Chuẩn giáo viên dạy anh văn trung học phổ thông năm 2024

bao gồm các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng cần đạt đối với giáo viên phổ thông trên năm lĩnh vực: Kiến thức về môn học và chương trình; Kiến thức về dạy học tiếng Anh; Kiến thức về học sinh; Giá trị và thái độ nghề nghiệp; Kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh phải đạt bậc 4/6 (đối với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở), bậc 5/6 (đối với giáo viên trung học phổ thông) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam…Giáo viên phải hiểu biết những nét cơ bản về văn hóa của các nước nói tiếng Anh; có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thức văn hóa vào việc giảng dạy…Giáo viên biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh.

Ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên phải có kiến thức về học sinh, nắm được quy luật phát triển nhận thức, tâm sinh lý của học sinh, có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với học sinh. Giáo viên cũng cần thực hành tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để tự nâng cao trình độ và áp dụng vào giảng dạy để giúp học sinh phát triển các kĩ năng sáng tạo và tư duy phê phán phù hợp với cấp học của mình.

Các sở giáo dục và đào tạo tổ chức cho giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lí các trường phổ thông sử dụng dựa trên các tiêu chí, lĩnh vực của Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên phổ thông để tự đánh giá và đánh giá đúng năng lực của giáo viên, để có kế hoạch tự bồi dưỡng, tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ, đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học.

Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông là sự cụ thể hóa và thống nhất với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học, được vận dụng linh hoạt trong quá trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhằm khuyến khích, động viên giáo viên tiếng Anh phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp. Không sử dụng Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông để đánh giá, xếp loại thi đua; tuyển dụng, phân công giáo viên tiếng Anh phổ thông hàng năm.

Các cơ sở đào tạo giáo viên tiếng Anh tham khảo Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện các chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Nhu cầu hội nhập kinh tế ngày càng cao, mở ra thị trường trẻ tiềm năng và năng động, chính vì vậy nhu cầu học tiếng anh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vậy để tham gia vào thị trường này, trở thành một giáo viên giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ thì pháp luật quy định những điều kiện gì?

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng phổ biến, vì vậy trong mối quan hệ cung- cầu, các trung tâm ngoại ngữ ra đời. Để thành lập một trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện về giấy phép hoạt động, về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu,… và bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ giáo viên giảng dạy tại trung tâm cũng cần tuân thủ theo những quy định cụ thể.

Vậy yêu cầu cũng như tiêu chuẩn để trở thành một giáo viên dạy tại trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng những yêu cầu cầu gì?

1. Quy định về vị trí, tiêu chuẩn của giáo viên tại trung tâm ngoại ngữ?

Theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về vị trí và tiêu chuẩn của giáo viên dạy tại trung tâm ngoại ngữ như sau:

– Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.

– Quy định về điều kiện đối với giáo viên dạy ngoại ngữ là người Việt Nam cần một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Nếu giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngũ phù hợp. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

– Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

– Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Như vậy, trong trường hợp nếu là giáo viên Việt Nam hoặc giáo viên nước ngoài thì phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn tại khoản 5, Khoản 6 như trên thì sẽ được giảng dạy ngoại ngữ tại những trung tâm ngoại ngữ.

2. Quy định pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên tại trung tâm ngoại ngữ?

Về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ngoại ngữ theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành tại Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

– Giảng dạy đúng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; lên lớp đầy đủ, đúng giờ; quản lý học viên trong các hoạt động do trung tâm tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn của trung tâm.

– Thực hiện các quyết định của giám đốc; chịu sự kiểm tra của giám đốc và các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của trung tâm và các quy định của Quy chế này. Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

– Được theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được trung tâm tạo Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và tham gia quản lý trung tâm; được tham dự các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình phụ trách.

Một giáo viên khi tham gia giảng dạy tại một trung tâm ngoại ngữ cần phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ nên trên theo quy định pháp luật.

3. Điều kiện để đi dạy Tiếng Anh tại trung tâm là gì?

Theo quy định của pháp luật, một đối tượng khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 18 của Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT thì có thể ứng tuyển và được nhận trúng tuyển vào trung tâm ngoại ngữ- ở đây là trung tâm Tiếng Anh. Cụ thể nếu bạn muốn được nhận vào một trung tâm Tiếng Anh thì cần những yêu cầu sau:

3.1 Tốt nghiệp hoặc có bằng cấp nghiệp vụ ngành sư phạm Anh văn:

Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo sư phạm tại các trường Cao đẳng, Đại học hoặc bạn đã thực hiện học bổ sung đầy đủ và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Tiếng Anh. Khi có đủ điều kiện trên bạn có thể lựa chọn môi trường công tác cả ở các trung tâm ngoài ngữ hoặc ứng tuyển vào môi trường giáo dục công lập, dân lập.

Nếu bạn không xuất phát từ môi trường sư phạm nhưng bạn có nguyện vọng trở thành giáo viên Tiếng Anh bạn vẫn có thể dạy tại các trung tâm bằng việc tốt nghiệp ngành liên quan như ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên nếu bạn có bằng cấp ngôn ngữ nhưng không phải nghiệp vụ sư phạm thì bạn chỉ có thể giảng dạy tại trung tâm và chưa đủ điều kiện ứng tuyển vào các trường công lập các cấp.

3.2 Tốt nghiệp các chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế:

Ngoài việc xuất phát từ các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, bạn cần nắm bắt được trung tâm bạn muốn ứng tuyển có yêu cầu như thế nào đối với những chứng chỉ theo chuẩn quốc tế về Tiếng Anh. Thông thường đối tượng theo học tại các trung tâm tiếng Anh là để luyện thi các chứng chỉ hoặc có nguyện vọng đi du học, vì vậy việc bạn đạt một trong các chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn quốc tế là điều vô cùng quan trọng.

Thông thường, để trở thành một giáo viên Tiếng Anh chính thức bạn phải đạt được IELTS 7.5 trở lên, từ 6.5 đến 7.0 bạn có thể được nhận làm trợ giảng cho những giáo viên nước ngoài.

Ngoài chứng chỉ IELTS, bạn cũng có thể đạt những chứng chỉ khác như Tesol, Toeic. Chứng chỉ Tesol (là chứng từ quốc tế về kỹ năng và kiến thức giảng dạy Tiếng Anh, khi đạt được chứng từ này sẽ được công nhận là kỹ năng và kiến thức sư phạm chuyên nghiệp) đối với giáo viên Tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ là bắt buộc.