớp bên trong của xương, được hình thành chủ yếu tử sợi xương – một dạng cấu trúc có thể tạo màng. Nhìn chung, xương xốp không dày đặc giống như lớp vỏ xương bên ngoài.
  • Tuỷ xương: Còn được gọi là mô tuỷ, chủ yếu có trong các loại xương chứa mô xương xốp. Ở trẻ nhỏ, hầu hết các loại xương đều có tuỷ đỏ, khi lớn lên, loại tuỷ xương này sẽ chuyển thành màu vàng hoặc tuỷ béo. Ở người trưởng thành, tủy xương đỏ thường có trong các loại xương như đốt sống, xương sườn, xương đùi và xương chậu.

Ngoài ra, hệ xương cơ thể người còn bao gồm:

  • Xương tái hấp thu các tế bào huỷ xương.
  • Xương hình thành nên các tế bào xương và nguyên bào tạo xương.
  • Khung xương chứa các loại protein (không phải collagen) và chất khoáng.
  • Khung xương có các muối khoáng vô cơ lắng đọng.

Có bao nhiêu xương trong cơ thể người trưởng thành

Hệ xương cơ thể con người được cấu tạo từ các thành phần chính

3. Chức năng của hệ xương cơ thể người

Hệ xương cơ thể người đóng nhiều vai trò khác nhau, bao gồm:

  • Bảo vệ: Xương lồng ngực và xương sọ có tác dụng bảo vệ cho các bộ phận bên trong khỏi bị tổn thương.
  • Nâng đỡ: Khung xương cơ thể người giống như một cây cầu liền mạch, liên kết giữa các mô và cơ với nhau.
  • Vận động: Nhờ sự kết nối giữa các cơ và xương, cơ thể con người có thể vận động dễ dàng và linh hoạt.
  • Dự trữ chất khoáng: Xương giống như một chiếc kho, giúp dự trữ lượng phốt pho, canxi và các chất khoáng thiết yếu để cơ thể sử dụng mỗi khi cần đến.
  • Dự trữ năng lượng: Trong tế bào mỡ của tuỷ xương vàng thường dự trữ các chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Sản sinh các tế bào máu: Giúp sản sinh ra những tế bào máu trong tủy đỏ xương.

4. Hệ xương người phát triển như thế nào?

Sự hình thành và phát triển của hệ xương người thường diễn ra qua 2 quá trình sau:

  • Hoá xương trong màng xương: Hình thành nên các xương dẹt, bao gồm xương hàm dưới, xương đòn và xương sọ.
  • Hoá xương trong cấu trúc sụn: Hình thành nên các xương như xương chày, xương đùi, xương quay và xương cánh tay.

Nhìn chung, các xương dài trong cơ thể sẽ tiếp tục phát triển kích thước, cả chiều rộng và chiều dài, cho đến khi bạn trưởng thành. Sự gia tăng chu vi của thân xương thường bắt nguồn từ sự hình thành của những xương mới ở mặt ngoài của vỏ xương. Trong khi đó, sự gia tăng chiều dài của xương thường xảy ra do các mảng sụn phát triển ở mỗi điểm cuối của xương dài.

Có bao nhiêu xương trong cơ thể người trưởng thành

Xương cơ thể cần trải qua sự hình thành và phát triển

5. Cần làm gì để có một hệ xương chắc khỏe?

Một hệ xương chắc khoẻ là tiền đề giúp chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao và ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Độ cứng chắc của khung xương sẽ được phát triển tốt nhất trong suốt thời thơ ấu cho đến giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Theo tuổi tác, mật độ xương sẽ trở nên suy giảm dần. Khi đó, nguy cơ loãng xương sẽ tăng cao nếu không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ xương ngay từ sớm.

Tình trạng loãng xương có thể khiến xương trở nên suy yếu, dễ gãy. Để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa những vấn đề trên, bạn cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống dưới đây:

  • Bổ sung canxi: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Do đó, cách tốt nhất để cơ thể bạn hấp thụ canxi là bổ sung qua các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa nhiều canxi, bao gồm sữa chua, sữa, phô mai, các loại đậu, rau xanh lá, đậu nành, cá hồi, cá mòi, tôm,...
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K2 và D: Vitamin D và K2 đều là những chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn để xây dựng một hệ xương chắc khỏe. Những người bị thiếu hụt vitamin D và K2 thường có nguy cơ mất mật độ xương cao hơn so với người khác, từ đó dẫn đến bệnh loãng xương. Vì vậy, trong chế độ ăn uống của mình, bạn nên bổ sung đầy đủ 2 chất này qua các thực phẩm như natto, dưa bắp cải, phô mai, rau xanh.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3: Một số nghiên cứu cho biết, axit béo omega-3 có khả năng duy trì mật độ xương rất tốt. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu loại axit béo này trong chế độ dinh dưỡng của mình, bao gồm các loại hạt, cá thu hoặc cá hồi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối được xem là điều cần thiết cho sức khoẻ của hệ xương người. Theo nghiên cứu, những người bị thiếu cân thường có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên thừa cân cũng có thể làm tăng thêm áp lực cho xương và các cơ quan khác. Bởi vậy, bạn nên duy trì cân nặng đều đặn (dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI) để đảm bảo khung xương luôn chắc khoẻ và dẻo dai.
  • Tránh hút thuốc lá và uống nhiều rượu: Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương dẫn đến gãy xương. Do đó, nhằm giúp tăng cường một hệ xương khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ thuốc lá và chỉ uống bia rượu ở mức vừa phải, có chừng mực.

Sức khỏe xương khớp là một phần rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe xương khớp là điều mà mọi người thường ít quan tâm và bỏ qua, vì các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi tình trạng mất xương tiến triển. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh có thể giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Người trưởng thành có bao nhiêu cái xương sườn?

Mỗi người có 12 cặp xương sườn (gồm 24 xương), chúng liên kết phía trước là xương ức, phía sau là cột sống tạo thành một khung xương vừa linh động vừa vững chãi. Khung xương sườn bảo vệ các cấu trúc trọng yếu của cơ thể như tim, phổi, mạch máu lớn.

Tại sao người lớn ít xương hơn trẻ em?

Khi trẻ lớn dần, phần lớn sụn xương sẽ được thay thế bằng xương thực sự. Nhiều xương sẽ hợp nhất với nhau và khoảng trống ngăn cách các đầu của hai xương hợp nhất gọi là lớp sụn. Đây chính là lý do vì sao người trưởng thành lại chỉ còn 206 xương.

Tại sao trẻ sơ sinh lại có nhiều xương hơn người trưởng thành?

Tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân… đều phát triển như vậy. Chính vì vậy mà số lượng xương của trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Một ví dụ cụ thể khác là hộp sọ.

Em bé có bao nhiêu chiếc xương?

Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày. Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Mặc dù xương có vẻ ngoài cứng nhưng chúng thực ra được tạo thành từ mô sống và canxi.