Chiến lược xâm nhập thị trường của Samsung

Chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia (MNCs) và hoạt động đầu tư của samsung vào thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (143.23 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ về cách mạng khoa học kĩ
thuật, công nghệ thông tin đang diễn ra trên toàn thế giới. Cùng với nhu cầu không
ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và phát minh ra những sản phẩm ưu việt hơn
nữa, hằng năm, các tập đoàn công ty đa quốc gia lớn về mảng điện tử gia dụng như
LG, Sharp, Samsung...đều cho ra đời những dòng sản phẩm mới có sự khác biệt đáp
ứng được nhu cầu của người sử dụng và chiếm được vị thế nhất định trên thị
trường cạnh tranh. Điều này đã góp phần giúp các MNC ( Multi National
Compannies  Các công ty đa quốc gia) phát triển được thương hiệu của mình và
tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Bởi vậy, việc từng bước mở rộng thị
trường là điều tất yếu.
Samsung là một tập đoàn điện tử lớn của Hàn Quốc, sau khi chiếm lĩnh thành công
thị trường trong nước, tập đoàn này tiếp tục hướng đến những thị trường đã, đang
và kém phát triển khác trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,...Và trong
số đó, thị trường mục tiêu tiếp theo của Samsung chính là Việt Nam - một thị
trường rất tiềm năng về phát triển ngành điện tử viễn thông nhưng chưa được
khai thác hết.
Để có thể thành công trong việc thâm nhập vào bất cứ một thị trường nước ngoài
nào, các MNC nói chung và tập đoàn điện tử Samsung nói riêng cần phải có chiến
lược nhất định để hiểu rõ nơi mình muốn đầu tư vào, nghiên cứu kĩ những yếu tố về
chính trị, xã hội, khoa học, văn hoá truyền thống hay các yếu tố pháp lí,...Bởi vậy, với
mong muốn giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về bí quyết thành công của Samsung
tại Việt Nam, nhóm em đã chọn đề tài "Chiến lược thâm nhập thị trường của các
công ty đa quốc gia (MNCs) và hoạt động đầu tư của Samsung vào thị trường Việt
Nam". Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng em đã chia làm hai phần nội dung
lớn, đó là:



2


I

Phân tích tổng quan về chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty đa

quốc gia
II Hoạt động đầu tư của Samsung vào thị trường nước ta.
Mong cô và các bạn có thể góp ý cho bài tiểu luận của nhóm em.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Kim Oanh.

NỘI DUNG
I. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1. Khái quát về công ty đa quốc gia:
1.1. Nguyên nhân ra đời của công ty đa quốc gia:
Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này
mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu
của các nhà tư bản nước sở tại.Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập
niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến
hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích: Phục vụ
mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản Công ty nhờ việc khai thác các tiềm
năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhân công với
giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối với công
nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do mở
rộng khu vực sản xuất.
Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi
ro. Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung

cầu Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền
địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối,
thuế, khủng hoảng nợ

3


Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách
bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng
nhanh nhu cầu người tiêu dung.
Cuối cùng là, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạo trực tiếp
sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấp cho phép sử dụng bằng sáng
chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất), điều này cho phép
họ độc quyền sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước ngoài.
Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ
mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ
thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời
của công ty đa quốc gia là cần thiết.
1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia:
KN1: MNC (Multinational Corporation): Là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất
hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Viết tắt là MNC, có ngân sách vượt cả
ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối
quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.
KN2: Công ty đa quốc gia là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung
cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà
hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia
và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau.
KN3: Công ty đa quốc gia (MNC) là tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ và khoa
học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng hợp

tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau.
1.3. Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc):
- Công ty đa quốc gia theo chiều ngang sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc
tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).

4


- Công ty đa quốc gia theo chiều dọc có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó,
sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ:
Adidas).
- Công ty đa quốc gia nhiều chiều có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà
chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft)

2. Chiến lược thâm nhập:
Trong những thập kỷ vừa qua các Công ty đa quốc gia (MNCs) đã đầu tư hàng tỷ
USD ra nước ngoài theo hình thức đầu tư song phương: Hoa Kỳ đầu tư vào Cộng
đồng kinh tế Châu Âu và ngược lại; Nhật Bản đầu tư vào Hoa Kỳ và ngược lại;
Canada đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ và ngược lại,.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, MNCs đã chuyển hướng đầu tư vào các nước
đang phát triển và những nước đang chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh
tế thị trường. Ví dụ trong giai đoạn 1991-1995, Công ty Volkswagen đã đầu tư 6 tỷ
USD vào nhà sản xuất ô tô Skoda của Cộng Hoà Czech; hoặc Opel (Đức) đã đầu tư
xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô trị giá 680 triệu USD tại Đông Đức. Sự chuyển
hướng đầu tư này bắt nguồn từ một số lý do như sau: triển vọng sinh lời tại những
thị trường này cao dù rằng những rủi ro về kinh tế và chính trị còn lớn; các chương
trình tư nhân hóa được tiến hành rộng khắp tại các nước Nam Mỹ và đây là một cơ
hội cho MNCs thâm nhập vào khu vực này; mặt khác, sự tăng trưởng mạnh mẽ và
đầy triển vọng của Nhật Bản trong thập niên 80 của thế kỷ 20 đã dẫn đến việc đầu
tư vốn của Nhật ra thị trường nước ngoài. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực

lượng sản xuất, cách mạng khoa học - công nghệ, hoạt động của MNCs đang và sẽ
là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc tế.
2.1. Khái quát về thâm nhập thi trường:
Thâm nhập thị trường của MNCs là chiến lược của những công ty (doanh nghiệp)
lớn, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia bằng việc mở rộng thị trường dưới
5


nhiều hình thức, nhằm hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường sản phẩm để thu
lợi nhuận độc quyền.
MNCs hoàn toàn khác biệt với những công ty nội địa (những công ty giới hạn hoạt
động của mình chỉ ở thị trường nội địa) ở chỗ MNC không bao giờ giới hạn hoạt
động của mình trên cơ sở thị trường nội địa.MNC đưa ra quyết định dựa trên cơ sở
vì lợi ích của nó hơn là lợi ích quốc gia. Thậm chí MNC sẵn sàng chuyển giao ngân
quỹ và tạo ra công ăn việc làm tại hải ngoại thay vì tại quốc gia nó ra đời nếu như
nó tìm được lợi nhuận hấp dẫn hơn ở thị trường nước ngoài. Ví dụ IBM đã biệt phái
khoảng 120 chuyên gia và 10 tỷ USD sang EC để đầu tư cho hoạt động kinh doanh
viễn thông tại đây trong vòng một năm (Robert B. Reich, Who is them? Harvard
Business review, March-April 1991, p.77) thay vì đầu tư tại Hoa Kỳ. Chiến lược này
không chỉ được một mình IBM áp dụng. Nhiều công ty khác trong qúa trình đầu tư
của mình đã tạo nên nhiều công ăn việc làm tại thị trường hải ngoại. Ví dụ tại Nhật
Bản, Xerox đã có trên 12.000 lao động, Texas Instrument có hơn 5.000 lao động,
Hewlett  Parkard có trên 3.000 lao động. Nói chung nhiều công ty Hoa Kỳ đã thuê
một lực lượng lao động là người Nhật một cách đáng kể. Tình trạng của các công
ty ngoại quốc kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ cũng đã nói lên một điều tương tự.
Cụ thể, năm 1990 có khoảng 640 công ty tại Hoa Kỳ thuộc sở hữu hoàn toàn, hoặc
một phần bởi người Nhật, và những công ty này đã sử dụng khoảng 160.000 công
nhân là người Mỹ, và hơn 100 liên doanh Nhật  Mỹ cũng đã thiết lập trong năm
1990. Đến cuối thế kỷ thứ 20, có trên 800.000 nhân công Hoa Kỳ làm việc tại các

công ty Nhật Bản. Nếu xét tổng quát thì các công ty có nguồn gốc nước ngoài cho
đến năm 1989 đã sử dụng khoảng 3 triệu nhân công người Mỹ. Cũng trong năm
1989, số lượng công việc được tạo ra bởi các công ty sản xuất có nguồn gốc nước
ngoài đã cao hơn số lượng công việc được tạo ra bởi các công ty có nguồn gốc Hoa
Kỳ. Đôi khi một số dự án kinh doanh quốc tế lại sử dụng nhân công từ hàng loạt
nước khác. Ví dụ, một loại xe hơi thể thao của Mazda, loại MX  5 Miata, được thiết
kế tại California, nhưng chi tiết được tạo ra tại Anh, lắp ráp tại Michigan và Mehico,
loại xe hơi này lại sử dụng các bộ phận điện tử được sáng chế tại New Jersey và
được chế tạo tại Nhật Bản. Tương tự như vậy, loại xe ăn khách của Chevrolet  Geo
6


Metro  được thiết kế tại Nhật Bản, và chế tạo tại Canada bởi một nhà máy do công
ty Suzuki sở hữu. Hoặc trong trường hợp của Boeing thì loại máy bay này được
thiết kế tại bang Washington và Nhật Bản, nhưng lắp ráp tại Seatle với chóp đuôi
làm từ Canada, một số chi tiết phần đuôi lại được sản xuất tại Trung Quốc và Italy,
và đầu máy thì được làm từ Anh. Nói cách khác, MNC tiến hành các hoạt động và
thoả thuận sao cho nó có lợi nhất, thậm chí điều này sẽ dẫn đến sự hợp tác của
nhiều công ty thuộc từ 3 cho đến 4 quốc gia khác nhau. Điều này là một thực tế hiển
nhiên được tiến hành bởi MNCs bất kể quy mô của nó là lớn hay nhỏ.
2.2. Hình thức thâm nhập:
Quá trình này thường thể hiện qua một trong 6 hình thức sau: xuất khẩu; nhượng
quyền (licencing); chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising); liên
doanh; doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu nước ngoài (100% vốn nước ngoài) nhằm
đánh dấu sự có mặt của MNCs trong quá trình thâm nhập thị trường.
Như vậy, để tiến hành quá trình thâm nhập thì trường, MNCs có nhiều cách lựa
chọn hình thức sở hữu, từ việc sở hữu 100% vốn cho đến việc mua cổ phần từ đa số
đến thiểu số. Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng mãnh liệt, rủi ro khi bước vào thị
trường, sự phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng nhiều công ty xem xét việc
hợp tác hay liên minh quốc tế giữa các công ty như là một cứu cánh để giảm thiểu

rủi ro.

2.2.1 Xuất khẩu:
- Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức thâm nhập trong đó hàng hóa được
sản xuất trong nước chủ đầu tư, được kiểm soát chặt chẽ bởi chủ đầu tư, sau đó
xuất sang nước khác.
- Các TNC sẽ chọn hình thức này để thâm nhập thị trường nếu như có các điều kiện
sau:
+ Quy mô thị trường nước nhận đầu tư nhỏ

7


+ Nước nhận đầu tư có kỹ thuật lạc hậu, chưa đáp ứng được các điều kiện về công
nghệ để có thể tiến hành nhượng quyền hay đầu tư trực tiếp.
+ Nước nhận đầu tư có độ rủi ro chính trị lớn, kinh tế bất ổn, chính sách thường
xuyên thay đổi. Khi đó xuất khẩu là phương án an toàn hơn cả.
+ Tiềm lực của chủ đầu tư nhỏ.
2.2.2 Nhượng quyền kinh doanh:
- Khái niệm: Nhượng quyền thương mại là hình thức thâm nhập trong đó
+ Chủ đầu tư cho bên nhận đầu tư nằm ở quốc gia khác các bí quyết thương mại,
quyền kinh doanh dựa trên thương hiệu của chủ đầu tư
+ Hàng hóa được sản xuất tại nước nhận đầu tư
+ Bên nước chủ đầu tư nắm quyền kiểm soát việc sản xuất kinh doanh
+ Bên nước nhận đầu tư thông qua hợp đồng nhượng quyền ghi rõ quyền lợi, trách
nhiệm của các bên có liên quan.
- Các TNC sẽ chọn hình thức này để thâm nhập thị trường nếu như có các điều kiện
sau:
+ Công nghệ đã được phổ biến rộng rãi
+ Nước nhận đầu tư là nước nhỏ

+ Chủ đầu tư không thích rủi ro và không có nhiều kinh nghiệm trên thị trường
nước nhận đầu tư
+ Lợi ích do nhượng quyền lớn
+ Công nghệ đơn giản, không quá phức tạp, không có rủi ro cao về việc mất bản
quyền

8


- Ví dụ cho hình thức thâm nhập này có thể kể đến các tập đoàn đồ ăn nhanh trên
thế giới như KFC, McDonalds với công nghệ cách thức chế biến không quá phức
tạp.

2.2.3 Sở hữu 100% vốn:
Đối với nhiều MNC giải pháp lập một chi nhánh 100% vốn là một giải pháp được
nghĩ đến đầu tiên khi tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp. Điều này xuất phát từ
một số lý do:
(i) Tư tưởng vị tộc khi định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế
(ii) Vấn đề tài chính. Ví dụ, một số quản trị gia của IBM cho rằng nếu họ chia sẻ một
phần sở hữu của họ cho phía đối tác nước ngoài, họ sẽ tạo ra một tiền lệ cho việc
chia sẻ quyền sở hữu và kiểm soát với đơn vị kinh doanh bản xứ và điều này thường
dẫn đến một sự gia tăng phí tổn cao hơn là những lợi ích có thể có được.
Để có thể có một quyết định hợp lý khi quyết định mức độ mở rộng quyền sở hữu,
quản trị gia của MNCs thường phải xem xét một mức độ kiểm soát như thế nào là
cần thiết cho sự thành công của công ty trong hoạt động kinh doanh và marketing
quốc tế. Thông thường việc sở hữu 100% vốn là một điều mong đợi nhiều nhất
nhưng không phải lúc nào cũng nhất thiết như vậy. Thật ra việc sở hữu 100% vốn
thật sự cần thiết khi có một mối liên hệ rất mật thiết tồn tại giữa các đơn vị trong
một MNC.
Tuy nhiên một điều mà MNCs cần lưu ý đó là hình thức 100% vốn có thể gặp một số

trở ngại xuất phát từ sự không thiện cảm của môi trường quốc tế: Nhà nước có thể
giới hạn hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực, có chính sách phân biệt trong
đối xử, hạn chế việc chuyển giao lợi nhuận trở về nước.

9


2.2.4 Liên minh chiến lược:
Liên minh chiến lược là một hình thức hợp tác chính thức hay phi chính thức giữa
hai hay nhiều hơn hai công ty có cùng một mục tiêu kinh doanh. Liên minh chiến
lược có thể thực hiện theo các mức độ từ phi chính thức cho đến cùng tham gia cổ
phần.
a. Cơ sở:
Lý do để thực hiện một liên minh chiến lược cũng rất đa dạng:
(i) Mong muốn xâm nhập và mở rộng thị trường: tại Nhật Bản, Motorola đã phối
hợp hoạt động với Toshiba trong việc sản xuất chip điện tử nhằm giành lấy một thị
phần lớn hơn;
(ii) Nhằm bảo vệ thị trường nội địa: Ví dụ, do không có những đơn hàng xây dựng
các nhà máy năng lượng hạt nhân, Bechtel Group đã liên kết với Siemens của Đức
để cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy hiện hữu tại Hoa Kỳ; (iii) Chia sẻ các rủi ro
trong những nỗ lực sản xuất và phát triển: Texas Instrument và Hitachi đã thành
lập chung một nhóm phát triển những loại chip bộ nhớ thế hệ mới; (iv) Thực hiện
liên minh chiến lược nhằm ngăn chặn và vượt qua đối thủ cạnh tranh: Ví dụ,
Caterpillar đã thiết lập một liên doanh với Mitsubishi trong việc sản xuất các thiết
bị trong công nghiệp nặng để phản công lại đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên toàn
cầu của mình là công ty Komatsu ngay trên quê hương của nó.
b. Hình thức:
Các hình thức của liên minh chiến lược bao gồm:
- Hợp tác phi chính thức: Theo hình thức này các đối tác sẽ làm việc với nhau theo
một thỏa thuận ràng buộc (có thể diễn ra theo hình thức trao đổi thông tin về sản

phẩm mới, công nghệ, kỹ thuật, trao đổi chuyên gia). Sự hợp tác theo hình thức này
thường thích hợp cho những đối tác thực sự không đe dọa lẫn nhau tại thị trường
của mỗi nước và quy mô của những đối tác này ở dạng trung bình.
- Hợp tác theo hợp đồng: Theo hình thức này, các đối tác có thể ký các hợp đồng
hợp tác trên lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, marketingThỏa thuận
10


này cho phép cả hai có thể thực hiện được các mục tiêu của cả đôi bên. Các công ty
cũng có thể thực hiện các thỏa thuận hai chiều để mỗi bên có thể khai thác thị
trường lẫn nhau. Ví dụ, AT & T và Olivetti đã có những thỏa thuận về marketing
chéo cho nhau tại cả hai thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong lĩnh vực dịch vụ, các
hang hàng không đã có những thỏa thuận cho phép đối tác sử dụng các trung tâm
bay của nhau, phối hợp lịch bay, và sử dụng chung loại vé.
- Mua cổ phần: Nhiều MNC đã thực hiện việc mua cổ phần thiểu số tại những công
ty có tầm quan trọng chiến lược với họ nhằm đảm bảo việc gắn bó lợi ích với những
nhà cung cấp. Ví dụ IBM đã mua 12% cổ phần của Intel; Ford đã mua 25% cổ phần
của Mazda. Các đối tác này vẫn tiếp tục hoạt động một cách riêng lẻ như một thực
thể độc lập nhưng sẽ thụ hưởng thế mạnh được cung cấp từ đối tác của mình. Ví dụ,
nhờ vào sự hợp tác với Mazda, Ford đã có một sự hỗ trợ rất tốt trong việc thiết kế
và sản xuất các loại xe, trong khi đó Mazda đã gia tăng khả năng xâm nhập thị
trường tại Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực xe hơi, Mitsubishi Motor đã sở
hữu 10.2% cổ phần của Chrysler, Honda sở hữu 20% cổ phần của Rover (Anh).

2.2.5 Liên doanh:
Liên doanh là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai Công ty cùng góp vốn để
hình thành nên một đơn vị kinh doanh, mức độ kiểm soát của mỗi bên tùy thuộc vào
mức độ góp vốn của họ và họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của
mình. Các lý do khiến một MNC phải thực hiện hình thức liên doanh là do:
(i) Luật pháp của nước sở tại buộc MNC phải thực hiện hình thức liên doanh trong

một số ngành;
(ii) Một phía đối tác phải cần đến kỹ năng hoặc các tài sản hữu hình và vô hình của
phía bên kia;
(iii) Việc thực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêu
chiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau. Ví dụ liên doanh giữa
GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy New United Motor đã cho
11


phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ, ngược lại GMC có thể tận
dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị từ phía đối tác Nhật Bản.
Một liên doanh chỉ được xem là có hiệu quả một khi sự hợp nhất nguồn lực của các
đối tác có thể tạo ra một kết quả cao hơn so với năng lực riêng lẻ của từng đối
tác.Ví dụ một công ty có thể có những tiến bộ kỹ thuật mới nhưng lại thiếu vốn để
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể dùng hình thức liên doanh để áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật này nhanh.

2.2.6 Chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh:
a. Hợp đồng BOT (Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao; Build-Operate Transfer):
Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó
cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng BOT có một số đặc điểm:
Cơ sở pháp lý: hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ
quan nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy
định pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và một bên nhà đầu tư.

Đối tượng của hợp đồng: là các công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.
Nội dung của hợp đồng quy định: các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư liên quan đến 3 việc xây dựng, kinh doanh
và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam.
12


Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BOT để
tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh
nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là việc tiến hành quản lý và kinh doanh công trình
trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý.
Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho
Nhà nước Việt Nam.
b. Hợp đồng BTO (Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh; Build- TransferOperate):
Hợp đồng BTO là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà
đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận.
Đặc điểm của hợp đồng BTO:
Cơ sở pháp lý: hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ
quan nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy
định pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và một bên nhà đầu tư.
Đối tượng của hợp đồng: là các công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.

Nội dung của hợp đồng: quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư liên quan đến 3 việc xây dựng, chuyển
giao, kinh doanh.

13


Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BTO để
tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh
nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận.
c. Hợp đồng BT (Xây dựng chuyển giao; Build Transfer):
Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ tạo điều
kiện cho nhà đầu tư thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Hợp đồng BT có một số đặc điểm sau:
Cơ sở pháp lý: hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ
quan nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy
định pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và một bên nhà đầu tư.
Đối tượng của hợp đồng đầu tư: là các công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.
Nội dung hợp đồng: quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam và nhà đầu tư liên quan đến việc xây dựng và chuyển giao,

không được quyền kinh doanh chính công trình.

14


Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BT để
tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh
nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện
những dự án khác để thu hồi vốn và lơi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư
theo thỏa thuận trong hợp đồng.

II. SỰ THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA SAMSUNG
1. Tiền đề cho sự thâm nhập của Samsung vào thị trường Việt Nam:
1.1. Vài nét về Samsung:
Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có nhiều công ty con,
hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại (chaebol)
lớn nhất Hàn Quốc. Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được
khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng
hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán
và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60,
xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Từ thập kỉ 90, Samsung mở
rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di
động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty
điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị
trường năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới
theo doanh thu năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là
công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới).
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông,

văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau "Kì tích sông Hàn".
Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm 17% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) $1,082 tỷ đô la Mỹ của Hàn Quốc.
15


Bắt đầu hoạt động từ năm 1996 với thị phần gần như bằng không, đến nay
Samsung Electronis Việt Nam đã trở thành công ty điện tử hàng đầu ở Việt Nam.
Ông Je Young Park, Tổng giám đốc SEV cho biết Tại Samsung, chúng tôi đã có định
hướng rõ rang và coi Việt Nam là một điểm đầu tư chiến lược. Các chuyên gia đã có
sự xem xét và đánh giá trên phạm vi toàn cầu và nhận thấy Việt Nam có những điều
kiện thuận lợi, nên đã đưa ra quyết định chiến lược xây dựng nhà máy ở đây.
1.2. Thuận lợi từ thị trường Việt Nam:
Sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài là do
những lợi thế giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, có
sự ổn định về chính trị, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và nằm ở vị trí địa lý
lý tưởng là trung tâm khối ASEAN.
Việt Nam không chỉ là nơi thuận lợi nhất để tiếp cận thị trường Trung Quốc vốn
vẫn có sức mua lớn, mà vị trí ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều
đó cũng đang khiến Việt Nam trở thành nơi thuận lợi nhất để xuất hàng hóa cho
toàn bộ các nước từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, nhất là khi Việt Nam lại nằm
ngay trên tuyến đường thương mại trên biển nhộn nhịp nhất hành tinh.
Tính đến nay, số dân của cả nước là trên 90 triệu người. Việt Nam là nước có nguồn
lao động trẻ, dồi dào và chi phí nhân công tương đối thấp. Việt Nam là thị trường
mới nổi mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không chú ý. TS. Patrick Dixon,
một trong những chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới đương đại cho rằng, vấn đề
lợi thế nhân công ở Việt Nam hiện nay, được đánh giá là xã hội trẻ và năng động.
Một phần tư dân số có độ tuổi dưới 14, độ tuổi trung bình chỉ là 27 với tỷ lệ biết chữ
lên tới 94%. Dù dân số không bằng Ấn Độ, Trung Quốc hay Brazil nhưng nước ta có
một thị trường công nghệ thông tin và điện tử tiềm năng, kết cấu dân số trẻ có mức

chi tiêu cho bản than khá cao, là một trong những trung tâm phát triển công nghệ
thông tin nhanh nhất khu vực, cộng với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng
nhanh, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ lớn trong khu
vực Đông Nam Á.

16


Việt Nam cũng là điểm hấp dẫn đối với các dự án sử dụng nhiều lao động khi chi
phí lao động tương đối rẻ, khéo tay trong khi các ràng buộc về lao động, ô nhiễm
môi trường không quá khắt khe. Giá nhân công ở Việt Nam rẻ chỉ bằng một nửa so
với Trung Quốc và Thái Lan. Đây sẽ là một yếu tố khiến các nhà đầu tư sẽ phải xem
xét việc dịch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang nước khác, trong đó có Việt
Nam.
Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định do đó các nhà đầu tư có thể yên tâm phát
triển sản xuất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình. Cùng với đó là các chính
sách ưu đãi thông thoáng khuyến khích các nhà đầu tư tại Việt Nam. Việc xóa bỏ
chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới thu hút được hàng loạt những dự án đầu tư lớn. Đây là cơ hội tốt cho ngành
sản xuất linh kiện phát triển.
Việc Việt Nam gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc
ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 cũng đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một
thị trường rất quan trọng của các nhà đầu tư Hàn Quốc trong đó có tập đoàn
Samsung.
Mới đây nhất khi Việt Nam đã tham gia ký kết thành công Hiệp định TPP, thị trường
tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Đây là một trong những nguyên nhân
chính khiến rất nhiều tập đoàn lớn nước ngoài trong đó có Samsung bỏ ra một số
vốn khổng lồ để đầu tư vào thị trường Việt Nam.
1.3. Lợi thế từ chính thương hiệu Samsung:
Với xuất phát điểm là một thương hiệu chưa tạo được ấn tượng sâu sắc, không có

thứ hạng, Samsung đã vươn lên vị trí của một thương hiệu mang tính toàn cầu. Họ
lấn sân vào thiết kế những sản phẩm công nghệ cao, thâm nhập vào thị trường mới
với những dòng sản phẩm cao cấp hơn như máy tính và điện thoại di động. Sự đầu
tư hết mức về công nghệ đã cho Samsung một vị thế dẫn đầu. Tất cả mọi hoạt động
của Samsung bây giờ đểu nhắm đến thương hiệu và họ cũng đầu tư vào hình ảnh
toàn cầu của mình một cách mạnh mẽ hơn.

17


Nhờ sự tập trung vào chiến lược marketing bao gồm phát triển sản phẩm, lựa chọn
kênh phân phối, chính sách đối nội đối ngoại, Samsung đã gây dựng thành công
thương hiệu định hướng phát triển cho ngành công nghiệp kỹ thuật cao này.
Từ việc có những nghiên cứu, cải tiến trong lĩnh vực kỹ thuật cao, Samsung đã tạo
dựng cho mình một hình ảnh mới  đại sứ công nghệ kỹ thuật số. Chính thương
hiệu này đã mang lại cho Samsung không ít những thuận lợi khi phát triển ra các
thị trường quốc tế trong đó có thị trường Việt Nam.
1.4. Một số khó khăn:
Các quy tắc về xuất xứ của TPP hay AEC cũng sẽ ràng buộc các nhà đầu tư phải đầu
tư sâu hơn, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để tăng tỷ lệ nội địa hoá nhằm tận
dụng những ưu đãi và cơ hội để thâm nhập thị trường TPP và AEC. Đây cũng là một
thách thức cho các nhà đầu tư FDI khi đầu tư vào Việt Nam chỉ ở mức độ lắp ráp,
gia công, nên sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của TPP và AEC.
Doanh nghiệp điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng
điện tử. Cụ thể như vừa qua, Samsung Việt Nam cho biết, trong số 80 doanh nghiệp
vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho
Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng
giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa
tới nền kinh tế. Như vậy việc Samsung đầu tư vào Việt Nam cũng gặp trở ngại lớn
do thiếu nhà cung ứng linh phụ kiện.

Một khó khăn nữa là sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác. Do thị trường Việt Nam
mở cửa mạnh nên có rất nhiều các hãng lớn khác như Apple, LG  cũng thâm nhập
sâu vào thị trường. Sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những ông lớn đó khiến cho tốc
độ tăng trưởng về doanh số của Samsung có dấu hiệu chững lại so với thời kỳ 2012
2013. Mặc dù có nhiều cải tiến mới trong thiết kế và có lợi thế khi đã xây dựng
nhiều nhà máy ở Việt Nam nhưng việc phải đối mặt với sự cạnh tranh ở cả phân
khúc trung đến cao cấp khiến tình hình kinh doanh của Samsung ngày một khó
khăn hơn.

18


2. Hoạt động đầu tư dài hơi của Samsung tại thị trường Việt Nam:
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, hiện nay tập đoàn Samsung đã
đầu tư 06 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,3 tỷ USD, trở
thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
Đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Khu phức hợp Samsung Electronics Việt Nam
(SEV) tại KCN Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (2014) hiện
nay được đánh giá là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn
nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu. Đến nay vốn thực hiện của Nhà
máy đạt 95,6%; hằng năm cho doanh số xuất khẩu đạt hàng chục tỷ USD. Tại KCN
Yên Phong, Samsung tiếp tục đầu tư Dự án sản xuất các loại pin hiệu năng cao (của
Samsung SDI Co., Ltd) với tổng vốn đầu tư 0,123 tỷ USD, Nhà máy đi vào hoạt động
từ tháng 1/2010; vốn thực hiện của Nhà máy đạt 65%. Không chỉ dừng lại ở đây,
năm 2014 Samsung tiếp tục đầu tư Dự án sản xuất màn hình Dislay (SDV) tại KCN
Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, Nhà máy đã đi vào sản
xuất từ tháng 3/2015, vốn thực hiện của Nhà máy đạt 35%.
Ngoài ra, Sáng ngày 19/5, tập đoàn này chính thức khởi công xây dựng Khu phức
hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự

án có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng
10/2014. Mục tiêu của dự án là chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển thiết bị
điện tử gia dụng (ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, máy in), dự án đã được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư và hiện đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để xây dựng nhà
máy.
Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm 5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn FDI
đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng 11/2014.
Các nhà máy của Samsung Việt Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là Samsung
Electronics Việt Nam (SEV) với diện tích 110ha ở Yên Phong, Bắc Ninh; vàSamsung
19


Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích 170ha ở Phổ Yên, Thái
Nguyên.
SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linh kiện
điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới. Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30%
tổng sản lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu.
Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung đã quyết định
tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên
(SEVT) với vốn đầu tư là 5 tỷ USD. Nhà máy này vừa đi vào vận hành đầu tháng
3/2014. Chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, SEVT đã xuất khẩu được 90 triệu USD,
đến nay vốn thực hiện của Nhà máy đạt 95,7%. Cũng tại KCN Yên Bình, tháng
10/2014 Samsung Electro-Mechanics Co., Ltd đưa vào vận hành 1 nhà máy sản xuất
bảng mạch in với số vốn đầu tư 1,23 tỷ USD. Đến nay vốn thực hiện của Nhà máy
đạt 24,3%.
Trong năm 2014, doanh thu 2 Khu Tổ hợp của Samsung tại Thái Nguyên và Bắc
Ninh đạt khoảng 26,6 tỷ USD (trong đó SEV đạt 18,81 tỷ USD và SEVT đạt 7,8 tỷ
USD); xuất khẩu 26,25 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước;
đồng thời giải quyết việc làm cho 80.000 lao động tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái

Nguyên. Theo kế hoạch, dự kiến năm 2015, SEV và SEVT đạt mức doanh thu 35 tỷ
USD và giải quyết việc làm cho 120.000 người. Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn có
1 Trung tâm R&D (Nghiên cứu và phát triển) đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân
viên.

20


KẾT LUẬN
Qua việc phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia và
điển hình là chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của tập đoàn Samsung,
chúng em đã hiểu rõ hơn về những cách thức trong việc từng bước xây dựng lên
chiến lược cho thương hiệu của Samsung. Từ việc nghiên cứu thị trường cho đến
phương án xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược xúc tiến, hay tìm những
nguồn vốn đầu tư và đầu tư sao cho có hiệu quả là một việc đòi hỏi sự nghiên cứu
sâu và tầm nhìn chiến lược. Như vậy, sự thành công của Samsung không chỉ góp
phần vào tạo điều kiện thuận lợi cho chính họ - nhà đầu tư mà còn mang lại nhiều
yếu tố thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho nước tiếp nhận
đầu tư chính là Việt Nam.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Websites:

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/co-hoi-vathach-thuc-cua-viet-nam-65001.html
http://vntinnhanh.vn/cong-nghe/2015-tiep-tuc-la-nam-kho-khan-cua-samsung65846
http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4010/Mot-so-thuan-loi-va-thach-thuc-trong-thu-hutdau-tu-vao-nganh-cong-nghiep-dien-tu-Viet-Nam
http://www.tranlegroup.com/samsung-thuong-hieu-dang-len-tvc-14-tv-90.aspx

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_Samsung
Wikipedia
Giáo trình môn Đầu tư quốc tế Đại học Ngoại Thương

22