Chê người khác lùn có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Hôm nay, ngày 01/7/2020, dư luận đang xôn xao về việc “từ hôm nay, chê người khác béo, gầy, mập, lùn… sẽ bị phạt đến 16 triệu đồng”. Vậy, theo quy định hiện hành, thông tin này có thực sự chính xác không?


Phạt đến 16 triệu đồng nếu chê người khác béo, gầy?

Hiện nay, việc lấy khiếm khuyết về cơ thể của người khác như béo, gầy, xấu, cao... thường chỉ hay được bạn bè, người thân trêu ghẹo theo hướng vô hại, vui đùa. Tuy nhiên, khi những hành vi này nhằm mục đích xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc quy định thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì chưa có văn bản nào quy định rõ. Bởi việc chê người khác béo, ế, xấu, gầy… dẫn đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không chỉ dựa vào ý thức chủ quan của người bị chê mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ nhận thức, hậu quả... của hành vi này.

Do đó, khi việc chê bai, miệt thị người khác đến mức độ khiến danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm thậm chí khiến người đó bị trầm cảm… thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 15 nêu trên.

Như vậy, thông tin chê người khác béo, gầy, ế, xấu… bị phạt đến 16 triệu đồng là không chính xác.

Xem thêm…


Chê người khác béo, gầy bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng? (Ảnh minh họa)

Từ hôm nay phải bồi thường khi chê người khác béo, gầy?

Ngoài việc xử phạt hành chính, chê béo, gầy... có thể phải bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự.

Bởi, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về mức bồi thường, Điều 592 Bộ luật Dân sự nêu rõ, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thông thường, cứ đến ngày 01/7, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 86, Quốc hội đã thông qua điều chỉnh lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng nên theo lộ trình, nếu chê người khác béo, gầy… có thể phải bồi thường thiệt hại đến 16 triệu đồng.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế, xã hội của nước ta, để chia sẻ khó khăn, Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020.

Bởi từ 01/7/2020, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng nên nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đến mức phải bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường cao nhất chỉ là 14,9 triệu đồng (theo mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng) mà không phải là 16 triệu đồng như thông tin của nhiều trang mạng xã hội đã nêu.

Nói tóm lại, từ các phân tích trên, thông tin “từ hôm nay, chê người khác béo, gầy, xấu… bị phạt đến 16 triệu đồng” là không chính xác.

Thời gian gần đây, ở các tờ báo và mạng xã hội đều chia sẻ rộng rãi những thông tin chê người khác lùn, mập, xấu có thể sẽ bị phạt lên đến 16 triệu đồng. Vậy thực hư quy định này như thế nào, có phải đúng như những thông tin lan truyền hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Chê người khác lùn/mập/xấu thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Trước hết, pháp luật nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ những quyền cơ bản của con người, được thể hiện rõ trong Hiến pháp và những văn bản pháp luật. Căn cứ vào từng hành vi cụ thể, phương thức thực hiện cũng như hậu quả xảy ra mà hành vi này sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người nào có hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân thì có thể phạt tiền từ 10 triệu cho đến 20 triệu đồng. Ví dụ như khi đăng hình lên mạng xã hội xúc phạm, chê bai về ngoại hình của người khác kèm theo những thông tin, hình ảnh của nạn nhân bị chê bai, miệt thị.

Chê bai người khác sẽ bị phạt

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào xúc phạm “nghiêm trọng” đến danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị truy cứu theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình phạt có thể phạt tiền khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là phạt tù.

Việc xác định hậu quả nghiêm trọng trong một số trường hợp như là làm nạn nhân tự tự, làm nạn nhân bị trầm cảm,…

2. Có phải bồi thường thiệt hại khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm không?

Căn cứ vào Điều 584 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"Người nào nếu có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, trừ các trường hợp Bộ luật này, luật khác liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp thiệt hại phát sinh là vì sự kiện bất khả kháng hoặc là hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc là luật có quy định khác.

Trường hợp nếu tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ các trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định ở khoản 2 Điều này."

Căn cứ vào yêu cầu của nạn nhân bị thiệt hại về nhân phẩm, danh dự, uy tín và những căn cứ chứng minh, có thể yêu cầu được bồi thường tối đa 10 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, khoản bồi thường tối đa nhận được là 14.900.000 đồng.

Chê bai người khác là không tốt

Như vậy, dựa theo quy định trên, các hành vi chê người khác béo, lùn, mập,… có thể bị phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào hành vi vi phạm cũng như hậu quả do người chê bai gây ra.

Ngoài ra, còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác bù đắp tổn thất tinh thần không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Làm sao để không chê bai người khác?

Dưới đây là lời khuyên của chúng tôi về việc tránh chê bai người khác:

Lưu ý những suy nghĩ của bạn

Chú ý đến những suy nghĩ tự động của bạn. Suy nghĩ của bạn dẫn đến phán đoán của bạn. Hãy để ý xem bạn đang nghĩ gì trước khi phán xét ai đó. Bạn có đang cảm thấy lo lắng, bất an hay khó chịu không? Các phán đoán của bạn có thể dựa trên cảm xúc và sự bất an của chính bạn mà bạn có thể đang dự đoán cho người khác.

Để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn hoặc để hòa nhập, bạn có thể hạ thấp người khác và đánh giá họ một cách khắc nghiệt. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng điều đó khiến bạn cảm thấy vượt trội hơn, nhưng nó thường khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn vì nó mang lại cảm giác bất an cho chính bạn và củng cố tiêu cực.

Khi bạn nhận thấy suy nghĩ của mình là tiêu cực, bạn có thể thử một kỹ thuật dừng suy nghĩ để thay đổi chúng. Hình dung một dấu hiệu dừng lại trong đầu để nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ và sau đó cố gắng thay đổi suy nghĩ sang điều gì đó tích cực hơn.

Học cách đồng cảm và không chia bai người khác

Thực hành sự đồng cảm

Thực hành sự đồng cảm là một cách tốt để giữ cho những đánh giá của bạn không trở nên quá tiêu cực. Đồng cảm có nghĩa là hiểu những gì người khác đang trải qua từ hệ quy chiếu của họ. Khi bạn được đồng cảm, bạn đang tập trung vào người kia từ quan điểm của họ chứ không phải quan điểm của bạn. Điều này cho phép bạn từ bi hơn.

Sự đồng cảm giúp bạn tập trung vào những cách bạn giống với những người khác thay vì tập trung vào những điểm khác biệt. Điều này giúp bạn dễ dàng hình thành những phán đoán tích cực hơn và từ bỏ những đánh giá tiêu cực.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới pháp luật, hãy liên hệ cho chúng tôi ngay tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: //www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Chủ đề