Chính sách tài khóa của Việt Nam hiện nay

Chính sách tài khóa là công cụ hữu ích giúp nhà nước cải thiện tình hình kinh tế thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu chính phủ. Chính sách này là gì? Có tác dụng gì tới nền kinh tế?

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện. Trong đó, Chính phủ can thiệp điều chỉnh thuế suất và chi tiêu chính phủ để tiến tới đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá…

Chính sách tài khóa của Việt Nam hiện nay

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương, cụ thể là Chính phủ mới có quyền và khả năng thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không thực hiện chức năng này.

Chính sách tài khóa gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô. 

Chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa thâm hụt là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Điều này giúp tăng sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh tế phát triển.

Chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Chính sách này thường không được áp dụng một mình mà kết hợp chung với chính sách tiền tệ giúp thực hiện mục đích ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt là việc Chính phủ thực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hay kết hợp giảm chi tiêu chính phủ và tăng nguồn thu từ thuế. 

Từ đó giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này được sử dụng để đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Chính sách này sử dụng 2 công cụ chính gồm chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).

Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, trong đó:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: Là việc Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…
  • Chi chuyển nhượng: Là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấp những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh…

Chính sách tài khóa của Việt Nam hiện nay

Cả 2 khoản chi trên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làm tăng tổng cầu nền kinh tế. Trường hợp chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân tăng, họ mua sắm nhiều hơn, như vậy gián tiếp tăng tổng cầu.

Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thích cung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại, chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. 

Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế, đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Đồng thời, người chịu thuế cũng là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Ví dụ với thuế VAT, giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT, người mua hàng là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.

Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.

Chính sách tài khóa của Việt Nam hiện nay

Chính sách tài khóa có 4 vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như sau:

  • Là công cụ giúp Chính phủ tác động toàn diện đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp, giúp ổn định lại nền kinh tế đang biến động.
  • Sử dụng 2 công cụ của chính sách tài khóa, Chính phủ thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Thông qua chính sách tài khóa, Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
  • Đây cũng là công cụ hiệu quả giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Từ đó tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
  • Mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn, Nhà nước đang thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về công cụ, công dụng và cách thực hiện chính sách tài khóa, từ đó hiểu về chính sách tài khóa Nhà nước đang thực hiện để thông qua đó nhận ra những cơ hội riêng cho mình. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các chính sách kinh tế khác, đừng bỏ qua các bài viết của Finhay nhé!

Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế

Chính sách tài khóa? Một số giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay? Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô?

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tài khóa nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế nên cần phải có hướng để phát triển chính sách tài khóa được linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp nội dung cho bạn đọc về chính sách tài khóa và Phân tích vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô hiện nay ra sao để từ đó có giải pháp tốt nhất cho chính sách tài khóa này.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

2. Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa ở Việt Nam:

Thứ nhất, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực.

Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước phải đóng vai trò là “vốn mồi”, tạo điều kiện để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các nguồn đầu tư ngoài nhà nước. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, vốn của các trung gian tài chính, phát triển thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tăng tính công khai, minh bạch tài khóa.

Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài khóa sẽ tạo điều kiện cho người dân, cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Minh bạch tài chính cũng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của những cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách. Luật ngân sách nhà nước năm 2015 được ban hành đã chú trọng những quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, để bảo đảm minh bạch tài chính cần hoàn thiện các mẫu biểu báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước và cơ chế thực hiện hệ thống báo cáo tài khóa theo các tiêu chí thống nhất.

Thứ ba, hướng chính sách tài khóa đến mục tiêu tăng trưởng hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, chính sách tài khóa và phát triển kinh tế của một quốc gia có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ở Việt Nam, thông thường, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn sẽ được nghiên cứu, hoạch định trước.

Xem thêm: Cung cầu là gì? Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng

Trên cơ sở đó, chính sách tài khóa  sẽ được xác định để phù hợp với các mục tiêu chiến lược trung hạn và dài hạn. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong quá trình hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển là nhất thiết phải căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia để đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng một chính sách tài khóa phù hợp, khả thi và bám sát những yêu cầu phát triển đất nước; đồng thời, cân đối ngân sách bền vững và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Thứ tư, tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là phải bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa người dân ở thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

– Về thu ngân sách nhà nước: tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất  – kinh doanh ở vùng, miền có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

– Về chi ngân sách nhà nước: cần có hình thức cấp vốn cho các hộ nghèo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập và giúp họ tự thoát nghèo; chi ngân sách nhà nướcN để dạy nghề cho các lao động nghèo chưa được đào tạo, giúp họ có thể tự tạo việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác dự báo.

Công tác dự báo trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức và tính chính xác chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Nhà nước cần có quy định chính thức về việc dự báo kinh tế là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như trong ban hành chính sách thu – chi ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

+ Cần nâng cao chất lượng dự báo. Khi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, bên cạnh những dự báo về mặt định tính, cần áp dụng các phương pháp định lượng để bảo đảm tính chính xác, tin cậy cao.

+ Phân tích và dự báo một mặt dựa trên xu hướng biến động trong tương lai, mặt khác phải căn cứ vào dữ liệu lịch sử. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu bảo đảm đầy đủ, chính xác và cập nhật để phục vụ cho công tác dự báo.

+ Bảo đảm các điều kiện về vật chất, nguồn nhân lực cho công tác dự báo. Theo đó, nghiền cứu đầu tư thích đáng cho hoạt động dự báo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dự báo và có cơ chế hợp tác, thuê chuyên gia nước ngoài, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật trong phân tích dự báo.

3. Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô:

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả. Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:

+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách. Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, người thụ hưởng. Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:

+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa

Xem thêm: Có được thanh toán bằng tài khoản cá nhân cho hợp đồng thương mại của công ty?

+ Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.

+ Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công  trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá khứ).

+ Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước.

+ Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh, sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.