Clean cosmetics trị mu n bao nhiêu tiê n năm 2024

Cứ 5 người nổi mụn thì có 1 người bị mụn bọc hoặc mụn viêm nhiễm nặng. Vậy mụn bọc có tự xẹp không? Mất bao lâu mụn chín? Có trị khỏi mụn được không? Thạc sĩ bác sĩ nội trú CKI Trần Nguyễn Anh Thư, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này.

Tổng quan về tình trạng nổi mụn bọc

Mụn bọc là tình trạng mụn viêm, gây đau đớn. Nếu không được loại bỏ kịp thời, loại mụn này sẽ để lại tác động tiêu cực, gây mất thẩm mỹ da. (1)

1. Nguyên nhân

  • Do dầu thừa và tế bào da chết nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, song song đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông và bị mắc kẹt cùng với dầu và tế bào chết, hình thành ổ viêm nhiễm nằm sâu dưới da.
  • Ngoài ra, mụn bọc còn hình thành do vi khuẩn C.acne tấn công gây viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng bài tiết của gan hay thận, chế độ sinh hoạt không khoa học và stress… khiến da suy yếu, làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc nhiều khói bụi, lạm dụng mỹ phẩm quá mức, chăm sóc da sai cách, thói quen chạm tay lên mặt hoặc cố nặn mụn…

2. Triệu chứng

Mụn bọc là tình trạng viêm nhiễm da, xuất hiện dưới dạng

  • Nổi cục đỏ.
  • Đau và khó chịu.
  • Mềm, chứa dịch mủ.
  • Mủ màu trắng ngà.

Mụn bọc có tự xẹp không?

Không. Khác với các loại mụn khác, mụn bọc không thể tự xẹp. Đây là ổ viêm đã hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nên vi khuẩn không thể thoát ra ngoài, vì vậy cần can thiệp điều trị kịp thời. Càng để lâu, mụn càng chai, điều trị cũng ngày càng khó khăn, nguy cơ để lại sẹo trên da cao hơn.

Khác với các loại mụn khác, mụn bọc không thể tự xẹp

Mụn bọc bao lâu thì chín?

Tùy vào cơ địa mà thời gian mụn chín cũng như thời gian hồi phục ở mỗi người khác nhau. Quá trình hình thành của mụn sẽ bao gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: vi khuẩn trên da tấn công mụn viêm, tích tụ hình thành mụn bọc. Ở giai đoạn đầu, mụn bọc có kích thước nhỏ nên khó nhận biết.
  • Giai đoạn 2: mụn bắt đầu sưng to, bên trong chứa đầy dịch mủ vàng (hoặc trắng). Giai đoạn này cần hạn chế chạm tay vào nốt mụn để tránh mụn bị chai, khó lành.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn cuối mụn sẽ chín và vỡ ra. Mụn vỡ ra có thể kèm theo máu hoặc mủ chảy ra. Sau đó, vết thương sẽ lành lại, tuy nhiên thời gian lành kéo dài bao lâu không chỉ tùy thuộc vào cơ địa mà còn phụ thuộc vào cách điều trị.

Kể từ khi bắt đầu mọc, thông thường mụn “chín” sau 5 – 6 ngày. Tuy nhiên, nếu chạm tay vào mụn mà vẫn còn cảm giác đau nhức là dấu hiệu mụn chưa “chín”, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không nên chạm vào, tuyệt đối không được nặn mụn. Khi mụn có cồi, mụn nhô cao trên bề mặt da, sờ vào không đau nhức thì lúc này mụn đã “chín”.

Bài viết liên quan: Mụn bọc có nên nặn không? Khi nào thì nặn được?

Yếu tố rủi ro tăng khả năng nổi mụn bọc?

Sau đây là các yếu tố làm tăng khả năng nổi mụn bọc trên da:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều: người đổ nhiều mồ hôi dễ bị mụn bọc, đặc biệt người mắc chứng tăng tiết mồ hôi.
  • Di truyền: người có tiền sử gia đình nổi mụn bọc có rủi ro bị mụn cao hơn. Tuy nhiên, với trường hợp này, mụn chỉ xuất hiện trong thời gian tạm thời, sau đó tự lành và lại tiếp tục tái diễn trong những lần kế tiếp.
  • Nội tiết tố: rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn bọc. Khi các cơ quan bài tiết chất độc của cơ thể hoạt động không hiệu quả dễ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, làm tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông tắc nghẽn. Phụ nữ mang thai, trong kỳ kinh nguyệt, thanh thiếu niên lứa tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị nổi mụn hơn khi nồng độ hormone thay đổi.
  • Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm corticosteroid, có thể làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Sản phẩm dưỡng da: sử dụng một số loại kem dưỡng, mỹ phẩm kém chất lượng có thể dễ nổi mụn. Việc lạm dụng mỹ phẩm làm cho lỗ chân lông bít tắc, nếu kết hợp thêm việc làm sạch da không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành mụn.
  • Chế độ sinh hoạt: lo lắng và căng thẳng có thể khiến cơ thể tiết nhiều bã nhờn hơn khi nồng độ cortisol tăng lên, làm bít tắc lỗ chân lông. Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh gây hại cho hệ thần kinh và tác động tiêu cực tới hệ bài tiết. Thiếu ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, làm việc cao độ là những nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm mụn xuất hiện, thậm chí nếu kéo dài có thể khiến cho gan nhiễm độc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù đã thực hiện nhiều phương pháp tại nhà nhưng mụn bọc vẫn tiếp tục kéo dài, thậm chí lan rộng hơn, kèm theo sốt, tiêu chảy, buồn nôn và đau khớp… thì nên đi gặp bác sĩ. Việc được bác sĩ thăm khám và điều trị thích hợp sẽ giúp tình trạng mụn thuyên giảm, giảm rủi ro để lại sẹo cho da.

Bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da sẽ cho bạn lời khuyên cách chăm sóc, điều trị sau khi soi da, phân tích da và tình trạng mụn. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ đề xuất các liệu pháp y tế, chẳng hạn như bắn laser hoặc mài da vi điểm.

Bài viết liên quan: Mụn bọc không đầu (nhân): Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Phương pháp chẩn đoán tình trạng mụn bọc

Bác sĩ sẽ quan sát và xác định các tổn thương trên da, từ đó chẩn đoán mức độ mụn phát triển. Bởi để điều trị hiệu quả, bác sĩ phải nắm chuẩn xác mức độ đau, vị trí và tần suất xuất hiện của mụn bọc, cũng như các triệu chứng đi kèm. Thông thường mụn bọc xuất hiện ở vùng da ở mặt, lưng, ngực, cổ – nơi có nhiều tuyến bã nhờn.

Người bệnh cần cung cấp thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm bổ sung và cả tiền sử bệnh nếu người trong gia đình từng bị mụn bọc. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào loại mụn cũng như mức độ mà người bệnh mắc phải, từ đó quyết định liệu trình trị mụn.

Thói quen chăm sóc da tốt là bước khởi đầu cho cả quá trình điều trị

Cách trị mụn bọc hiệu quả nhanh chóng

Nhận biết tình trạng mụn sẽ giúp người bệnh lựa chọn cách trị liệu phù hợp. Dưới đây là các cách trị mụn bọc thường được sử dụng:

1. Cách trị mụn bọc ở tại nhà

  • Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc: nên tẩy trang hàng ngày, rửa mặt kỹ càng, kết hợp với tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ dầu thừa, làm lỗ chân lông thông thoáng, nhanh chóng đẩy lùi tình trạng mụn bọc.
  • Chườm đá lạnh lên khu vực mụn bọc: giúp giảm sưng, giảm đau, làm nhân mụn nhanh khô.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: hạn chế thức khuya, tránh sử dụng thức ăn nhanh, bổ sung nhiều rau và trái cây vào bữa ăn,…
  • Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đặc trị: các loại kem Retinoids có tác dụng hỗ trợ đào thải chất nhờn trên da. Kem có chứa axit salicylic sẽ lấy đi các tế bào chết, ngăn viêm nhiễm, giảm cảm giác ngứa và đau nhức, trong khi đó kem có thành phần Benzoyl Peroxide có tác dụng diệt khuẩn, vì vậy đây là 2 hoạt chất thường được sử dụng để điều trị mụn bọc.
    Bài viết liên quan: 20+ cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả ít tiền ai cũng làm được

2. Cách điều trị mụn bọc ở cằm bằng liệu pháp y tế

  • Bằng kháng sinh đường uống: bác sĩ thường kê đơn kháng sinh cho những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, giúp giảm viêm, diệt khuẩn, giảm tiết bã nhờn, thúc đẩy quá trình hồi phục da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng thời gian quy định, tránh kéo dài dễ dẫn đến kháng thuốc. Không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Isotretinoin dạng uống: giúp kiểm soát tuyến bã nhờn, giảm thiểu bít tắc lỗ chân lông và giảm sưng đỏ, từ đó ngăn vi khuẩn sinh trưởng trên da.
  • Liệu pháp ánh sáng: có tác dụng diệt khuẩn, điều tiết tuyến bã nhờn, có khả năng tái tạo cấu trúc da, thu nhỏ lỗ chân lông mang lại làn da khỏe đẹp.
  • Peel da (tái tạo da bằng hóa chất): là phương pháp sử dụng hoạt chất hóa học tác động lên da để lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết, từ đó kích thích tái tạo lớp da mới. Ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng làm khô đầu các loại mụn viêm, gom nhân mụn, giúp giảm thiểu và ngăn mụn quay trở lại.

Một số câu hỏi liên quan

1. Mụn bọc có chữa khỏi được không?

Có. Dù mụn bọc là một trong những dạng mụn viêm nhiễm nặng và khó điều trị nhất, tuy nhiên vẫn có cách để loại bỏ mụn bọc. Thông qua kết quả khám bệnh lâm sàng, tùy thuộc vào mức độ phát triển của mụn và thời điểm mụn “chín”, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cá nhân và kê đơn thuốc phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.

Lưu ý, bạn tuyệt đối tránh chạm vào mụn hoặc nặn khi mụn bọc chưa “chín” sẽ làm mụn bị chai. Khi mụn vỡ, dịch mủ sẽ tràn ra làm lây lan vi khuẩn sang vùng da xung quanh, làm da tổn thương dễ để lại sẹo.

2. Mụn bọc có tái phát không?

Có. Mụn bọc do nhiều nguyên nhân gây ra và có khả năng tái phát nếu không được điều trị triệt để. Vì vậy, ngoài thay đổi lối sống, sinh hoạt điều độ thì bạn cần được bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da tư vấn, thăm khám để quá trình điều trị hiệu quả, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế tổn thương trên da.

3. Mụn bọc có nguy hiểm không?

Có. Mụn bọc là tình trạng da bị viêm nhiễm nặng, tạo thành ổ vi khuẩn dưới da. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn còn có khả năng phát triển thành u hạt nhiễm khuẩn hoặc áp xe ở da, cần điều trị chuyên sâu. Chưa kể, khi mụn vỡ ra và không được chăm sóc đúng cách dễ để lại sẹo.

Đầu tiên, việc điều trị mụn bọc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn, từ đó tổn thương các tế bào da xung quanh, làm da viêm sẽ chuyển thành vết thâm. Các vết thâm này có thể mất vài tháng,thậm chí nhiều năm mới mờ đi, có khi bến thành sẹo.

Người bệnh có nguy cơ bị sẹo cao nếu nặn hoặc cố gắng nặn mụn, làm da bong tróc, để lại sẹo lõm. Cách tốt nhất là điều trị kịp thời đồng thời hạn chế nặn mụn để ngăn ngừa mụn bọc để lại sẹo.

4. Mụn bọc chữa ở đâu tốt?

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh về da: mụn trứng cá, mụn thịt, mề đay, vảy nến, zona thần kinh, phát ban, chàm, viêm da cơ địa, xóa nốt ruồi, thịt dư, đồi mồi, tàn nhang, xóa nám, xóa xăm, rụng tóc,… Hệ thống máy móc chuyên dụng được nhập khẩu chính ngạch từ các nước Âu – Mỹ như máy Laser CO2 Fractional, Laser Pico, Laser Q-Switched,… giúp người bệnh trị liệu hiệu quả, trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau điều trị, nhanh chóng lấy lại tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được vấn đề “mụn bọc có tự xẹp không?”. Khi điều trị mụn bọc, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định từ bác sĩ, sẽ giúp cho quá trình hồi phục diễn tiến nhanh hơn và hạn chế tái phát mụn.

Sau khi nặn mụn bao lâu mới lành?

Thông thường, mụn sẽ tự lành sau 3 - 7 ngày. Nếu nặn mụn không đúng cách, nó có thể tồn tại trong nhiều tuần, nặn mụn bị thâm hoặc dẫn đến sẹo mụn.

Sau khi nặn mụn xong nên bôi thuốc gì?

Sau khi nặn mụn, da thường bị khô nên việc dưỡng ẩm sẽ giúp làn da nhanh chóng phục hồi. Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm kem dưỡng, serum phục hồi da sau nặn mụn có thành phần dưỡng ẩm, tái tạo da nhẹ nhàng như Hyaluronic Acid, Vitamin E, Ferulic Acid hay Ceramide,...

Kem trị mụn klenzit MS trị mụn gì?

Thành phần và công dụng của Klenzit MS Mỗi tuýp kem có dung tích 15g, được dùng đặc trị cho các loại mụn trứng cá khác nhau như mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn mủ,... Đây là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và thuộc về công ty Glenmark Pharmaceuticals Ltd - một công ty dược phẩm hàng đầu trên thế giới.

Chàm mụn xong nên bôi gì?

Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn hãy tiến hành thoa serum trị mụn, kem trị mụn hoặc sản phẩm đặc trị phù hợp với tình trạng da. Điều này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng mụn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương gây tình trạng nhiễm trùng hoặc khiến mụn tái lại.

Chủ đề