Chứng tý là gì

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Chứng tý )

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Chứng tý )

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu.Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.

2. Chẩn đoán:

Tiêu chuẩn ACR - 1987

Có 7 tiêu chuẩn:

1.   Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

2.   Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số 14 khớp sau: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2), bàn ngón chân (2).

3.   Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.

4.   Sưng khớp đối xứng.

5.   Có hạt dưới da.

6.   Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).

7.   Hình ảnh X quang điển hình.

Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn trở lên.

Trong điều kiện ở Việt Nam

Do thiếu các phương tiện chẩn đoán cần thiết, nên chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau:

1.   Nữ tuổi trung niên.

2.   Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.

3.   Đối xứng.

4.   Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.

5.   Diễn biến trên 2 tháng.

II. ĐIỀU TRỊ:

A. YHHĐ:

1. Thuốc chống viêm không steroid:

Chỉ định giai đoạn khớp viêm mức độ vừa phải. Chọn một trong các thuốc sau:

- Diclophenac ( voltaren ) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no. có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

- Meloxicam ( Mobic ) viên 7,5mg: 1- 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 - 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

- Piroxicam ( Felden ) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày một ống trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

- Celecoxib ( Celebrex ) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no.

2. Các thuốc giảm đau chỉ định theo sơ đồ bậc thang của tổ chức y tế thế giới:

- Paracetamol: 2 - 3g/ngày chia 4 lần.

- Paracetamol kết hợp với codein ( Efferalgan codein ) 4 - 6 viên/ngày.

- Paracetamol kết hợp với Dextroproxyphen ( Di-antavic): uống 4-6 viên/ngày.

- Floctaphenin ( Idarac ) viên 200mg uống 2-6 viên/ngày. Dùng trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương tế bào gan, suy gan.

B. YHCT:

I. Phương pháp dùng thuốc

1. Phong hàn thấp tý :

- Phép điều trị: Khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc:

- Thể phương thuốc điều trị: quyên tý thang hoặc đối pháp lập phương.

Khương hoạt 12g

Hải phong đằng 30g

Độc hoạt 12g

Tang chi 30g

Quế chi 08-12g

Nhũ hương 04-08g

Cam thảo 04g

Mộc hương 06g

Đương quy 12g

Tân giao 12g

Xuyên khung 08-12g

Kê huyết đằng 30g.

- Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 02 lần.

Nếu phong thắng (thể hành tý)

Phương thuốc điều trị: Phòng phong thang

Phòng phong 12g

Cát căn 20g

Khương hoạt 12g

Tần giao 12g

Quế chi 08g

Cam thảo 04g

Đương quy 16g

Hạnh nhân l0g

Sinh khương 3-5 lát

Bạch linh l0g.

Sắc uống ngày một thang chia 2 lần xa bữa ăn.

Nếu hàn thắng (thể hàn tý hay thống tý )

Phương thuốc điều trị: ngũ tích tán.

Bạch chỉ 12g

Xuyên khung 12g

Chích cam thảo 04g

Phục linh l0g

Đương quy 16g

Quế chi 08g

Xích thược 16g

Bán hạ chế 04g

Trần bì 06g

Chỉ xác 08g

Ma hoàng 04g

Thương truật 12g

Can khương 04g

Cát cánh 12g

Hậu phác 08g

Sắc uống ngày một thang chia 02 lần.

Nếu nhiệt thắng (thể nhiệt tý hoặc phong thấp nhiệt tý )

Phương thuốc điều trị: Bạch hổ quế chi thang.

Tri mẫu 09g

Quế chi 05-09g

Cam thảo 04g

Ngạnh mê 06g

Thạch cao 30g

Gia thêm: Kim ngân hoa 20g, uy linh tiên l0g, hoàng bá l0g, đan bì10g, tang chi 30g. Nếu nhiệt thịnh thêm hoàng cầm 08g, chi tử 08g. Nếu táo bón thêm đại hoàng 06-08g. Nếu tân dịch bị hao tổn thêm sinh địa, huyền sâm, mạch môn . nếu vị âm kém thêm thạch hộc, thiên hoa phấn, mạch môn, tri mẫu. Nếu thấp nhiệt hạ chú thêm thương truật, hoàng bá.

2. Thể phong hàn thấp tý thêm huyết hư:

- Phép điều trị: ích can thận, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

- Phương thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt 12g

Tang ký sinh 12-16g

Đỗ trọng 12g

Ngưu tất l0g

Tế tân 08g

Tần giao l0g

Phục linh l0g

Quế chi 06g

Phòng phong 12g

Xuyên khung l0g

Đảng sâm 16g

Cam thảo 04g

Đương quy 16g

Bạch thược 16g

Thục địa 16g

Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

3. Thể phong hàn thấp tý kiêm khí huyết đều hư :                     

-    Phương thuốc: Tam tý thang

Tục đoạn 12g

Đỗ trọng 10-12g

Phòng phong 12g

Quế chi 06g

Tế tân 08g

Đảng sâm 16g

Bạch linh l0g

Đương quy 16g

Bạch thược 16g

Hoàng kỳ 12-16g

Ngưu tất l0g

Cam thảo 05g

Tần giao 12g

Sinh địa 12g

Xuyên khung 10g

Độc hoạt 12g

Sinh khương 3-5 lát

Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

4. Nếu khớp sưng dần, rêu lưỡi chuyển sang vàng cáu đó là tà đã hóa nhiệt cần chữa cả hàn và nhiệt.

- Phép điều trị: Giải biểu thanh lý nhiệt, thông kinh lạc.

- Phương thuốc: Quế chi thược dược tri mẫu thang

Quế chi 08g

Sinh khương 10g

Thược dược 06g

Ma hoàng 04g

Cam thảo 04g

Tri mẫu 08g

Bạch truật 12g

Phụ tử 08g

Phòng phong l0g

Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

5. Ngoài các phương thuốc cổ phương trên có thể dùng đối pháp lập phương tùy theo từng chứng trạng và người bệnh để gia giảm cho hiệu quả và theo kinh nghiệm của mỗi người.

III. PHÒNG BỆNH:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, tiến triển kéo dài bằng những đợt cấp tính. Không tiên lượng được thời gian xảy ra các đợt cấp tính hoặc ngưng tiến triển. Các đợt ngưng tiến triển xảy ra ở giai đoạn đầu nhiều hơn. Phần lớn bệnh nhân bị hạn chế cử động khớp nhưng vẫn có thể cử động chút ít được trong sinh hoạt. Chỉ 10% trường hợp là bị tàn phế.

Các yếu tố tiên lượng xấu. Không có yếu tố riêng lẻ nào có thể tiên lượng được bệnh mà cần kết hợp nhiều yếu tố:

Tuổi già, giới nữ. Tổn thương nhiều khớp. Tổn thương X quang nặng và sớm.

Nốt thấp.Yếu tố dạng thấp dương tính cao. Yếu tố HLA DR4 dương tính.

Các biểu hiện ngoài khớp, đặc biệt là viêm mạch máu.

Tuổi thọ trung bình: Trung bình bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giảm thọ từ 3 đến 7 năm, điều này có liên quan đến thời gian và mức độ bệnh, tuổi và giới, phương pháp điều trị và liều Corticosteroids sử dụng

Theo YHCT “bất thông tắc thống” nghĩa là đau là do khí huyết không lưu thông, bị ngừng trệ mà gây đau. Các chứng đau của YHCT rất rộng lớn, ở đây chỉ đề cập đến chứng đau ở bên ngoài cơ thể (phần biểu) gọi là “chứng tý”. “Chứng tý” là các chứng đau ở nhục, cốt, bì (như đau khớp, đau lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa…) do kinh mạch bị bế tắc gây ra.

ĐẠI CƯƠNG CHỨNG TÝ

1. Khái niệm:

– Theo YHCT tý nghĩa là tắc, ngăn lấp không thông. Khí huyết bình thường lưu thông trong các kinh mạch đi nuôi dưỡng toàn thân, trong đó huyết sinh ra khí, còn khí thúc đẩy huyết. Nay vì một nguyên nhân nào đó gây bế tắc kinh mạch làm khí huyết không lưu thông được mà gây ra chứng tý.

2. Các nguyên nhân thường gặp:

– Do ngoại nhân (lục dâm); hay gặp nhất là do phong, hàn, thấp, nhiệt gây ra. Các tà khí này ít khi gây bệnh riêng rẽ mà thường phối hợp với nhau như: phong thấp hàn, phong thấp nhiệt…

– Do bất nội ngoại nhân: đàm ẩm (chuyển hóa), chấn thương, trùng thú cắn…

– Do nội nhân: do can thận hư:

+ Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tủy, tủy ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi là thận chủ sinh tủy và dưỡng cốt. Thận hư thì cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sinh đau. Mặt khác eo lưng và đầu gối là phủ của thận, cho nên thận hư thường biểu hiện đau lưng mỏi gối.

+ Can chủ cân: Cân là cân mạch gồm khớp, gân, cơ…phụ trách việc vận động của cơ thể. Can huyết đầy đủ cân mạch được nuôi dưỡng thì vận động tốt. Nếu can huyết hư không nuôi dưỡng được cân thì sẽ gây chứng tê bại, chân tay run co quắp, teo cơ, cứng khớp. Đầu gối là chỗ tụ của cân, cân bệnh thì đầu gối co duỗi khó khăn. Bởi vậy muốn trị phong, trước hết phải bồi bổ can huyết thì cân mạch được nuôi dưỡng đầy đủ mới có sức để chống lại phong tà xâm nhập, YHCT gọi là “trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự kết” là nghĩa như vậy.

– Từ sự bế tắc của kinh mạch làm cho khí trệ, huyết ứ mà gây đau, lâu ngày trở thành huyết nhiệt. Do vậy các phép chữa của YHCT đều nhằm làm lưu thông kinh mạch.

3. Phân loại:

– Theo sách Nội kinh, chứng tý được chia thành 5 loại:

+ Cân tý: các chứng co quắp chân tay.

+ Cốt tý: các chứng đau nhức xương, khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thưa xương.

+ Mạch tý: như bệnh viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.

+ Nhục tý: đau cơ như chuột rút.

+ Bì tý: các chứng tê bì.

– Hiện nay thường phân loại theo nguyên nhân gây bệnh:

          + Trước tý hay hàn tý: do hàn tà gây bệnh là chính.

          + Hành tý hay phong tý: do phong tà gây bệnh là chính.

          + Thấp tý: do thấp tà gây bệnh là chính.

          + Nhiệt tý: do nhiệt tà gây bệnh là chính.

Thực tế lâm sàng cho thấy các nguyên nhân trên thường kết hợp với nhau gây bệnh thành hai thể chính là phong thấp hàn và phong thấp nhiệt. Các tà khí này có thể thừa lúc tấu lý sơ hở mà xâm nhập gây bệnh (thực chứng), cũng có thể do chính khí suy hư không chống lại được tà khí mà gây bệnh (hư chứng).

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Phòng khám Cột sống | 589 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội | Phụ trách chuyên môn: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II (Đại học y Hà hội - 2015) |Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 |Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

Video liên quan

Chủ đề