Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công

Đến năm 1961, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tăng cường viện trợ quân sự, hệ thống cố vấn, đẩy nhanh tốc độ xây dựng quân đội ngụy thành lực lượng tác chiến chủ yếu để thực hiện kế hoạch bình định miền Nam. Trước tình hình đó, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng LLVT, mở rộng các căn cứ địa, phát triển chiến tranh du kích, tăng cường hoạt động và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của các đơn vị chủ lực ở miền Nam.

Nhờ đó, LLVT cách mạng miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng, liên tục mở các chiến dịch tiến công địch trên khắp miền Nam. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam không ngừng phát triển. Nhân dân ở các vùng nông thôn được sự giúp sức của các LLVT đã nổi dậy phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn, xã, giành thắng lợi cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ. Bộ đội chủ lực đã phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích giải phóng và làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Lực lượng các địa phương đã thực hiện nhiều phương thức tiến công-nổi dậy linh hoạt, góp phần làm thất bại các chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ-ngụy.

Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công
Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công
Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công
Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công
Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công
Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thực hiện nghi binh chiến lược, cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, nhằm đánh lạc hướng sự phán đoán của địch, trong khi giữ tuyệt mật ý định chiến lược của ta. Việc Quân Giải phóng tiến công Khe Sanh, cùng với các tin tức mà bộ máy tình báo của Mỹ vàchính quyền Sài Gònthu được, thông tin về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã đi nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở nước ngoài, làm cho giới lãnh đạo chóp bu của Mỹ-ngụy càng tin vào nhận định của mình là khó có thể xảy ra đánh lớn ở miền Nam vào dịp Tết. Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội ngày 23-12-1967 để chủ trì hội nghị cuối cùng của Bộ Chính trị về Tổng tiến công và nổi dậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nước ngày 29-1-1968, ngay trước thềm cuộc nổ súng.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường miền Nam. Nhân lúc Mỹ-ngụy đang thất bại nặng nề trên chiến trường ba nước Đông Dương, các chính khách Mỹ đang trong thời điểm chạy đua vào Nhà Trắng, ta kiên quyết phát huy quyền chủ động tiến công, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược bằng 3 đòn tiến công chiến lược (tiến công của bộ đội chủ lực; tiến công và nổi dậy ở các vùng nông thôn đồng bằng và phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị).

Trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng 12-1972, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Đây là thắng lợi to lớn của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam; nghệ thuật xây dựng ý chí quyết đánh và quyết thắng; nghệ thuật biết đánh và biết thắng địch độc đáo của Việt Nam; nghệ thuật chiến dịch chiến tranh nhân dân Việt Nam đất đối không; nghệ thuật tổ chức thế trận một cách hợp lý và chuyển hóa thế trận linh hoạt trong quá trình tác chiến chiến dịch.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, tình hình chiến trường miền Nam vẫn diễn biến phức tạp. Bộ Chính trị và Trung ương Đảng ta đã nhận định: Mỹ-ngụy không tôn trọng mà quyết tâm chống phá Hiệp định Paris và "địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta cần phải chủ động phản công, tiến công lại địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu thành lập tổ Trung tâm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn mới. Chấp hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn-Bí thư thứ nhất và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976đã ra đời.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo Bộ Chính trị về Kế hoạch giải phóng miền Nam, chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược và Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ cuối tháng 3, đầu tháng 4-1975, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã điều động các binh đoàn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Ngày 7-4-1975, thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho các cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng".

Nhờ có quyết tâm chiến lược đúng đắn, kế hoạch đầy đủ, sự chỉ đạo kiên quyết, nhạy bén, kịp thời của Bộ Thống soái tối cao cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, toàn quân, nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc quyết tâm của Đảng giải phóng miền Nam trong hai năm xuống còn hai tháng. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta.

Thạc sĩ VŨ VĂN KHANH