Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định theo công thức

Sinh Học Lớp 12 – Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống 

  • Vốn gen: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể
  • Tần số alen: Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
  • Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể

Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

Tần số KG AA=[1−(12)n]2

Tần số KG Aa=(12)n

Tần số KG aa=[1−(12)n]2

Kết luận:

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần

Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử

  • Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
  • Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
  • Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình (đa dạng) về kiểu gen và kiểu hình
  • Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình

  • Các cá thể giao phối tự do với nhau
  • Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
  • Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau:

p2+2pq+q2=1    

p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn (p + q  = 1)

Định luật hacđi vanbec:

Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thê hệ. ​​Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức :

p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1

Điều kiện nghiệm đúng

  • Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều
  • Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.
  • Không có đột biến chọn lọc tự nhiên
  • Không có đột biến
  • Không có sự di- nhập gen giữ các quần thể

Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. Vốn gen của quần thể

B. Tính trạng của quần thể

C. Kiểu hình của quần thể

D. Thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 3: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự

A. Mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối

B. Mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối

C. Ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

D. Mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

Câu 4: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể

C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá

D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen

Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A. Cho quần thể sinh sản hữu tính

B. Cho quần thể tự phối

C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng

D. Cho quần thể giao phối tự do

Đáp án:

1. C

2. A

3. C

4. C

5. D

Link bài: https://hochay.com/sinh-hoc-lop12/sinh-hoc-lop-12-chuong-3-bai-13-cau-truc-di-truyen-cua-quan-the-hoc-hay-816.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

Table of Contents

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.

Ví dụ: Quần thể cá chép sống ở trong ao

1.2 Vốn gen là gì? 

Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể:

  • Tần số kiểu gen: Là tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể, ở một thời điểm nhất định.
  • Tần số alen: là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Ví dụ: Một quần thể cây đậu có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa (với alen A: hoa màu đỏ ; alen a: hoa màu trắng)

Tỉ lệ các kiểu gen là:    

Tần số kiểu gen: 0,5 AA :  0,2 Aa : 0,3aa.

Công thức tần số alen A và a:

Toàn bộ quần thể có 1000 cây có 1000 × 2 = 2000 alen khác nhau của gen quy định màu hoa, trong đó có 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa.

Tổng số alen A trong quần thể: 

Tổng số alen a trong quần thể:  

Tần số alen A:  

Tần số alen a: 

Lưu ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mội loài có khác nhau.

2. Cấu trúc di truyền quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần 

2.1 Khái niệm

Tự thụ phấn (ở thực vật): là hiện tượng hạt phấn và noãn tham gia thụ tinh là thuộc cùng một cây 

Giao phối gần (ở động vật): là sự giao phối giữa các cá thể cùng bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con của chúng.

2.2 Đặc điểm di truyền quần thể tự thụ phấn và giao phối gần 

Thế hệTỉ lệ KG AATỉ lệ KG AaTỉ lệ KG aaTần số alen ATần số alen a

Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ: tần số các alen không thay đổi, chỉ có tần số các kiểu gen thay đổi.

Sự tự phối làm cho quần thể có số cá thể dị hợp ngày càng giảm dần, số cá thể đồng hợp ngày càng tăng dần, quần thể dần dần bị phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau, làm giảm tính đa dạng của sinh vật. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn thay đổi theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử và tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.

3. Công thức và bài tập ứng dụng di truyền quần thể tự phối 

3.1 Công thức di truyền quần thể tự phối 

Với      P: d(AA):h(Aa):r(aa)

3.2 Một số bài tập ứng dụng 

Bài tập tự luận 

Trả lời câu hỏi SGK cơ bản trang 73:

Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền.

  • Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể. Biết rằng bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
  • Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.

Giải thích

Tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể.
Quy ước gen: 

  • Alen D: da bình thường
  • Alen d: da bạch tạng

Theo đề: quần thể này đạt trạng thái cân bằng di truyền nên tần số người bị bệnh bạch tạng (dd) là 1/10000 

Tần số kiểu gen:

Tần số kiểu gen: 

Tần số kiểu gen:

Xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.

Để sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì hai người này phải có kiểu gen Dd.

Xác suất người chồng bình thường có kiểu gen:

Xác suất người vợ bình thường có kiểu gen:

Xác suất hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau:

Xác suất hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng (dd): 

 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là

  1. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.  
  2. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.    
  3. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.    
  4. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Giải thích

P: d(AA) = 0,2; h(Aa) = 0,6; r(aa) = 0,2 và n = 2

Đáp án: B

Câu 2: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau  khi tự phối là

  1. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa        
  2. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
  3. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa  
  4. 0,6 AA : 0,4 Aa

Giải thích

P: d(AA) = 0,6; h(Aa) = 0,4; r(aa) = 0  và n = 1

Đáp án: A

Giáo viên biên soạn: Trương Thị Hữu Nhơn 

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến