Chườm nước đá vết thương bao lâu

Chườm lạnh và chườm nóng là hai cách rất thông dụng và dễ dàng mà chúng ta hay thực hiện để giảm đau. Tuy nhiên, để áp dụng chườm nóng hay chườm lạnh mang lại hiệu quả nhất khi nào thì không phải ai cũng biết?

Chườm nước đá vết thương bao lâu

  • Sử dụng chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau:

Cả hai cách chườm nóng và chườm lạnh đều có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, bạn có thể rất hay gặp bối rối không biết nên sử dụng hình thức nào để phù hợp tại những thời điểm khác nhau.

  • Những nguyên tắc cơ bản có thể hữu ích cho bạn:
  • Sử dụng chườm lạnh để giảm đau cấp tính hoặc những chấn thương, viêm mới.
  • Sử dụng chườm nóng để giảm đau mạn tính hoặc chấn thương từ một ngày trở đi.

Cuối cùng, bạn cần chọn lựa giải pháp nào hiệu quả nhất tốt đối với bạn. Nếu chườm lạnh khiến bạn không cảm thấy dễ chịu thì chườm nóng sẽ mang lại cho bạn thoải mái hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần tùy thuộc vào loại chấn thương. Những loại chấn thương khác nhau cần có cách thức điều trị khác nhau để có thể chữa lành hợp lí. Cần lưu ý chườm nóng và lạnh đều không thể thay thế cho các giải pháp y tế.

Chườm nóng giúp giãn cơ. Đó là lí do tại sao các cơ làm việc quá sức sẽ đáp ứng tốt nhất với chườm nóng. Nhiệt giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và làm giảm đau.

  • Chườm nóng làm việc như thế nào?

Các khối cơ khi làm việc quá sức sẽ bị đau do chất hóa học có tên là axit lactic. Axit này được tích lũy lại khi các cơ phải chịu tác động của nhiều lực và thiếu oxy. Khi giảm lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương, axit lactic sẽ tích tụ lại và gây đau cơ. Chườm nóng sẽ giúp tái lưu thông máu và tăng tốc độ đào thải axit lactic của cơ.

  • Khi nào sử dụng chườm nóng?

Nhiệt là giải pháp tốt nhất để giảm đau mạn tính. Đau mạn tính là loại đau kéo dài và tái phát.

Nhiệt làm tăng cấp máu, kích thích thải trừ chất độc và nó cũng giúp thư giãn cơ làm giảm đau.

Nếu bạn bị chấn thương liên tục, bạn nên chườm nóng trước khi tập luyện. Chườm nóng sau khi tập có thể làm trầm trọng thêm cơn đau hiện có.

+ Chườm nóng cục bộ ở những vị trí đặc biệt với:

Chai nước nóng

Túi chườm nóng

Nhiệt ẩm (khăn nhúng nước ấm)

Khăn ấm

+ Chườm nóng toàn thân sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn bằng cách:

  • Tắm nước ấm
  • Xông hơi
  • Mẹo để chườm nóng
  • Tránh để tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị nhiệt
  • Bọc kĩ nguồn nhiệt vào khăn để tránh bỏng
  • Tránh sử dụng chườm nóng toàn thân trong thời gian dài
  • Chườm lạnh

Thông thường, lạnh được sử dụng để giúp vết thương lành lại. Khi cơ thể bị chấn thương, các mô tổn thương sẽ bị viêm và có thể gây sưng, đỏ và đau.

Sưng là do đáp ứng của cơ thể với chấn thương. Không may là sưng cục bộ gây chèn ép những mô xung quanh và dẫn đến đau.

Những bằng chứng cho thấy tác dụng giảm đau của chườm lạnh không mạnh bằng chườm nóng.

  • Chườm lạnh tác động như thế nào?

Hơi lạnh làm tê liệt chấn thương. Chườm Lạnh làm các mạch máu co lại và giảm lưu thông máu, nó sẽ làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương.

Hơi Lạnh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng. Và nó có thể giảm đau nhưng không thể điều trị được bệnh lí nguyên nhân.

  • Khi nào sử dụng chườm lạnh?

Lạnh là giải pháp tốt nhất cho các trường hợp đau cấp do những tổn thương mới của các mô (viêm cấp). Lạnh được sử dụng cho những chấn thương mới, đỏ, viêm hoặc nhạy cảm.

Chườm lạnh cũng có thể giảm viêm và đau sau khi luyện tập vì đây cũng là một loại viêm cấp. Tuy nhiên, không giống như nhiệt, bạn nên chườm lạnh sau khi tập luyện. Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm sau tập luyện.

Chườm lạnh đôi khi cũng được sử dụng để giảm đau mạn tính.

+ Lạnh chỉ nên dùng cục bộ. Bạn không bao giờ nên chườm lạnh quá 20 phút liên tục. Bạn có thể chườm lạnh bằng:

  • Túi đá
  • Khăn lạnh (khăn được bọc kín trong túi nilon và để ở ngăn đá khoảng 15 phút)
    Mát-xa lạnh
  • Túi gel lạnh
  • Túi đựng rau củ đông lạnh
    Chườm nước đá vết thương bao lâu
    Nguồn: Khỏe Plus

    + Chườm lạnh ngay sau khi chấn thương hoặc luyện tập cường độ cao

    + Bọc đá vào khăn trước khi áp lên khu vực bị tổn thương

    + Chườm lạnh lặp lại nhiều lần với những mô bị sưng hoặc đau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để cơ thể có khoảng nghỉ giữa các lần chườm.

    + Không chườm lạnh ở khu vực có vấn đề về tuần hoàn

    + Không chườm lạnh quá 20 phút liên tục

    + Chườm lạnh quá mức có thể gây tổn thương mô.

Chào bạn Anh Thơ,


Chườm lạnh bằng nước đá có hiệu quả tốt trong các trường hợp chấn thương cấp tính như bong gân, căng cơ, bầm dập phần mềm.


Chườm đá có tác dụng:


- Giảm máu lưu thông đến vùng thương tổn do co mạch, giảm viêm, phòng ngừa và giảm sưng tấy, giảm xuất huyết


- Giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh


- Giảm co thắt cơ


Cách chườm đá cần thực hiện như sau:


- Cho đá viên nhỏ hoặc đá đập nhỏ vào túi nilon (nếu dùng đá đập nhỏ có thể ngâm nước 1 lát để đá bớt sắc cạnh tránh làm thủng túi), nếu có túi hạt đậu đông lạnh càng tốt do đậu rã đông chậm hơn.


- Xoa 1 ít dầu baby oil lên vùng tổn thương, dùng vaselin hoặc dầu ăn cũng được.


- Trải lên da 1 lớp khăn mỏng đã nhúng nước, vắt ráo và đặt túi đá lên. Không nên đặt túi đá trực tiếp lên da vì sẽ gây khó chịu hoặc có thể bị bỏng lạnh. Dầu và lớp khăn sẽ giúp bảo vệ da của bạn.


- Kiểm tra màu da sau 5 phút, nếu da nhợt nhạt hoặc ửng đỏ thì nhấc túi ra, Nếu da không chuyển màu thì tiếp tục chườm thêm 10-15 phút nữa.


- Chườm đá chỉ nên tối đa 30 phút , để lâu hơn cũng không có lợi, có khi còn làm tổn thương da.


- Ấn nhẹ nhàng lên túi đá sẽ có hiệu quả hơn.


- Chườm đá nên thực hiện sớm, tốt nhất là ngay trong vòng 5-10 phút sau chấn thương.

- Lặp lại sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày (trừ khi bạn ngủ).


- Nên thực hiện chườm đá trong 24 - 48 giờ đầu.

Lưu ý các trường hợp không chườm đá:


- Khi bị rách hoặc trầy da


- Trên vùng da không được khỏe


- Trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh


- Trên vùng da có tuần hoàn máu kém


- Ở bệnh nhân tiểu đường


- Ở người đang bị nhiễm trùng


- Người dị ứng da khi tiếp xúc nhiệt độ lạnh

- Chấn thương kéo dài, viêm khớp, thoái hóa khớp (nên chườm nóng)

- Ngoài ra, cũng không được chườm đá trên vùng vai trái nếu bạn bị bệnh tim

- Không chườm đá ở phía trước và hai bên cổ.

Thân mến!

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Có nên duy trì chườm đá 20 phút mỗi giờ không? Nên đặt túi chườm đá trực tiếp lên vết khâu hay là lót miếng vải giữa túi chườm với vết mổ?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Lúc mới phẫu thuật cắt mí xong thì tôi được bác sĩ phẫu thuật khuyên là nên chườm lạnh. Tôi có biết tác dụng của việc này trong vài ngày đầu nhưng hiện giờ bác sĩ lại bảo tôi chườm ấm và tôi không biết tại sao lại phải làm thế. Tôi chỉ muốn giảm sưng thôi chứ không cần giảm bầm tím mà theo tôi tìm hiểu thì chườm lạnh sẽ tốt hơn. Các bác sĩ có thể giải thích cho tôi tại sao phải chuyển từ chườm lạnh sang chườm ấm không? Liệu cứ chườm lạnh thì có được không?

  • 11 trả lời
  •  21505 lượt xem

Có thể phẫu thuật cho cả mí trên và dưới cùng một lúc không?

Chào bác sĩ, tôi đã cắt mí dưới cách đây 3 tuần nhưng đang rất lo lắng vì mí dưới bị co rút, sưng, lật mi và đường viền mi bị lượn cong không tự nhiên. Tôi có nên uống thuốc kháng histamine hoặc nhỏ steroid/thuốc kháng histamin để giúp giảm sưng không. Bác sĩ bảo tôi không phải lo lắng và tiếp tục chăm sóc với chế độ chườm lạnh 2 lần một ngày, nhỏ thuốc Retaline, bôi Systane và bôi thuốc mỡ lên vết mổ. 3 tuần nữa mới đến kiểm tra lại.

Tôi đã phẫu thuật tạo hình mí trên và mí dưới, đồng thời chỉnh sửa sụp mí ở mắt phải. Nhưng bên mắt phải sau phẫu thuật không thể mở được hoàn toàn mà còn bị song thị nữa. Liệu tình trạng này có tự cải thiện không, tôi có cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa không?

Tôi rất lo vì mắt khô mãi không khỏi, nước mắt thì chảy ra rất ít ngay cả sau khi đã phẫu thuật được nhiều tháng. Nhưng bác sĩ lại bảo không thể xác định được nguyên nhân là gì. Liệu tôi có cần đi khám bác sĩ nhãn khoa không?

Cắt bọng mỡ mí mắt dưới

Cắt bọng mỡ mí mắt dưới

Cắt bọng mỡ mí mắt dưới có thể được thực hiện qua 2 vị trí đường rach, đường rạch qua kết mạc phía trong mí mắt và đường rạch ngoài da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

Chi tiết về cắt mí trên, bạn đã biết?

Chi tiết về cắt mí trên, bạn đã biết?

Người Châu Á chúng ta thường có đôi mắt nhỏ cùng với mí nhỏ, nếp gấp mí không rõ nét hoặc nhiều người chỉ có một mí. Chính vì thế, đôi mắt hai mí to tròn long lanh và thơ mộng luôn là ước muốn của biết bao cô gái.

atopalm