Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất

Có nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tùy theo những góc độ nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về kênh phân phối như khái niệm kênh phân phối dưới góc độ người tiêu dùng, người quản lý và dưới góc độ các nhà quản lý kinh tế là khách nhau. Bài viết sau, Tri Thức Cộng Đồng chia sẻ khái niệm, vai trò kênh phân phối, chức năng của kênh phân phối.

Mục lục

Có nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tùy theo những góc độ nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về kênh phân phối.

Xét ở tầm vĩ mô, kênh phân phối được coi là con đường vận động của hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dưới góc độ người tiêu dùng “kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hóa sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá hợp lý”. Dưới góc độ của người sản xuất “kênh phân phối là sự tổ chức các mối quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”.

Xét dưới góc độ quản lý, kênh phân phối được xem như là một lĩnh vực quyết định trong Marketing. Kênh phân phối được coi là “một sự tổ chức các tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu phân phối của nó”. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của “quan hệ bên ngoài”, “sự tổ chức kênh”, “các hoạt động phân phối”…

Các nhà kinh tế học lại quan niệm: “Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh nghiệp. Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong doanh nghiệp như: con người, phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các công ty độc lập chuyên về phân phối  và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt các chính sách và thong lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”.

Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách tổng quát nhất về kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng (Trần Minh Đạo, 2009).

Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối, người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự  phân công công việc giữa các thành viên tham gia kênh.

Các định nghĩa khác nhau đã chứng tỏ rằng không thể có một định nghĩa nào về hệ thống kênh phân phối mà nó có thể thõa mãn tất cả các đối tượng. Do vậy, trước khi đưa ra một định nghĩa về kênh phân phối cần xác định rõ mục đích sử dụng.

Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất

2. Vai trò của kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối hiệu quả là cần thiết để nối nguời sản xuất và người tiêu dùng, có nghĩa là phân phối hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và mức giá có khả năng thanh toán. Xét một cách khái quát, vai trò của kênh phân phối thể hiện trên các phương diện sau:

–  Hệ thống kênh phân phối điều chỉnh số lượng và chủng loại hàng hóa được thực hiện ở mỗi cấp độ của kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối làm phù hợp giữa sản xuất chuyên môn hóa theo khối lượng với nhu cầu tiêu dùng cụ thể rất đa dạng. Điều này giúp giải quyết sự không thống nhất về số lượng, chủng loại sản phẩm trong suốt quá trình phân phối.

– Phân phối tác động vào sự thay đổi cả về mặt không gian và thời gian của sản phẩm.

– Vai trò tích lũy của kênh phân phối: tức là thu nhận sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất. Tích lũy đặc biệt quan trọng ở các nước kém phát triển và trong nhièu thị trường khác như nông sản – nơi có nhiều nhà cung cấp nhỏ. Tích lũy cũng đóng vai trò quan trọng đối với dịch vụ chuyên nghiệp do chúng liên quan đến sự kết hợp công việc của nhiều cá nhân, mỗi cá nhân là một nhà sản xuất chuyên môn hóa.

– Vai trò chia nhỏ: tức là phân chia số lượng hàng hóa lớn thành số lượng nhỏ hơn, do vậy sản phẩm gần thị trường hơn. Trong nhiều trường hợp điều này xảy ra ngay ở nhà sản xuất. Người bán buôn có thể bán khối lượng nhỏ hơn đến các nhà bán buôn khác hoặc trực tiếp đến người bán lẻ. Người bán lẻ tiếp tục chia nhỏ  khi họ bán cho người tiêu dùng.

Trên đây là 4 vai trò của kênh phân phối, vai trò này cũng chiếm vị trí quan trọng trong kênh phân phối.

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi.

Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Họ lấp được khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sau đây là các chức năng cụ thể của các thành viên trong kênh.

– Thông tin: Thu thập thông tin cần thiết để hoạch dịch chiến lược và tạo thuận lợi cho sự trao đổi.

– Cổ động (truyền thông và xúc tiến bán): triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về những món hàng đang kinh doanh và các sản phẩm mới.

– Giao tiếp: Tìm kiếm và giao tiếp với khách hàng tiềm năng.

Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất

– Đáp ứng nhu cầu: Định dạnh nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng, việc này bao gồm những hoạt động như phân loại, xếp hạng, tập hợp và đóng gói…

– Thương lượng: Cố gắng để đạt được sự thoả thuận cuối cùng về giá và các điều kiện khác có liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay quyền sử dụng sản phẩm.

– Phân phối vật phẩm: Vận chuyển và tồn kho hàng hoá.

– Tài trợ: Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối.

– Chia sẻ rủi ro: chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất trong việc vận chuyển, lưu kho và tiêu thụ sản phẩm.

Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng của kênh phân phối là chuyên môn hóa và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất tự thực hiện các chức năng này thì có thể chi phí phân phối và giá cả sẽ cao hơn.

Khi một số chức năng được chuyển cho các trung gian thương mại thì chi phí hoạt động của người trung gian sẽ tăng lên nhưng tổng chi phí phân phối và giá cả hàng hóa sẽ giảm đi. Doanh nghiệp phải lựa chọn thành viên kênh có khả năng thực hiện các công việc phân phối với năng suất và hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, những lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn rủi ro cao như nông nghiệp, ngư nghiệp lại ít có đơn vị bảo hiểm mặn mà trong khi vai trò của bảo hiểm đối với nông dân, ngư dân không kém phần quan trọng. Thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp, ngư nghiệp là vấn đề được đặt ra khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất
Đại biểu Nguyễn Thị Huế, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn tham gia ý kiến đối với dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: Baobackan.com.vn

Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã có quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội khác. Quy định này được đánh giá là đúng đắn nhằm giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn, đó là bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chịu rủi ro khó lường nên doanh nghiệp ngần ngại tham gia. Lấy ví dụ từ bảo hiểm cho tàu cá, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho biết, cử tri có ý kiến về việc một số doanh nghiệp bảo hiểm tạm dừng nhận bảo hiểm tàu cá, với lý do thua lỗ, thu không đủ bù chi, cho dù Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ.

Từ những vấn đề thực tiễn đặt ra có thể thấy, để thúc đẩy cơ chế chia sẻ rủi ro thông qua bảo hiểm đối với những lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp cần phải có chính sách hỗ trợ cho cả hai phía, người dân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp khai thác bảo hiểm. Đối với nông dân, ngư dân, đa số thu nhập còn thấp, cùng với tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm, cần nghiên cứu giảm mức phí này. Sản phẩm bảo hiểm cần đa dạng hơn với những điều khoản, quy tắc hỗ trợ đơn giản hơn để tăng sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp bảo hiểm. Để làm được điều này, cần tiếp tục đổi mới phương thức sản xuất theo hướng ổn định, bền vững, chú trọng liên kết chuỗi giá trị, phát triển sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, qua đó, giảm rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh.

Ngoài hỗ trợ trực tiếp cho người dân, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng có quy định tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các loại hình bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo hiểm phục vụ an sinh xã hội. Trong đó có việc đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, thiết lập các quỹ rủi ro bảo hiểm, thiết lập kênh phân phối, hỗ trợ về ứng dụng công nghệ... Đẩy mạnh các loại hình bảo hiểm cho nông dân, ngư dân không chỉ góp phần bảo đảm an sinh xã hội mà còn giúp họ tiếp cận thuận lợi hơn với các nguồn lực bao gồm cả vốn tín dụng để đầu tư cho sản xuất. Đó cũng là nền tảng quan trọng đưa những người nông dân, ngư dân dám nghĩ, dám làm vươn lên mạnh mẽ, góp sức cho phát triển đất nước.

MẠNH HƯNG