Chứng từ hạch toán phần tài sản cố định năm 2024

Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản đem lại không ít giá trị về lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản. Vậy tài sản cố định hữu hình là gì? Phân loại và hạch toán chúng như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về tài sản cố định hữu hình, nếu chưa rõ những thông tin về tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Cập nhật] Tài sản cố định là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Nói một cách khác, tài sản cố định hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

2. Điều kiện để doanh nghiệp nhận biết và ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành quy định về tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định hữu hình như sau:

– Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai;

– Tài sản đó có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VND (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm, thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

3. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình thường có 05 đặc điểm sau đây:

– Có tính thanh khoản rất cao (khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp).

– Chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của công ty.

– Thường được sử dụng làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.

– Thường bị hao mòn trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

– Có thể được sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo khi doanh nghiệp cần vay vốn.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

+) Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)] Có các TK 111, 112, 331.

+) Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

+) Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước.

- Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 711 - Thu nhập khác.

+) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có các TK 111, 112, 331,...

- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc) Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,...

  1. Nếu mua TSCĐ mà PHẢI qua lặp đặt, chạy thử, trang bị thêm ... trước khi đưa vào sử dụng (KHÔNG sử dụng được ngay) thì hạch toán:

Nơ TK 241: Mua sắm TSCĐ Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 112, 331

- Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu: Nợ TK 211: Tải sản cố định Có TK 241:

  1. Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

CHÚ Ý: "Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.” Như vậy: - Ngày ghi tăng TSCĐ cũng là ngày bắt đầu trích khấu hao TSCĐ (Tức là nếu bạn hạch toán vào TK 211 ngày nào thì sẽ bắt đầu trích khấu hao ngày đó) - Ngày ghi giảm TSCĐ cũng là ngày thôi trích khấu TSCĐ.

Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng, chi tiết xem tại đây:

2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:

- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133) Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133) Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133) Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200) Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Theo TT 200) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200) Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ).

Chu ý: Các bạn chỉ hạch toán trích khấu hao tới khi bằng nguyên giá (Bên TK 211) thôi nhé.

VD: DN bạn mua 1 máy tính trị giá 50tr, đăng ký trích khấu hao 3 năm, nhưng khi khấu hao hết 3 năm DN bạn vẫn sử dụng máy tính đó bình thường. => Thì các bạn chi được trích khấu hao đến hết năm 3 với giá trị 50tr thôi nhé.

3. Hạch toán Giảm Tải sản cố định:

  1. Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

- Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Chúc các bạn làm tốt công việc kế toán! Các bạn muốn học làm kế toán thực tế: Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế có thể tham gia: Khóa

Chủ đề