Chính phủ có thể khác phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách


Giảm chi.

Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây

là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi sảy ra

thâm hụt ngân sách và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi

đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển

kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không

đầu tư. Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu đầu tư công, những khoản chi

thường xuyên của nhưng cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không

hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Biện pháp vay nợ.

Vay nợ trong nước.

Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu.

Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay

trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Ở

Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình

thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình.

- Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm thâm hụt ngân sách mà không

cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách

hiệu quả để kiềm chế lạm phát.

- Nhược điểm: Việc khắc phục thâm hụt ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát

trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong

GDP liên tục tăng. Thứ nữa, viêc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong

việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.

Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay), giá trị

thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ có

thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu.

Tuy nhiên, nếu việc làm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính phủ và

khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau.

Vay nợ nước ngoài.

Chính phủ có thể giảm thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc

nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài

chính thế giới như ngân hàng thế giới(WB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển

Châu Á (ADB),các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế

Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện

các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển

chính thức ODA.

Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ

mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng



10



- Ưu điểm: Nó là một biện pháp giảm thâm hụt ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp được các

khoản thâm hụt mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan

trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhược điểm: Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả

năng chi tiêu cho chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào

nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều

khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.

Sử dụng dự trữ ngoại tệ:

Quỹ dự trữ ngọai tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách

tiền tệ của một quốc gia hoặc một lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh toán quốc tế

hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia.

Chính phủ có thể sử dụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.

Ưu điểm của việc này là dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng.

Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách lại tiềm ẩn nhiều

rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng

Vay ngân hàng (in tiền).

Chính phủ khi bị thâm hụt ngân hàng sẽ đi vay ngân hàng trung ương để bù đắp. Đáp ứng

nhu cầu này, ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ.

Chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hóa thâm hụt.

- Ưu điểm: Nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh

chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.

- Nhược điểm: Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền.

Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách kinh tế

vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của

mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác

động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như

đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội. Giữa tăng trưởng kinh tế

với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của

các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý của các nước trên thế giới, vấn đề tăng

cường vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung và xử lý thâm

hụt ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.

5. Giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước hiệu quả đối với Việt Nam hiện nay.

Xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác

động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng

tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát

đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý thâm hụt NSNN như thế nào để ổn định

vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh

11



tế và kiềm chế lạm phát hiện nay?

Để kiềm chế lạm phát cũng như sự suy thoái của nền kinh tế, ngoài các biện pháp mà

Chính phủ, các bộ, ngành đang thực thi, vấn đề quản lý chặt tình hình chi NSNN như: chi thường

xuyên của các cơ quan nhà nước, đầu tư công... thông qua việc xử lý thâm hụt NSNN là vô cùng

cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với các

lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội cũng như vấn đề thu chi ngân sách là giải pháp quan trọng đối với

thực trạng tại Việt Nam hiện nay.

Nước ta là một nước đang trong đà phát triển, nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thường

xuyên phải chịu ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu bắt đầu từ

suy thoái kinh tế Mỹ cũng đổ bộ và gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam . Vấn đề thu chi ngân sách

chưa được quản lý triệt để dẫn đến tình trạng lạm phát kéo dài, gây tác động xấu tới sự tăng trưởng

của nền kinh tế nói chung. Môi trường kinh tế vĩ mô đã trở nên kém ổn định. Vì vậy, khả năng thu

hút đầu tư nước ngoài cũng như khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân trong nước cũng bị

hạn chế. Cũng như những nút thắt cổ chai của các đầu vào cho sản xuất. Cụ thể là những hạn chế

về kết cấu hạ tầng, điện, nguồn nhân lực.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách quản lý hợp lý, đặc biệt là quản lý

chặt chẽ thu chi ngân sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, đề ra chính sách hữu hiệu để

kiềm chế tỷ lệ lạm phát, vốn đang khá cao và ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức mua của

người dân. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc thúc đẩy cải cách khu vực doanh nghiệp

nhà nước, nâng cao tỷ lệ cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.



12



Chủ đề