Chứng minh nhân dân đăng ký bao nhiêu sim

Trước thông tin sẽ khóa thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin từ ngày 31/3/2023, rất nhiều người lo lắng về việc SIM đăng ký bằng CMND có cần đi làm CCCD gắn chip. Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời cụ thể.

SIM có thông tin không chính xác sẽ bị dừng hoạt động từ 31/3/2023

Theo quy định Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, chủ thuê bao di động phải đăng ký thông tin chính chủ về họ tên, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… với nhà mạng.

Tại Quyết định số 06 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao, chữ ký số công cộng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ làm giàu dữ liệu dân cư.

Gần đây nhất, tại buổi họp trao đổi thông tin về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin SIM điện thoại đầu tháng 3/2023, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết:

Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác từ ngày 31/3/2023.

Cụ thể, các nhà mạng sẽ khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau 15 ngày sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này, sau 30 ngày tiếp theo sẽ chấm dứt hợp đồng.

Hiện nay, chỉ tính riêng 03 nhà mạng hàng đầu Việt Nam là Viettel, VNPT, Mobifone đã có khoảng 3,5 triệu thuê bao di động chưa có thông tin chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xem thêm: Khoá sim sau 31/3: Ai bị khoá? Làm sao để không bị khoá?

Chứng minh nhân dân đăng ký bao nhiêu sim

Thuê bao di động có thông tin không chính xác sẽ bị dừng hoạt động từ 31/3/2023 (Ảnh minh họa)

SIM đăng ký số CMND có cần đi làm CCCD gắn chip để không bị khóa?

Hiện nay nước ta đã dừng cấp Chứng minh nhân dân 9 số, thay vào đó chỉ cấp mới Căn cước công dân gắn chip 12 số.

Trước thông tin sẽ khóa SIM nếu không chuẩn hóa thông tin từ 31/3, rất nhiều người lo lắng về việc thuê bao di động trước đây đăng ký chính chủ bằng Chứng minh nhân dân thì nay có cần đi làm Căn cước công dân và thay đổi thông tin đăng ký không.

Mặc dù pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể vấn đề này, tuy nhiên đại diện các nhà mạng đã có câu trả lời. Cụ thể:

Trường hợp Chứng minh nhân dân vẫn có giá trị thì người dân không bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân. Thông tin đăng ký bằng Chứng minh nhân dân không có ảnh hưởng gì.

Việc yêu cầu chuẩn hóa thông tin SIM chủ yếu tập trung vào việc khắc phục những tồn tại như: Thiếu giấy tờ, sai họ tên, sai ngày tháng năm sinh... Đồng thời, chỉ thuê bao nhận được thông báo mới cần đi chuẩn hóa.

Theo đó, những thuê bao di động đã đăng ký bằng Chứng minh thư nhân dân mà hiện tại đang sử dung Căn cước công dân gắn chip sẽ không bị ảnh hưởng ở đợt cập nhật thông tin này.

Để không gặp khó khăn phát sinh về sau, nhà mạng khuyến cáo người dùng nên sớm cập nhật thông tin Căn cước công dân để thuận tiện, đồng bộ hơn trong mọi giao dịch với số điện thoại.

Tóm lại, nếu đang sử dụng Chứng minh nhân dân còn hiệu lực thì người dân không cần đi làm Căn cước công dân.

Trường hợp đã chuyển sang dùng Căn cước công dân mà đăng ký SIM bằng số Chứng minh nhân dân cũ: Nếu có thông báo của nhà mạng thì mới cần thay đổi thông tin.

Thuê bao di động như thế nào là trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư? SIM mua từ người khác, đi đăng ký lại có cần chủ cũ xác nhận?

Chứng minh nhân dân đăng ký bao nhiêu sim

Khách hàng chuẩn hóa thông tin cá nhân tại cửa hàng Viettel (TP.HCM), chiều 16-3 - Ảnh: T.T.D.

* Thuê bao di động như thế nào là trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

- Những thuê bao di động đáp ứng được 3 trường thông tin gồm: số giấy tờ, họ tên, ngày sinh trùng với dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là những thuê bao đã được chuẩn hóa, không cần phải bổ sung, điều chỉnh.

Các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ nhận được thông báo từ các nhà mạng và cần thực hiện chuẩn hóa lại thông tin trước 31-3-2023.

* Người dùng mua lại SIM đã đăng ký chính chủ và sử dụng nhiều năm. Nay muốn đi đăng ký lại có cần người chủ cũ xác nhận?

- Theo quy định của pháp luật, khi thay đổi toàn bộ thông tin thuê bao thì phải có thủ tục chuyển quyền sử dụng giữa chủ cũ và chủ mới.

Hiện các nhà mạng đang tạo điều kiện cho khách hàng đăng ký lại thông qua các biện pháp chứng minh, cam kết chính chủ đang sử dụng số điện thoại đó.

* Đối với các thuê bao di động do cha mẹ đứng tên cho con (do con chưa có CCCD) nhưng trên khai báo y tế của con lại có số điện thoại này, nghĩa là số điện thoại không trùng khớp với tên thì có bị chặn chiều gọi, thu hồi lại số không?

- Đối với các trường hợp cha mẹ đứng tên thuê bao di động cho con thì khi so sánh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn là kiểm tra thông tin thuê bao của cha mẹ. Nếu thông tin trùng khớp thì sẽ không nằm trong diện bị khóa thuê bao, thu hồi số.

* Người dùng kiểm tra phát hiện thông tin cá nhân đang đứng tên chủ sở hữu nhiều SIM của một nhà mạng phải làm sao?

- Theo quy định, mỗi người dùng được đứng tên sở hữu không quá 3 SIM mỗi nhà mạng. Nếu khách hàng sử dụng từ số thuê bao thứ tư trở lên đối với một nhà mạng thì cần thực hiện ký bổ sung hợp đồng với nhà mạng.

* Trước đây thuê bao đăng ký thông tin bằng số CMND, giờ đổi sang CCCD, đăng ký tài khoản điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia không được thì phải làm gì?

- Với những trường hợp này, khách hàng cần phải cập nhật lại thông tin thuê bao theo giấy tờ CCCD mới nhất, khi đó Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ kiểm tra và cho phép người dân đăng ký trên cổng dịch vụ công.