Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Những sản phẩm từ cây bạc hà đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy được hưởng nhiều lợi ích từ nó nhưng không ít người vẫn chưa đủ hiểu biết về loài cây này. Thông qua những thông tin bài viết dưới đây cung cấp, bạn sẽ biết cây bạc hà là cây gì cũng như tác dụng, cách trồng và chăm sóc loài cây này.

Nội dung

  • 1 Cây bạc hà là cây gì?
  • 2 Cây bạc hà có phải là rau húng không?
  • 3 Cây bạc hà có tác dụng gì?
  • 4 Các loại cây bạc hà
    • 4.1 Cây bạc hà mèo
    • 4.2 Cây bạc hà âu
    • 4.3 Cây bạc hà peppermint
  • 5 Cách trồng cây bạc hà
  • 6 Cách chăm sóc cây bạc hà
    • 6.1 Ánh sáng
    • 6.2 Tưới nước
    • 6.3 Cắt tỉa
    • 6.4 Đất trồng

Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis, thuộc họ hoa môi. Cây sống khá lâu năm và là cây thân thảo. Trung bình cây bạc hà cao từ 60-80cm, mọc thẳng đứng hoặc hơi bò và có phân nhánh. Thân bạc hà hình vuông có màu xanh hoặc màu tím nhạt với nhiều lông ngắn.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Lá cây màu xanh hình bầu dục – hơi tròn như quả trứng mọc đối xứng với nhau. Cây có cuống lá ngắn, trên các lá có răng cưa ở mép. Cây bạc hà là thực vật có hoa, thông thường hoa màu hồng hoặc tím. Kích thước hoa bạc hà khá nhỏ, mọc thành vòng có dạng hình trụ trên các cành. Cây ra hoa vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Cây bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu. Vì thế toàn bộ các phần trên cây bạc hà đều có mùi thơm và khi ăn có vị cay, mát. Cây có nhiều ứng dụng cho con người nên được trồng tại khá nhiều nơi. Nếu không biết cây bạc hà bán ở đâu thì bạn có thể đến mua cây bạc hà tại những cửa hàng bán cây giống trên toàn quốc một cách dễ dàng.

Cây bạc hà có phải là rau húng không?

Không ít người thắc mắc cây bạc hà có phải là rau húng không. Cây bạc hà và húng lủi là hai loại cây khác nhau nhưng đều thuộc chi bạc hà và họ hoa môi. Cây húng bạc hà có vị cay nhẹ và hùi hương dịu hơn so với cây bạc hà.

Cây bạc hà có tác dụng gì?

Tác dụng của cây bạc hà có rất nhiều và được ứng dụng rộng rãi tại nước ta. Đây là loại dược liệu nổi tiếng được dùng trong cả Đông và Tây y. Sau đây là một số công dụng của cây bạc hà trong y học:

Trị tiêu chảy

Các chất trong tinh dầu bạc hà có vai trò như enzym tiêu hóa. Hấp thụ các chất này sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả. Để sử dụng, người dùng chỉ cần ngâm lá bạc hà tươi trong nước nóng uống thay trà.

Giảm cân

Bạc hà hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể người. Vì vậy lá bạc hà cũng được dùng như một phương thuốc giảm cân và làm đẹp tự nhiên cho nhiều người. Cây bạc hà trị mụn hiệu quả và đơn giản nhờ cách đắp lá bạc hà nghiền nhỏ lên các vết mụn thường xuyên.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Trị ho, cảm và nhức đầu

Lá bạc hà là một trong những thành phần chính của các vị thuốc chữa ho, cảm và nhức đầu hiệu quả. Cây bạc hà có hàm lượng chất chống viêm khá lớn nên cây bạc hà trị ho tốt và có tác dụng tích cực đối với các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang,…

Ngăn ngừa ung thư

Trong cây bạc hà có vitamin C và các chất chống Oxy hóa. Vì vậy cây cũng được chiết xuất làm thuốc cho bệnh nhân ung thư.

Chữa hôi miệng

Lá bạc hà có vị cay, mát và sát khuẩn rất tốt. Vì vậy nhai lá bạc hà trong miệng sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. Không những bệnh hôi miệng hết mà người dùng còn có được hơi thở thơm mát nhờ lá bạc hà.

Giảm stress, chữa trị trầm cảm

Các chất trong tinh dầu bạc hà có hiệu quả nhất định đối với hệ thần kinh con người. Trước khi ngủ nếu uống một cốc trà bạc hà sẽ giúp ngủ ngon và giảm stress khá tốt.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Ngoài ra, một công dụng cây bạc hà khác là một loại cây đuổi muỗi rất tốt. Để sử dụng cây bạc hà đuổi muỗ, cihỉ cần trồng cây bạc hà trong nhà, ở ban công hoặc gần cửa sổ, nhà bạn sẽ không phải lo lắng có ruồi muỗi đến gần nữa. Tinh dầu bạc hà có chứa nhiều menthol nên cây bạc hà đuổi chuột và kiến gián cũng rất hiệu quả.

Lá bạc hà được sử dụng rất nhiều trong chế biến các sản phẩm dùng hàng ngày. Các đồ dùng như dầu gội đầu, xà phòng tắm có trộn lẫn nguyên liệu bạc hà đem lại cảm giác mát lạnh cho người sử dụng nên rất được ưa chuộng. Các loại kẹo bạc hà, kẹo cao su, kem, trà bạc hà cũng đều được phổ biến rộng rãi khắp thế giới.

Một giống cây quen thuộc đối với người Việt Nam là cây dọc mùng thuộc họ bạc hà.  Cũng như cây rau bạc hà, đây là loại cây được dùng nhiều trong văn hóa ẩm thực Việt. Cây bạc hà nấu canh chua cung cấp nhiều dinh dưỡng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho người dùng. Cây rau thơm bạc hà có thể dùng ăn sống kèm với các loại thịt và nem rất phù hợp. 

Các loại cây bạc hà

Hiện nay có rất nhiều loại cây bạc hà được trồng ở nước ta như cây bạc hà socola, cây bạc hà nhật, cây bạc hà mint, cây bạc hà á hoặc cây bạc hà cảnh. Dưới đây là một số loại cây bạc hà phổ biến nhất.

Cây bạc hà mèo

Cây bạc hà mèo hiện đang là loài cây được tìm kiếm khá nhiều. Cây lá bạc hà mèo nổi tiếng với việc khiến những chú mèo thư giãn và mê mẩn. Vì vậy những người nuôi mèo tìm mua và sử dụng các sản phẩm từ loài cây này khá nhiều.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Các chất có trong cây bạc hà mèo là loại chất kích thích hưng phấn thần kinh tự nhiên không tác dụng phụ. Loài mèo khi ăn lá cây sẽ cảm thấy thư giãn và hạnh phúc. Cây cũng có tác dụng tốt cải thiện hệ hô hấp và vấn đề tiêu hóa ở người.

Cây bạc hà âu

Cây bạc hà âu là loại cây bạc hà phổ biến có mùi thơm hắc. Cây mọc đứng hoặc bò cao từ 30-50cm, từ các đốt có rễ mọc ra. Toàn thân cây đều có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt.

Cây bạc hà âu có chứa lượng lớn chất menthol và được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm. Từ Kem bạc hà, trà bạc hà, kẹo cao su, kem đanh răng,… cho đến dầu gội và xà phòng tắm đều có sử dụng nguyên liệu từ loài cây này.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Cây bạc hà peppermint

Bạc hà peppermint hay còn được gọi là cây bạc hà cay hoặc cây bạc hà hạt tiêu. Cây có hầu hết các đặc điểm của các loài bạc hà. Tuy nhiên lá cây bạc hà peppermint lại tương đối mảnh và có chóp nhọn. Cây thường được dùng làm thuốc trị một số bệnh như cảm cúm, sốt, ho, đau đầu,…

Bạc hà peppermint rất dễ trồng lại có tác dụng dược liệu cao hơn cây bạc hà ta. Cây không bao giờ bị các loài sâu rệp tấn công bởi bạc hà có tinh dầu xua đuổi côn trùng rất hiệu quả.

Cách trồng cây bạc hà

Cây bạc hà rất khó để gieo trồng bằng hạt, vì vậy người ta thường trồng bằng những cách khác. Hạt giống cây bạc hà cũng có phần khó thu hoạch và tỉ lệ thành cây thấp hơn các phương pháp khác. Cây có thể trồng bằng nhánh hoặc thân bò của cây đang mọc. Cách trồng cây bạc hà tại nhà dưới đây khá đơn giản cho bạn thực hiện.

Thời điểm tốt nhất để trồng cây bạc hà là mùa xuân hàng năm. Nếu khu vực trồng có khí hậu ôn hòa thì có thể trồng cây vào cả mùa thu. Chủ yếu cây được trồng trong chậu để dễ kiểm soát. Bởi cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh  nên có thể xâm lấn diện tích đất của những cây khác xung quanh. Trong quá trình trồng nhớ tuân thủ đúng theo kỹ thuật trồng cây bạc hà để cây có tỉ lệ sống cao.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Lưu ý khi trồng nên đặt các cây con cách nhau ít nhất 15cm để đảm bảo không gian phát triển. Cây phát triển tốt nhất trong ánh mặt trời buổi sáng và buổi chiều cần có một phần bóng râm. 

Cách chăm sóc cây bạc hà

Ánh sáng

Cây bạc hà phù hợp với ánh sáng vừa phải. Tốt nhất nên đặt cây tại vị trí có nắng nhẹ buổi sáng và khá râm mát vào buổi chiều. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc quá ít, sự quang hợp của cây sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến cây không phát triển tốt.

Tưới nước

Cây bạc hà mới trồng nên được tưới nước đều đặn để lớn nhanh. Nếu người trồng cẩn thận có thể kiểm tra độ ẩm đất để có thể điều chỉnh lượng nước tưới hợp lý. Lượng nước vừa phải sẽ đảm bảo đất đủ ẩm nhưng không bị ướt sũng.

Cây bạc hà còn gọi là cây gì

Cắt tỉa

Để cây được gọn gàng và khỏe mạnh, người trồng nên tiến hành cắt tỉa định kì cho cây. Ngoài ra nếu thấy cây mắc bệnh rỉ sắt cần cắt bỏ phần bị bệnh và phun thuốc kịp thời cho cây.

Đất trồng

Cây bạc hà sinh trưởng mạnh và trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Chỉ cần chú ý tránh trồng cây trên đất bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. Để đất trồng có đủ dinh dưỡng cho bạc hà phát triển, có thể trộn lẫn phân ủ mục và mùn cưa với đất để giữ độ tơi xốp.

Xem thêm: Các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam