Chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là gì năm 2024

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam được xác định và quy định rõ ngay tại Điều 1 Hiến pháp 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia được coi là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam hiện nay và được thể hiện trong Hiến pháp 2013 ở các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Điều 11 Hiến pháp 2013 khẳng định:“Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”.

Do vị trí địa lý đặc biệt của lãnh thổ, Việt Nam từ xưa đến nay là tiền đồn, cửa ngõ giao điểm Bắc - Nam của khu vực và quốc tế, nên hầu hết những kẻ thù xâm lược lớn nhất trong lịch sử đều đã tới đây và chúng đều phải gánh chịu thất bại thảm hại. Trải qua biết bao biến động, thăng trầm của cuộc hành trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam, hơn ai hết, hiểu sâu sắc giá trị của độc lập, hòa bình. Với dân tộc Việt Nam, độc lập, hòa bình được đổi bằng máu xương của biết bao thế hệ, nên độc lập, hòa bình đồng nghĩa với chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải là thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc. Chỉ có hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mới tạo được tiền đề, nền tảng vững chắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm có độc lập, chủ quyền dân tộc thực sự.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia thiêng liêng và bất khả xâm phạm là nguyên tắc xuyên suốt lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam ta. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, từ thuở Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chuyển thành lòng yêu nước, chảy một mạch ngầm mãnh liệt trong đời sống con người Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, dân tộc Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.

Lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, vững chắc của đất nước Việt Nam, là sự khẳng định, thể hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là sự nghiệp của toàn dân, trong đó trách nhiệm lớn thuộc về lực lượng vũ trang. Trong thời đại ngày nay, kế thừa truyền thống anh hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, chúng ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về tổ chức phù hợp với tình hình thực tiễn của nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ra sức phấn đấu tạo nên bước phát triển mới theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, vững mạnh về chính trị, thực sự trở thành lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước. Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển; đồng thời, tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ tích cực của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, để chúng ta vừa bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước

Chủ quyền lãnh thổ của quốc gia là gì?

\=> Kết luận: Vậy chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của pháp luật quốc tế hiện đại?

– Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản của luật quốc tế bởi vì nếu không có quốc gia thì bản thân luật quốc tế không có cơ sở tồn tại và phát triển. Khi các quốc gia ra đời có mối quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự điều chỉnh trong quan hệ quốc tế, quốc gia được coi là hạt nhân của toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế.

Nhà nước Việt Nam có chủ quyền quốc gia từ khi nào?

Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế.

Chủ đề