Chuyên viên và tương đương là gì

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

Nếu các bạn thường xuyên tham khảo thông tin tuyển dụng được cập nhật trên timviec365.vn thì cũng sẽ thấy có những vị trí được sử dụng thêm cụm từ chuyên viên nhưng cũng có vị trí lại không, và thực ra các nhà tuyển dụng cũng đều có ngụ ý khi sử dụng thêm cụm từ chuyên viên. Bởi nó sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp và cao cấp của vị trí họ đang tuyển dụng và như vậy cũng thu hút được thêm nhiều ứng viên sáng giá hơn về doanh nghiệp của họ.

Nhưng, trong bộ Luật cán bộ công chức năm 2008 đã đưa ra định nghĩa rõ ràng về chuyên viên là gì? Đó là Ngạch công chức làm việc trong bộ máy hành chính của Nhà nước, được xếp cho những người có kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ ở bậc đại học. Chịu trách nhiệm làm “cánh tay phải” đắc lực cho các lãnh đạo cơ quan, tổ chức Nhà nước dưới vai trò thuộc tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ. Và chuyên viên không chỉ là người có trình độ chuyên môn đại học hoặc tương đương mà còn phải thông thạo một ngoại ngữ với trình độ A.

Xem ngay: Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất hiện nay

Chuyên viên và tương đương là gì
Chuyên viên là gì?

Trong bộ máy hành chính của Nhà nước Việt Nam hiện nay thì các cấp cán bộ, công – viên chức, nhân viên đều được phân chia dựa theo ngạch và làm việc từ cấp Quận/ Huyện trở lên đến Cục/ Vụ. Ngạch chuyên viên là công chức có nghiệp vụ chuyên môn thuộc hệ thống quản lý Nhà nước có vai trò hỗ trợ cho các ban lãnh đạo các cấp cao Cục/ Vụ... để tổ chức quản lý một vấn đề nghiệp vụ hoặc một lĩnh vực liên quan. Dựa theo quy định thì ngạch chuyên viên được chia ra làm 3 ngạch:

- Mã ngạch 01.001- Ngạch Chuyên viên cao cấp: Đối với ngạch này thì có một số vị trí như: Kế toán viên cao cấp; Kiểm toán viên cao cấp; Thanh tra viên cao cấp;...

- Mã ngạch 01.002 - Ngạch Chuyên viên chính: Đối với ngạch này thì có một số vị trí như: Kế toán viên chính; Kiểm toán viên chính; Thanh tra viên chính;...

- Mã ngạch 01.003 - Ngạch Chuyên viên: Đối với ngạch này thì có một số vị trí như: Kế toán viên; Kiểm toán viên; Thanh tra viên;...

1.3. Chức danh chuyên viên là gì?

Đối với mỗi ngạch kể trên thì cũng phần nào phản ánh được những chức danh của từng chuyên viên trong bộ máy hành chính Nhà nước. Và những nội dung kể trên cũng chính là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi chức danh chuyên viên là gì? – Là biểu hiện của sự ghi nhận một vị trí chuyên viên nào đó đã được công tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị và tổ chức xã hội hợp pháp công nhận.

1.4. Chế độ chuyên viên là gì?

Các bạn có thể hiểu đơn giản chế độ chuyên viên chính là một hệ thống đã được quy định của pháp luật và cần được tuân thủ trong bộ máy hoạt động để đảm bảo đúng nghĩa vụ và quyền lợi của các chuyên viên. Dựa vào những nội dung đã được quy định thì trong ngạch chuyên viên sẽ có tới 09 bậc lương tính từ người mới bắt đầu chính thức được tham gia vào ngạch chuyên viên sẽ được hệ số lương là 2,34; sau khi trải qua một thời gian dài hay người ta thường gọi là theo thâm niên thì sẽ được tăng dần ngạch chuyên viên lên 4,98 tùy vào năng lực và yêu cầu của đơn vị để có thể đề xuất được tham gia vào cuộc thi nâng ngạch chuyên viên.

Chuyên viên và tương đương là gì
Chế độ Chuyên viên là gì?

Việc làm Công chức - Viên chức

Dựa theo nội dung đã được quy định tại Thông tư 11/2014-TT-BNV được ban hành bởi Bộ Nội vụ ngày 09 tháng 10 năm 2014 thì tiêu chuẩn về ngạch chuyên viên được chia ra làm hai tiêu chuẩn.

Hệ tại chức là gì? Đây là một thuật ngữ hay được sử dụng trong hệ đào tạo giáo dụng tại Việt Nam. Có rất nhiều bạn  vẫn chưa hiểu rõ về hệ tại chức, hoặc bạn đang muốn tham khảo để đăng ký học hệ tại chức và muốn tìm hiểu để hiểu rõ hơn về hệ tại chức là gì? Thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

2.1. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức của chuyên viên

Tại Điều 4 của Thông tư này thì tiêu chuẩn chung về phẩm chất và đạo đức của Ngạch chuyên viên hành chính có nội dung như sau:

- Điều đầu tiên mà bất cứ một chuyên viên nào cũng cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nâng cao tinh thần trung thành với Tổ quốc cùng với Hiến pháp của Nhà nước. Đồng thời luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân và lợi ích của Tổ quốc.

- Giữ vững trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của một chuyên viên nói riêng và của công chức nói chung theo nội dung đã được ban hành của pháp luật; không ngừng xây dựng, giữ vững kỷ luật bằng cách luôn tuân thủ pháp luật, kỷ cương hành chính của tổ chức.

- Nâng cao tinh thần tự giác và luôn làm tròn trách nhiệm của bản thân.

- Là người phải công tâm, khách quan, liêm khiết, chính trực và gương mẫu trong mọi quá trình thực hiện công vụ; và luôn phục vụ nhân dân theo đúng chuẩn mực.

- Sinh hoạt lành mạnh và thực hiện theo đúng với tiêu chí: cần - kiệm – liêm – chính và chí công vô tư.

- Không ngừng nỗ lực học hỏi nâng cao tri thức và thường xuyên rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất.

Chuyên viên và tương đương là gì
Tiêu chuẩn chuyên môn của Chuyên viên là gì?

Tại Điều 6 theo thông tư này thì các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn của các chuyên viên có nội dung như sau:

- Nếu các bạn đã tham khảo những nội dung về “Chuyên viên là gì?” được chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng đã hiểu rõ được phần nào về những yêu cầu cũng như đòi hỏi mà bộ máy hành chính Nhà nước dành cho các chuyên viên. Đó là phải nắm rõ những quy định về  pháp luật, hệ thống quản lý của Nhà nước, hệ thống chính trị cùng với các chính sách liên quan đến ngành và lĩnh vực được phân công quản lý.

- Thực hiện đúng với hệ thống các nguyên tắc cùng với quy định của hệ thống quản lý của nghiệp vụ chuyên môn trong phạm vi được phân công. Đồng thời cũng phải nắm vững đối tượng quản lý để nâng cao được hiệu quả công việc.

- Biết cách xây dựng các chiến lược, kế hoạch, và có chức năng đưa ra các quyết định cụ thể dựa vào sự am hiểu về ngành, kiến thức về lĩnh vực được giao. Ngoài ra cũng cần phải là người có kỹ năng sử dụng các ứng dụng phần mềm tin học văn phòng (soạn thảo văn bản) và khả năng thuyết trình những vấn đề khi cần phải tham mưu cho lãnh đạo.

- Sở hữu tư duy khoa học, logic để đưa ra được phương pháp và đề xuất nhằm cải tiến hoàn thiện được nghiệp vụ quản lý.

- Luôn biết cách cập nhật, nắm được xu hướng phát triển của lĩnh vực quản lý dựa vào những am hiểu thực tiễn về kinh tế – xã hội cũng như cách công tác quản lý.

Ngoài ra những yêu cầu bắt buộc khác mà các chuyên viên cần phải đáp ứng được, đó là:

- Giữ ngạch cán sự ( mã ngạch 01.004) hoặc tương đương ít nhất trong khoảng 3 năm (36 tháng) th mới đạt tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch chuyên viên.

- Giữ ngạch nhân viên (mã ngạch 01.005) hoặc tương đương ít nhất khoản 5 năm (60 tháng) thì mới đạt tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch chuyên viên.

- Các chuyên viên phải đáp ứng cả yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, đó là phải có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ theo quy định của nước ta. Ngoài ra các chuyên viên đảm nhận những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thì chỉ cần có chứng chỉ tiếng dân tộc đó.

- Có chứng chỉ tin học với trình độ cơ bản theo quy định của pháp luật.

3. Tại sao nên tham gia vào lớp học bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính?

Chuyên viên và tương đương là gì
Tại sao nên tham gia lớp bồi dưỡng -  Chuyên viên là gì?

Đối với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay thì sẽ chỉ có chỗ cho người thực sự có năng lực, nếu không sẽ bị rơi vào vòng xoáy của sự đào thải nhất là đối với bộ máy hành chính của Nhà nước. Hoặc là nỗ lực hết mình để nâng cao được trình độ chuyên môn hoặc là mãi mãi chỉ “đứng” ở một chỗ. Chính vì vậy mà các lớp học bồi dưỡng này cũng đã bắt đầu nhận được sự ủng hộ của các chuyên viên.

Và để tìm ra được lời giải đáp của câu hỏi trên thì các bạn cần phải nắm rõ được mục đích chung của các khóa học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là gì?

- Duy trì, nâng cao và phát triển được năng lực làm việc. Đồng thời cũng sẽ nâng cao được hiệu quả trong việc thực thi công cụ cho cán bộ, công – viên chức ngạch chuyên viên chính để phù hợp với những yêu cầu cũng như tiêu chuẩn đã được quy định bởi hành chính Nhà nước.

- Khi tham gia vào các lớp học chuyên nghiệp cũng sẽ giúp cho các chuyên viên có thể chuẩn hóa ngạch chuyên viên chính phù hợp với vị trí công việc và cả thời gian thâm niên công tác theo đúng quy định đã được Bộ Nội vụ ban hành. Ở đây lớp chuyên viên là gì? Thì các bạn có thể hiểu bản chất của nó giống như một khóa học đào tạo ngắn ngày để các chuyên viên thực hiện được mục đích chung là nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn lĩnh vực quản lý.

- Ngoài ra, khi các chuyên viên tham gia vào khóa học bồi dưỡng này thì sẽ có được chứng chỉ hoàn thành chương trình, và đây cũng là một trong những cơ sở cũng như điều kiện để các chuyên viên có thể dự thi nâng ngạch chuyên viên tương đương hoặc cao hơn theo đúng quy định.

Đó chính là những lời giải chính xác nhất về lý do các chuyên viên cần phải tham gia vào những khóa học bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

Hy vọng những nội dung được tổng hợp và cập nhật mới nhất theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật về “chuyên viên là gì?” tại timviec365.vn đã mang lại hữu ích với các bạn!