Chèn facebook messenger vào website

Tích hợp Facebook Messenger vào website thì website đó bắt buộc phải sử dụng bảo mật SSL https và có Fanpage Facebook, sau khi tích hợp tin nhắn sẽ gửi thẳng về Fanpage này, hình dưới là demo sau khi tích hợp:

Chèn facebook messenger vào website

Bước 1: Vào trang Fanpage Facebook cần tích hợp và bấm vào Cài đặt như hình dưới:

Chèn facebook messenger vào website

Bước 2: Bấm vào phần Nhắn tin ở thanh menu bên trái

Chèn facebook messenger vào website

Bước 3: Click vào Bắt đầu trong mục Thêm Messenger vào trang web

 

Chèn facebook messenger vào website

Bước 4: Bấm vào Tiếp

Chèn facebook messenger vào website

Bước 5: Chọn ngôn ngữ hiển thị và bấm Tiếp, ngoài ra bạn có thể bấm vào Thay đổi để sửa lời chào mời chat.

Chèn facebook messenger vào website

Bước 6: Nhập tên miền của web vào, phải có https:// , ví dụ https://vivaweb.com.vn sau đó bấm Lưu. Sau đó copy toàn bộ đoạn mã trong khung gửi cho bên thiết kế website hỗ trợ nhúng vào web sau thẻ <body> hoặc bạn tự nhúng nếu am hiểu code.

Chèn facebook messenger vào website

Tới đây thì các bước hướng dẫn tích hợp chat Facebook Messenger đã hoàn tất, chúc bạn thành công.

Chèn facebook messenger vào website
Loading...

Bạn có muốn chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn trên Website của mình không?

Chắc rồi! Mình tin rằng chủ Website nào cũng ao ước điều này.

Làm hài lòng khách hàng sẽ khiến họ yêu quý & khả năng cao sẽ mua hàng từ bạn. Hoặc ít nhất trong không gian trực tuyến họ sẽ quay lại Website bạn vào một ngày đó không xa. 

Một trong những cách chăm sóc tốt hiện nay được rất nhiều người áp dụng là tích hợp Facebook Messenger vào Website, nơi người dùng có thể đặt câu hỏi hoặc mua hàng trực tiếp từ bạn qua tin nhắn Messenger.

Với cách này (nếu được kết nối internet) bạn sẽ nhanh chóng nhận được thông báo tin nhắn trên ứng dụng điện thoại của mình & phản hồi ngay lập tức cho khách hàng. Tốc độ này có thể nhanh gấp 10 lần so với việc liên hệ qua hình thức gửi mail truyền thống.

Và tất nhiên khi phản hồi nhanh, khách hàng sẽ rất hài lòng với thái độ phục vụ của bạn cũng như tăng cơ hội mua hàng.

Vì vậy để bạn không mất nhiều thời gian tìm hiểu cũng như bỏ tiền ra thuê Web Developer cho tốn kém.

Trong hướng dẫn này mình sẽ chỉ bạn một số cách tích hợp Facebook Messenger vào Website WordPress giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn & cải thiện doanh thu cũng cao hơn.

Facebook Messenger chat là gì?

Facebook Messenger chat (hay live chat) được hiểu đơn giản là một khu vực nổi có biểu tượng Messenger nằm ở góc dưới trên Website. Tại đây khách truy cập có thể nhấp vào & hỏi đáp các vấn đề trên Website của bạn.

Sau đó những tin nhắn này sẽ được kết nối với Facebook Messenger & bạn có thể phản hồi qua đó.

Chèn facebook messenger vào website

Hiểu một cách đơn giản khác thì khi tích hợp Facebook Messenger chat có nghĩa rằng bạn đem tính năng trò chuyện của Messenger vào Website.

Điều này khác hoàn toàn so với các nền tảng Livechat khác khi bạn chỉ có thể nhận tin nhắn & trao đổi qua email. Điều này mất rất nhiều thời gian & giảm trải nghiệm người dùng.

Hãy quan sát thử xem xung quanh bạn có bao nhiêu người sử dụng Facebook?

Vâng! Mình cá là hầu hết mỗi người sẽ có ít nhất 1 tài khoản (hoặc thậm chí nhiều hơn)

Vì vậy, điều này có thể coi Facebook như một phần không thể thiếu của những dùng Internet hiện nay. 

Bằng việc tích hợp Facebook Messenger vào Website sẽ giúp những người có nhu cầu mua hàng dễ dàng kết nối với bạn qua tài khoản Facebook chỉ bằng vài cú click. 

Việc này rất thuận tiện khi chỉ cần mở nhấn vào biểu tượng để đã có thể trò chuyện.

Nếu như là một nền tảng Livechat khác, người liên hệ sẽ mất không ít thời gian với việc để lại tên, địa chỉ email, nội dung,...Điều này đôi khi khiến những khách hàng lười biếng họ rời khỏi Website của bạn.

Dưới đây là những lợi ích khi dùng Messenger chat trên WordPress:

  • Tích hợp liền mạch với Facebook Messenger & kết nối nhanh chóng chỉ với vài cú nhấp
  • Được đông đảo người dùng
  • Dễ dàng tiếp nhận & quản lý nội dung tin nhắn
  •  Hoàn toàn miễn phí
  • Nắm bắt được thông tin cụ thể của khách hàng như độ tuổi, giới tính, học vấn, sở thích,...qua liên kết Facebook.
  • Giảm thiếu số lượng tin nhắn Spam.

Ngoài ra, nếu có một chút kinh nghiệm bạn còn có thể tích hợp tính năng chatbot để tạo ra các cuộc trò chuyện tự động. Hoặc dùng các dữ liệu đã tương tác để chạy Facebook Ads.

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành tích hợp Facebook Messenger vào Website của bạn. Bạn cũng đừng lo lắng bởi các kỹ thuật phức tạp, mình hứa mọi thứ sẽ đơn giản nhất có thể.

Cách tích hợp Facebook Messenger vào WordPress

Trước khi thực hiện việc này hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị 2 thứ quan trọng:

Đầu tiên bạn cần một Website chạy trên Internet, nếu chưa có mình khuyên bạn nên chọn làm website bằng WordPress vì nó sẽ giúp việc tích hợp Facebook Messenger nhanh nhất.

Tiếp theo là một tài khoản Facebook & một Fanpage, nếu không có bạn sẽ không thể tích hợp Facebook Messenger vào Website.

Để giúp bạn có nhiều lựa chọn mình sẽ chỉ bạn 3 cách khác nhau, tùy vào sở thích & khả năng bạn hãy chọn cái phù hợp nhất.

Cách 1: Tích hợp Facebook Messenger bằng plugin WordPress

Đây là cách nhanh & dễ nhất để bạn có một khung trò chuyện Messenger mà không cần chạm quá nhiều đến mặt kỹ thuật.

Cụ thể bạn hãy cài đặt plugin Messenger customer chat trên WordPress.

Chèn facebook messenger vào website

Sau khi kích hoạt xong bạn hãy nhìn vào menu quản trị sẽ có một mục mới với tên Customer Chat tick vào nó & tiếp tục chọn Setup Customer Chat.

Chèn facebook messenger vào website

Một cửa sổ mới sẽ bật lên yêu cầu bạn đăng nhập sau đó hãy bạn chọn trang (Fanpage) cần kết nối với Website.

Chèn facebook messenger vào website

Nhấn Continue -> tiếp ở trang mới 

Sau đó bạn hãy chọn ngôn ngữ, thay đổi lời chào mặc định theo ý muốn & nhấn tiếp.

Lời chào cũng khá quan trọng để khách hàng có thiện cảm với bạn & khiến họ nhấp vào nút mở cuộc trò chuyện. Vì vậy hãy nghĩ ra một lời chào độc đáo cho riêng bạn. Ví dụ:

-  Xin chào, rất vui khi bạn đã đến đây, mình có thể giúp gì cho bạn không?

- Chúc một bạn một ngày tốt lành và giờ mình có thể giúp gì cho bạn?

- Bạn cần tư vấn? Đừng ngại để lại lời nhắn với chúng tôi!

Chèn facebook messenger vào website

Ở bước này bạn có thể chọn màu sắc của chat theo ý thích thương hiệu Website của bạn. Tick vào ô chấm màu sẽ có một khu vực cho phép bạn dán mã màu theo hệ hex. 

Chèn facebook messenger vào website

Nhấn hoàn tất, chờ vài giây để hệ thống lưu thay đổi của bạn

Chèn facebook messenger vào website

Một thông báo thành công hiện ra & nhấn xong để kết thúc.

Bây giờ bạn sẽ thấy một đoạn code mới được chèn vào Website, nhấn Save Changes để bắt đầu tích hợp Facebook Messenger vào Website WordPress.

Chèn facebook messenger vào website

Và đây là thành quả của mình:

Chèn facebook messenger vào website

Cách 2: Cấu hình thủ công & dán code

Nếu bạn dùng WordPress nhưng lại lo sợ cài đặt nhiều plugin sẽ làm nặng nề Website chắc chắn giải pháp thủ công sẽ là lựa chọn tốt nhất. 

Cách này cũng áp dụng được nếu như bạn dùng một nền tảng Web khác miễn là bạn biết cách mở tệp code code của nền tảng đó.

Đầu tiên bạn cần đi đến giao diện chính của Fanpage cần kết nối Messenger chat với Website, sau đó chọn tab cài đặt.

Chèn facebook messenger vào website

Tiếp tục chọn Tab nhắn tin

Hãy kéo xuống dưới tìm mục "thêm Messenger vào trang Web" & nhấn "Bắt đầu".

Chèn facebook messenger vào website

Nhấn "Tiếp" để đến bước sau.

Chèn facebook messenger vào website

Tương tự như cách 1, chọn ngôn ngữ & thay đổi lời chào của bạn. Sau đó nhấn "Tiếp".

Chèn facebook messenger vào website

Tiếp tục thay đổi màu sắc theo hương hiệu của bạn sau đó nhấn "Tiếp".

Chèn facebook messenger vào website

Bây giờ hãy thêm tên miền của bạn bằng cách điển vào ô chỉ định.

Lưu ý bạn phải điền chính xác giao thức của Website (http:// hoặc https://). 

Ví dụ bạn muốn Messenger hiện trên Website namdenroi.com bạn phải gõ http://namdenroi.com (nếu không có chứng chỉ bảo mật SSL) hoặc https://namdenroi.com (nếu có chứng chỉ SSL).

Trong hình dưới đây do mình có chứng chỉ SSL nên sẽ là https://.

Chèn facebook messenger vào website

Nhớ nhấn lưu lại sau khi thêm tên miền.

Sau đó rê chuột vào vùng code & nhấn chuột trái để sao chép (lát nữa bạn sẽ dán mã này vào Website).

Cuối cùng nhấn "Hoàn tất" để kết thúc.

Một thông báo hiện ra thành công & nhấn xong.

Chèn facebook messenger vào website

Bây giờ hãy quay lại Website của bạn & dán đoạn mã vừa sao chép vào thẻ body. Và trong thẻ body vị trí lý tưởng để bạn chèn code là Footer.

Nếu dùng WordPress bạn hãy xem hướng dẫn cách chèn code vào Header & Footer.

Chèn facebook messenger vào website

Hoặc nếu bạn dùng những Theme cao cấp như Divi hay Mythemeshop thì nó sẽ có một vùng dán mã do cho bạn.

Còn khi bạn dùng một nền tảng Web khác WordPress bạn hãy tìm tệp footer & dán vào cuối tệp đó. (Mình biết sơ sơ là vậy thôi nhé, nếu chắc thì nên hỏi người đã làm ra Website cho bạn họ sẽ giúp, còn không giúp được thì chuyển sang WordPress sài cho sướng).

Dán xong nhớ lưu lại rồi xem thành quả thôi.

Cách 3: Tích hợp Facebook Messenger vào Website bằng cách sử dụng nền tảng chatbot

Nếu như kiến thức Marketing của bạn đến một trình độ nhất định chắc chắn bạn sẽ nghe về chatbot, một công nghệ giúp bạn tạo ra các cuộc trò chuyện tự động.

Những nền tảng tạo chatbot thường hỗ trợ tích hợp Facebook Messenger chat vào sản phẩm của họ nhằm để người dùng kích hoạt các cuộc trò chuyện tự động được thiết lập sẵn. Tất nhiên nó vẫn có tùy chọn nhập tin nhắn cho người cần đặt câu hỏi.

Bạn có thể tìm hiểu các nền tảng chatbot phổ biến nhất như MobileMonkey, Chatfuel.

Cách này mình chỉ để bạn tham khảo thôi chứ nếu như bạn vừa mới phát triển Web thì đừng nên áp dụng. Sẽ mất không ít thời gian để bạn thiết lập một chatbot toàn diện.

Lựa chọn thay thế Facebook Messenger chat

Mặc dù Facebook Messenger vẫn là tùy chọn tốt nhất để bạn chăm sóc khách hàng trên Website. Tuy nhiên mình nghĩ Livechat vẫn có những lợi ích của riêng nó để khiến bạn cân nhắc.

Cụ thể với Livechat người dùng sẽ nhanh chóng gửi nội dung của họ bằng cách nhập thông tin vào các trường bắt buộc. Họ sẽ không cần chuyển đến đăng nhập Facebook trong trường hợp họ không lưu thông tin vào thiết bị của mình. 

Chưa kể người dùng có xu hướng bảo mật thông tin các nhân trong trải nghiệm Web. Đặc biệt là hồ sơ mạng xã hội lớn như Facebook.

Đồng thời Livechat còn có thể cho người dùng biết mình có nhận được phải hồi ngay lập tức hay không. Vì nó có tính năng hiển thị tình trạng hoạt động (đang Online hay Offline) của bộ phận chăm sóc khách hàng.

Ví dụ đây là Livechat của Elegant Themes rất đẹp mắt.

Chèn facebook messenger vào website

Mình nghĩ Livechat sẽ vẫn luôn tốt hơn nếu như doanh nghiệp của bạn có quy mô từ trung bình & có từ 2 nhân viên chăm sóc khách hàng trở lên.

Lời kết

Hy vọng qua hướng dẫn này bạn đã biết cách tích hợp Facebook Messenger vào Website để phục tốt việc chăm sóc khách hàng.

Với sự phổ biến của Facebook mình cho rằng tính năng này thực sự khá cần thiết trên mọi Website (đặc biệt là bạn đang cung cấp dịch vụ hoặc Website bán hàng Online)

Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn trong lúc tích hợp thì hãy xem xét lại nền tảng Web của bạn. Nếu bạn thấy khó thì việc phát triển sau này con gian nan hơn cả vậy.

Vì vậy WordPress vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất mà mình khuyên bạn nên hướng đến. Nó sẽ giúp bạn phát triển mọi tính năng chuyên nghiệp & đơn giản dù bạn chưa bao giờ học về code.

Ngoài ra, Livechat cũng được coi như lựa chọn thay thế cho Messenger chat trong trường hợp quy mô Website của bạn cần nhiều người làm việc cùng lúc.

Nếu có khó khăn nào trong lúc tích hợp Facebook Messenger vào Website WordPress bạn hãy để lại câu hỏi trong comment bên dưới. Mình sẽ phản hồi nhanh chóng để hỗ trợ bạn.

Đừng quên chia sẻ bài bài viết này đến những người bạn đang kinh doanh Online của bạn, đôi khi cũng sẽ có ích cho họ & cũng khiến bạn vui vẻ.