Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:

Ở lại với chiến khu

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : 

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào? 

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

  Lượm tới gần đống lửa. giọng em run lên :

 - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian… 

Cả đội nhao nhao : 

- Chúng em xin ở lại. 

Mừng nói như van lơn:

 -Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ… 

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt. 

Ông ôm Mừng vào lòng, nói : 

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 

4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo : 

"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi 

Nào có mong cho đâu ngày trở về 

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi 

Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."

 Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

 - Trung đoàn trưởng : người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)

 - Lán : nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa. 

- Tây : ở đây chỉ thực dân Pháp. - Việt gian : người Việt Nam làm tay sai cho giặc. - Thống thiết : tha thiết, cảm động 

- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn) : tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 

-Bảo tồn : bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

Trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em phải về sống với gia đình

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Cánh chim hòa bình – Tuần 4

Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): So sánh nghĩa của các từ im đậm:

Phrăng Đơ Bô – en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu về chính nghĩa.

Trả lời:

– Phi nghĩa: trái với đạo nghĩa

Ví dụ: của phi nghĩa, cuộc chiến tranh phi nghĩa…

+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục địch xấu xa, đi ngược với đạo lí làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.

– Chính nghĩa: điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí

Ví dụ: chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa

+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.

* Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.

Đó là những từ trái nghĩa.

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục

Trả lời:

Chết / vinh, sống / nhục

+ Vinh: được kính trọng, đánh giá cao

+ nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta ?

Trả lời:

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng , đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Trả lời:

a. đục / trong

b. đen / sáng

c. rách / lành

Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ im đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

a. Hẹp nhà …bụng

b. Xấu người … nết

c. Trên kính …nhường

Trả lời:

a. rộng

b. đẹp.

c. dưới

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a. Hòa bình

b. Thương yêu

c. Đoàn kết

d. Giữ gìn

Trả lời:

a. chiến tranh, xung đột…

b. căm ghét, thù hận…

c. chia rẽ, xung khắc…

d. phá hoại , tàn phá, phá hủy…

Câu 4 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.

Trả lời:

– Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.

– Hãy sống yêu thương lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.

– Trái đất là ngôi nhà trung của nhân loại, hãy cùng nhau giữ gìn , đừng nên phá hủy môi trường.

Em hãy tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ : “chết vinh còn hơn sống nhục”.

A.

vinh - nhục/ sống - chết

B.

chết - vinh/ sống - nhục

C.

chết - nhục / sống - vinh

D.

vinh - sống/ chết - nhục

Đáp án và lời giải

Đáp án:A

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 - Cánh chim hòa bình - Đề số 18

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Em hãy tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ : “chết vinh còn hơn sống nhục”.

  • Từ nào dưới đây có nghĩa là “đúng với pháp luật” ?

  • Tiếng nào dưới đây không cùng vần với các tiếng còn lại ?

  • Đâu là kết bài cho bài văn tả ngôi trường ?

  • Theo bài "Ê-mi-li, con...", tội ác nào của Mĩ được chú Mo-ri-xơn nhắc đến đầu tiên?

  • Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?

    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa

  • Em hãy chọn câu mở đoạn thích hợp cho đoạn văn sau :
    (…). Ngôi trường cũ đã được thay thế bằng tòa nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp trên một nền đất rộng, xung quanh có tường rào bao bọc. Trên sân trường, hàng cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực, những cành bàng cũng kết nụ trắng li ti.

  • Nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử khi nào?

  • Việc dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe được gọi là dùng từ đồng âm để :

  • Theo bài "Ê-mi-li, con...", việc tự thiêu của Mo-ri-xơn qua câu thơ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” có ý nghĩa gì ?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 20,33. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là

  • We are pleased ______ the results.

  • Phương trình

    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    có tập nghiệm là

  • Find the opposite meaning: From that time, film makers were prepared to make longer and better films and build special places where only films were shown.

  • Nung m gam hỗn hợp M gồm (NH4)2CO3, CuCO3, Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X, hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Cho tòa bộ lượng Y tác dụng với dung dịch Hci dư, kết thúc phản ứng thu được 2,675 gam muối. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng sinh ra 113,44 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là

  • Tìm các giá trị thực của tham số

    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    để phương trình
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    có nghiệm.

  • I'm not sure if he is aware ______ all the facts.

  • Bình A chứa

    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu xanh,
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu đỏ và
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu trắng. Bình B chứa
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu xanh,
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu đỏ và
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu trắng. Bình C chứa
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu xanh,
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu đỏ và
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả cầu trắng. Từ mỗi bình lấy ra một quả cầu. Có bao nhiêu cách lấy để cuối cùng được
    Chết vinh còn hơn sống nhục từ trái nghĩa
    quả có màu giống nhau.