Chủ trương quan điểm của Đảng nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội

Ngày 20/5/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch 146/KH- UBND thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022.

Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch là: Đảm bảo 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy, hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người cai nghiện ma túy năm 2022. 100% các xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất 01 hoạt động truyền thông về phòng, chống tệ nạn ma túy; 50% các địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế được tiếp cận thông tin phòng, chống tệ nạn ma túy; 50% các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tập huấn, tuyên truyền kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy. Hằng tuần có ít nhất 02 bài hoặc tin về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy đăng tải trên báo hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện hoặc trên các trang thông tin điện tử chính thống.

Phấn đấu 60% cán bộ chính quyền các cấp phụ trách lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội và trên 50% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết, nhận thức đúng về tệ nạn ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện ma túy; 100% cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai được đào tạo, tập huấn, cập nhật kỹ năng, kiến thức về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai phù hợp với tình hình mới. Cai nghiện ma túy cho 900 lượt người, trong đó, cai nghiện tập trung cho 750 lượt người, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 150 lượt người; 100% người sau cai nghiện ma túy có nhu cầu đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; đào tạo nghề cho 360 người nghiện ma túy, giải quyết việc làm cho 420 người sau cai nghiện.

Phấn đấu 100% người hoàn thành cai nghiện ma túy hoặc người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quản lý sau cai tại nơi cư trú. Tiếp tục duy trì hoạt động của các mô hình phòng, chống tệ nạn ma túy: 25 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, 06 Điểm tư vấn; 09 Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện. Xây dựng mới mô hình phòng, ngừa tệ nạn xã hội tại trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và không ngừng đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người dân. Tập trung tuyên truyền về: quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy (đặc biệt là ma túy tổng hợp): các biện pháp dự phòng, điều trị, hỗ trợ  cho người nghiện ma túy. Thực hiện tuyên truyền bằng hình thức trực tiếp, sân khấu hóa, hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, chú trọng đến công tác dự phòng nghiện ma túy tại nơi công cộng và tại các trường học, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó, ưu tiên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, nhóm cộng tác viên, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở (cấp huyện, xã, tổ dân, khu phố, các trường học…), thành viên Đội tình nguyện, các nhóm, câu lạc bộ thuộc mô hình cai nghiện ma túy và hỗ trợ người sau cai. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tệ nạn ma túy.

Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021 và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật có liên quan. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tập trung tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý, thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện.

Phát huy hiệu quả các đề án, mô hình phòng, chống tệ nạn ma túy. Triển khai, tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại 04 địa phương: Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên và tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh. Quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý người cai nghiện ma túy.

Tiếp tục duy trì, triển khai các mô hình thí điểm về phòng, chống tệ nạn xã hội gồm: mô hình 25 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã; Mô hình về cai nghiện phục hồi (06 Điểm tư vấn) và quản lý sau cai (09 Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy)… nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng bền vững.

Xây dựng mới thí điểm Mô hình “Dự phòng nghiện ma túy, tệ nạn xã hội”; gắn kết xây dựng mô hình phòng, chống tệ nạn xã hội với xây dựng Mô hình An ninh cơ sở…

UBND tỉnh giao Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai; đảm bảo thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Tổ chức các hoạt động truyền thông dự phòng, nâng cao nhận thức về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai và dự phòng tái nghiện; đặt hàng Đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy với hình thức sân khấu hóa.

Tổ chức công tác cai nghiện ma túy tập trung; chủ trì, phối hợp cùng các địa phương triển khai thực hiện, tổng kết, đánh giá Đề án thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex; tập huấn, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật…

Minh Hiếu


Page 2


Page 3


Page 4


Page 5

(TG) -Trong 5 năm (2015 - 2020), công tác đấu tranh với tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cao, các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã khám phá nhiều vụ án có tổ chức, phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng quađó góp phầnđảm bảo an ninh, trật tự trênđịa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Chủ trương quan điểm của Đảng nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội
Thừa ủy quyền, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Huân chương Chiến công hạng Nhất tặng tập thể Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị (Khóa X) đã ký ban hành Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Sau 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 15/7/2016, Ban Bí thư (Khóa XII) đã ban hành Kết luận số 05-KL/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020. Ngày 16/8/2021, Ban Bí thư (Khóa XIII) lại tiếp tục ban hành Kết luận số 13-KL/TW, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Với đường biên giới dài 231,74 km, tiếp giáp khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) và 2 cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị, Đồng Đăng), 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ, Lạng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - thương mại của tỉnh, đồng thời, là cầu nối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng giữa các tỉnh trong nội địa Việt Nam với Trung Quốc. Tuy nhiên, do đường biên giới dài, có hàng trăm đường mòn, lối mở đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, đặc biệt là các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu và các hoạt động gian lận thương mại.

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội về công tác cải cách tư pháp, công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong tình hình mới, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã đổi mới công tác lãnh đạo, chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực công tác, hàng năm ban hành nghị quyết về nhiệm vụ công tác trọng tâm đột phá, tập trung giải quyết các vấn đề phức tạp; chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ngày 30/5/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 30/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Tình hình trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp hình sự được kiềm chế ở mức thấp so với toàn quốc, mỗi năm xảy ra khoảng 360 vụ, không xảy ra tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, không hình thành điểm, tụ điểm gây bức xúc về hình sự, kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, kịp thời xử lý các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Công tác điều tra, khám phá tội phạm đạt tỷ lệ cao, khám phá nhiều vụ án mua bán người, vụ án về ma túy có tổ chức, phức tạp. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều vượt chỉ tiêu đề ra, không xảy ra án oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đảm bảo duy trì ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Lạng Sơn.

Trong 05 năm (2015 - 2020), công tác đấu tranh với tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cao, các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã khám phá nhiều vụ án có tổ chức, phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, điều tra truy xét, làm rõ 1.925 vụ phạm pháp hình sự, xử lý 2.691 đối tượng phạm tội (220 vụ xảy ra từ trước), thu hồi tài sản trị giá trên 11 tỷ đồng, tỷ lệ khám phá án đạt 93,9%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%, triệt xóa 310 nhóm với 966 đối tượng hình sự; bắt, vận động đầu thú 450 đối tượng truy nã. Năm 2021 tội phạm ở Lạng Sơn giảm 12% so với năm 2020.

Trong công tác đấu tranh với tội phạm về ma túy, các cơ quan đã tổ chức nhiều đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm về ma túy; triệt xóa các tụ điểm, đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy, đấu tranh thành công nhiều chuyên án ma túy, thu giữ số lượng chất ma túy rất lớn. Bắt 1.525 vụ, 2.459 đối tượng phạm tội về ma túy (tăng 411 vụ so với 5 năm trước), thu giữ nhiều tang vật, vũ khí và nhiều vật chứng.

Trong phòng, chống mua bán người đã điều tra, tiếp nhận, xác minh 139 trường hợp, trong đó, có 117 nạn nhân bị mua bán sang Trung Quốc; tiếp nhận, hỗ trợ gần 1.000 trường hợp là công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc bị trao trả, đẩy đuổi do các lực lượng chức năng chuyển đến.

Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm kinh tế, đã phát hiện, bắt 44 vụ, 69 đối tượng, thu giữ 6,5 tỷ tiền Việt Nam giả. Làm rõ 34 vụ việc sai phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đã khởi tố 16 vụ, 26 bị can; bắt giữ trên 12.600 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, thu giữ hàng hoá trị giá khoảng 336 tỷ đồng; 430 vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được tăng cường, đã làm tốt công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; mở nhiều đợt vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mua bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo nổ.

Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về tư pháp tiếp tục được đẩy mạnh, đã phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tuần tra chung biên giới và phòng chống khủng bố, đấu tranh thành công nhiều vụ án ma túy xuyên biên giới. Công an tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã giải cứu, bàn giao cho Công an tỉnh Lạng Sơn 43 nạn nhân bị mua bán sang Trung Quốc, 14 đối tượng truy nã; Công an Lạng Sơn bàn giao cho Công an tỉnh Quảng Tây 12 đối tượng truy nã, 470 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép có liên quan đến hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc. Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đấu tranh, phá 09 chuyên án chung về tội phạm ma túy, bắt giữ 29 đối tượng, thu giữ trên 133 bánh hêrôin, 3.300 viên ma túy tổng hợp.

Trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh với tội phạm. Đã xuất hiện nhiều mô hình phòng, chống tội phạm có hiệu quả cao ở cơ sở, điển hình như hoàn chỉnh mô hình Công an 04 cấp, mô hình đưa Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Lạng Sơn điều động 995 công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã tại 100% địa bàn, trong đó có 195 đồng chí Trưởng Công an xã, 195 đồng chí PTrưởng Công an xã, 605 đồng chí công an viên, đạt chỉ tiêu mỗi xã có ít nhất 05 công an chính quy trở lên; triển khai mô hình “Hợp sức toàn dân tấn công tội phạm” của Bộ đội Biên phòng tỉnh. Tỉnh ủy đã chỉ đạo nhân rộng các mô hình “phát động toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm” của Mặt trận Tổ quốc tỉnh; triển khai các cuộc tọa đàm “Cán bộ, hội viên phụ nữ xã biên giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng gia đình hạnh phúc”, diễn đàn thanh niên “Cán bộ, đoàn viên, thanh niên xã biên giới nói không với ma túy” gắn với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó có tiêu chí “không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên tỉnh…

Những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tội phạm thời gian qua đã góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong tình hình mới.

Bài học kinh nghiệm thực hiện trong thời gian qua ở Lạng Sơn cho thấy, công tác phòng, chống tội phạm phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt, xung kích. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, gắn với thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thực hiện tốt công tác nắm, đánh giá, dự báo, từ đó làm chủ tình hình. Tập trung lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác phòng ngừa tội phạm, lấy phòng ngừa tội phạm là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; chủ động tấn công trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm. Có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa lực lượng Công an nhân dân với Quân đội nhân dân và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 48 - CT/TW tại một số nơi, nhất là ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn hình thức, chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, giám sát; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa huy động được hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Một số nơi còn bị động, chưa làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm; một số loại tội phạm có thời điểm gia tăng và diễn biến phức tạp; việc khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm chưa giải quyết được triệt để; tệ nạn xã hội vẫn tiềm ẩn phức tạp, hiện tỉnh đang còn 3112 người nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát. Những điều này đã và đang làm ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống tội phạm ở địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên trách ở một số nơi chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm. Công tác nắm, dự báo tình hình, tham mưu giải quyết một số vụ, việc phức tạp về an ninh, trật tự có lúc, có nơi chưa chủ động. Nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm, nhất là kinh phí, phương tiện còn hạn chế…

Thời gian tới, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng tăng; ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới, tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm hơn; thành phần tội phạm đa dạng, có xu hướng trẻ hoá; các loại tội phạm có xu hướng quốc tế hoá gắn với sự xuất hiện các mối đe dọa an ninh phi truyền thống… Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém và chủ động hơn trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần “mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung vào một số giải pháp sau:

Tỉnh ủy Lạng Sơn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương. Hằng năm, trên cơ sở chỉ thị của trung ương, Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc cụ thể hóa thành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tội phạm; xây dựng các chương trình, kế hoạch, chuyên án với các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp, khâu đột phá phù hợp với đặc điểm địa bàn, đối tượng đấu tranh, khả năng lực lượng, phương tiện để triển khai thực hiện, lấy chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm.

tập trung lãnh đạo công tác phòng ngừa tội phạm; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội, hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; làm tốt công tác quản lý những đối tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn cơ sở. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm.

Chủ trương quan điểm của Đảng nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội

Một góc thành phố Lạng Sơn. Ảnh CTV

, lãnh đạo đấu tranh phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. Lãnh đạo lực lượng CAND và các cơ quan nội chính tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm về ma tuý, tội phạm mua bán người qua biên giới; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người, tội phạm xâm hại trẻ em…

, phối hợp với Đảng ủy Công an trung ương, Ban Nội chính trung ương và Ban cán sự Đảng các ngành nội chính tiếp tục kiện toàn cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm của tỉnh Lạng Sơn theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, nâng cao hiệu quả thực chất; chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng như kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ thuật hình sự, cảnh sát cơ động tiến thẳng lên hiện đại, thành lập lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm.

Chú trọng tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất cho lực lượng Công an cơ sở, nhất là Công an 181 xã trong tỉnh Lạng Sơn để kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự nảy sinh tại cơ sở. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; chú trọng hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

, chỉ đạo Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, kịp thời phát hiện dấu hiệu tội phạm, có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

, lãnh đạo mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt với Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy mà Việt Nam đã ký kết với CHND Trung Hoa./.

TS. Nguyễn Quốc Đoàn