Chiê m đoa t bao nhiêu se bi pha t năm 2024

Chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Tuy vậy, hành vi này vẫn luôn tồn tại và diễn ra bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là vì tài sản được chiếm đoạt thường mang giá trị to lớn, thứ hai là xuất phát từ ý thức của chủ thể thực hiện hành vi. Đa phần họ không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng gây ra cho xã hội và hình phạt mà bản thân sẽ phải đối mặt. Đây cũng chính là vấn đề chủ yếu được NPLaw nhắc đến thông qua bài viết dưới đây. NPLaw sẽ giúp các bạn tìm hiểu tội chiếm đoạt tài sản là gì? Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

I. Tội chiếm đoạt tài sản là gì?

Chiếm đoạt tài sản là hành vi mà các chủ thể cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý, sở hữu của người khác trở thành tài sản thuộc phạm vi sở hữu của mình. Hành vi này thường được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp bởi người thực hiện hoàn toàn có thể nhận thức rõ về thiệt hại sẽ gây ra cho người khác và họ mong muốn đạt được mục đích đó.

.jpg)

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hiện nay có rất nhiều loại tội phạm có dấu hiệu cấu thành là hành vi chiếm đoạt tài sản. Chẳng hạn như Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; … Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

II. Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội cũng có thể bị xử lý với khung hình phạt nặng hơn nếu hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm tăng nặng. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

- Về mặt khách quan: có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người khác tin là sự thật và tự nguyện giao tài sản của họ. Cụ thể là người thực hiện hành vi đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

- Về mặt chủ quan: hành vi được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác sẽ bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Đối với loại tội phạm này thì người phạm tội bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.

.jpg)

- Về khách thể: Hành vi này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Đối tượng tác động của tội này là tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên, nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

- Về chủ thể: Người phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là quy định về hình phạt và yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là một loại tội phạm chiếm đoạt tài sản. Vậy hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung sẽ bị phạt như thế nào?

III. Hành vi chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào?

Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản có nhiều loại tội phạm khác nhau, vì vậy hình phạt tương ứng cũng sẽ khác nhau. Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

- Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với hình phạt cơ bản từ 02 năm đến 07 năm theo Khoản 1 Điều 169 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 169.

- Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản thì bị phạt tù với hình phạt cơ bản từ 01 năm đến 05 năm theo Khoản 1 Điều 170 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 170.

.jpg)

- Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì bị phạt với hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Khoản 1 Điều 172 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi thuộc các trường hợp tại Khoản 4 Điều 172.

- Chiếm đoạt tài sản nếu cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt với hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Khoản 1 Điều 175 và hình phạt cao nhất có thể phạt tù 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên tại Khoản 4 Điều 175.

IV. Giải đáp thắc mắc thường gặp về tội chiếm đoạt tài sản

1. Viên chức chiếm đoạt tài sản công thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP, nếu viên chức chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy thuộc vào giá trị tài sản công người vi phạm chiếm đoạt mà mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này sẽ tương ứng với các mức phạt được quy định tại khoản 1 Điều 12, cụ thể:

  1. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
  1. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
  1. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

.jpg)

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

2. Mượn nợ dùng sai mục đích thì có phạm tội chiếm đoạt tài sản không?

Trường hợp mượn nợ rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc trường hợp mượn nợ và sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản sẽ chịu trách nhiệm hình sự vào Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, tương ứng với Điểm a, b Khoản 1.

Còn trường hợp mượn nợ dùng sai mục đích nhưng không thoả mãn các dấu hiệu của chiếm đoạt tài sản thì không đủ yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản.

3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trong đó có tội chiếm đoạt tài sản.

4. Tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người sẽ chịu trách nhiệm hình sự với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Ở đây, hành vi lừa đảo đối với nhiều người, cho thấy tính chất chuyên nghiệp của người thực hiện tội phạm, theo Khoản 2 Điều 174 sẽ bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

5. Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?

Theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi nhận thấy mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể làm đơn tố giác đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.

Căn cứ Điều 87, Điều 89, Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, thì những chứng cứ cần mang theo khi đi trình báo tại cơ quan có thẩm quyền và nguồn bằng chứng đúng pháp luật bao gồm

  • Vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử: là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
  • Kết luận giám định: là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
  • Kết luận định giá tài sản: là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • Các tài liệu, đồ vật khác: những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.

V. Tìm luật sư tư vấn bào chữa tội chiếm đoạt tài sản

Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn bào chữa về tội chiếm đoạt tài sản. Trong đó, hãng luật NPLaw cũng cam kết hỗ trợ cho khách hàng một cách nhiệt tình nhất về vấn đề trên. Với kinh nghiệm tư vấn và tiếp cận vụ việc thực tiễn qua nhiều năm, NPLaw tự tin có thể đồng hành cùng các bạn.


Trên đây là những vấn đề liên quan đến tội chiếm đoạt tài sản mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.