Có bao nhiêu nước ăn tết dương lịch

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một phong tục riêng để đón năm mới. Nếu các quốc gia Châu Âu đón năm mới theo dương lịch bằng những cách rất độc đáo, thú vị thì với các nước Châu Á lại khác. Họ đón năm mới theo lịch âm hoặc lịch cổ truyền riêng theo truyền thống của mình và cũng có những phong tục đón Tết rất đặc trưng. Hôm nay, hãy cùng Hồng Lam dạo một vòng quanh các quốc gia trên thế giới để khám phá những phong tục đón năm mới cực kỳ độc đáo và thú vị của họ nhé!

I. Tết Dương lịch là gì?

Tết Tây hay Tết Dương Lịch là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng, bắt đầu một năm mới của nhiều quốc gia, dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Tết Dương lịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 tính theo lịch dương. Đây là ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregory cũng như lịch Julius. Tết Dương lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên trong năm mới. Trước đó, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày đầu năm mới vào năm 153 trước công nguyên.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới – ngày lễ để các gia đình sum họp. Tết Dương lịch ở nhiều quốc gia có thể coi là ngày Lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.

II. Những phong tục độc đáo đón Tết Dương lịch của các nước trên thế giới

Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa lại có những phong tục đón Tết Dương lịch riêng và vô cùng đặc sắc. Và sau đây hãy cùng Hồng Lam khám phá một số phong tục độc đáo của một số nước nhé!

Đan Mạch

Vào ngày đầu năm mới, người dân Đan Mạch có một phong tục kỳ lạ đó là: đập những chiếc đĩa. Khác với văn hoá Phương Đông cho rằng việc làm vỡ chén đĩa vào ngày đầu năm sẽ mang lại xui xẻo thì ở Đan Mạch, nhiều gia đình sẽ giữ lại những chiếc đĩa cũ của năm cho đến ngày 31/12 hàng năm. Sau đó họ sẽ mang chúng đến nhà bạn bè và người thân rồi đập bỏ trước cửa nhà. Và vào buổi sáng sớm ngày hôm sau, nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ nhiều thì nhà đó sẽ gặp rất nhiều may mắn

Đức

Mười lăm phút trước giao thừa, người dân Đức sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ điểm thời khắc năm mới đến, họ nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau.Ý nghĩa của hành động này là ném đi những tai họa, xui rủi của năm cũ và tiến vào năm mới. Bên cạnh đó, người Đức còn để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và dựa vào hình dạng của nó để dự đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới.

Nhật Bản

Trong đêm giao thừa, người Nhật sẽ chào đón năm mới bằng một nghi thức có tên “Joya no kane”. Joya no kane là nghi thức truyền thống trong đêm giao thừa ở Nhật Bản. Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin của Phật giáo. Chuông được rung lên 108 lần ở tất cả đền chùa Phật giáo trên cả nước, mỗi hồi chuông đại diện cho một ham muốn trần tục hoặc tội lỗi của tôn giáo này.

Phần Lan

Đất nước nổi tiếng với hệ thống giáo dục tốt hàng đầu thế giới lại có một phong tục đón giao thừa vô cùng độc đáo. Trong đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ tìm một miếng thiếc nhỏ rồi nấu chảy, sau đó bỏ vào thùng nước. Hình dạng mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước sẽ cho biết một số những dự đoán về tương lai của chủ nhân nó. Ví dụ nếu mảnh tiếc thu được là hình trái tim thì đó là dấu hiệu của đám cưới, con thuyền là những chuyến du lịch. Còn nếu là hình con lợn có nghĩa gia đình sung túc đầy đủ cái ăn trong năm đó.

Tây Ban Nha

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ngoài việc uống rượu chúc mừng nhau thì người Tây Ban Nha còn có truyền thống ăn nho xanh, càng ăn nhanh càng tốt. Trong phong tục này, sẽ có 12 chùm nho tượng trưng cho 12 tháng và 12 điều ước cho từng tháng đó. Ngoài ra việc ăn hết 12 quả nho cũng thể hiện mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ của người thực hiện.

Pháp

Nhắc đến Pháp, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đên ngay văn hóa thưởng thức rượu vang. Việc thưởng thức rượu vang không chỉ là một điều thường nhật trong cuộc sống hàng ngày của người Pháp mà còn là điều cực kỳ quan trọng trong lễ giao thừa. Người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm, vào ngày tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi. Ngoài ra, trong ngày đầu năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm. Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết thì nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát.

Hy Lạp

Theo truyền thống, một củ hành tây thường được treo trên cửa trước của các ngôi nhà ở Hy Lạp. Hình ảnh đó mang ý nghĩa là biểu tượng của sự tái sinh trong năm mới. Ngoài ra, vào ngày Tết, cha mẹ sẽ đánh thức con cái bằng cách dùng củ hành tây, gõ nhẹ vào đầu chúng.

Chủ đề