Cấu trúc đề thi văn thpt quốc gia năm 2024

Đối với bài thi của mỗi bộ môn đều có cơ cấu dạng bài khác nhau, việc nắm được các dạng bài thi rất quan trọng vì không chỉ giúp nắm được tổng quan các dạng bài, mà còn định hướng được chiến lược ôn tập phù hợp với bạn thí sinh. BTEC FPT sẽ sơ lược cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2023 môn văn giúp các sĩ tử hình dung được dạng bài thi như thế nào.

Thông thường, một bài thi môn Văn từ thi học kỳ đến thi THPT quốc gia đều có chung một dạng với hai phần chính là phần đọc hiểu và phần làm văn, với cấu trúc này chắc hẳn các bạn đều đã biết sơ qua. Cùng tìm hiểu và khai thác sâu hơn hai phần chính của bài thi dưới đây.

👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2023 môn văn mới nhất 👉 Xem thêm: Bộ 20 đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn văn (Có Lời Giải) 👉 Xem thêm: Bộ đề thi tham khảo THPT quốc gia 2023 môn văn ( Có Lời Giải ) 👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2023 môn văn cực chuẩn 👉 Xem thêm: Cách học văn thi thpt quốc gia điểm cao

Đề thi THPT Quốc Gia môn Văn năm 2019

Phần đọc hiểu trong cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn văn

Phần đọc hiểu thường trong cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn văn sẽ chiếm (3 điểm) trong tổng thể bài vì phần đọc chỉ tập trung vào những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và những định nghĩa.

Phần làm văn

Phần làm văn thường sẽ chiếm (7 điểm) với phần này các bạn sẽ tập trung vào làm văn sử dụng những nội dung, ý chính quan trọng trong các tác phẩm nhằm kiểm tra và đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cũng như lối tư duy mạch lạc của thí sinh.

Cấu trúc đề thi Văn THPT quốc gia 2022

Cấu trúc đề thi môn Văn THPT quốc gia 2022 được ra đề với tiêu chí bám sát chương trình học, kiến thức chủ yếu được xoay quanh và khoanh vùng trong phạm vi lớp 12. Đề thi Văn năm 2022 gồm hai phần chính: Phần đọc hiểu và phần làm văn.

Những lưu ý khi làm bài thi môn Văn THPT quốc gia

Ngoài việc nắm chắc kiến thức hay chuẩn bị một tinh thần vững vàng, các bạn sĩ tử nên lưu ý một số điều trước khi làm bài thi THPT quốc gia nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2023 sắp tới:

Cách làm đề thi thpt quốc gia môn văn

Đọc - hiểu văn bản (3 điểm)

Với cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn văn, đề bài được ra với một đoạn văn (thơ/ văn/ bài báo/ kịch...) bất kỳ với yêu cầu thí sinh phải đọc kỹ và trả lời câu hỏi. Thông thường một đoạn văn có 4 câu hỏi nhỏ, mỗi câu có thể có 1 hoặc vài ý nhỏ.

Thí sinh cần nắm được:

  • Kiến thức phần tiếng Việt
  • Kiến thức về thông tin của tác giả, tác phẩm
  • Kiến thức phần làm văn
  • Kiến thức phần văn học
  • Kiến thức phần luật thơ
  • Kiến thức đời sống

\=> Yêu cầu: Trả lời ngắn gọn, đầy đủ ý

Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn nghị luận xã hội gồm khoảng 200 chữ với dạng đề bài liên quan đến phần đọc hiểu:

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (đạo đức, đời sống)
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Câu 2 (5 điểm): Nghị luận văn học với một số dạng đề hay thi:

  • Nghị luận về thơ (bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ)
  • Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, văn xuôi
  • Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự
  • Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về văn học
  • Nghị luận tổng hợp (đối chiếu, so sánh)

Những kiến thức cần ghi nhớ với đề thi thpt quốc gia môn văn

Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ, từ vựng trong đề văn thpt quốc gia

Biện pháp so sánh:

  • Đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng tương đồng
  • So sánh ngang bằng - hơn kém
  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt

Biện pháp so sánh:

  • Tả đồ vật, con vật bằng từ ngữ chỉ con người
  • Làm đồ vật, con người gần gũi với con người
  • Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người

Biện pháp ẩn dụ:

  • Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên khác
  • Có nét tương đồng quen thuộc
  • Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm diễn đạt

Biện pháp hoán dụ:

  • Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên khác
  • Có mối quan hệ gần gũi với nó
  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Biện pháp nói quá:

  • Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất
  • Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Biện pháp nói giảm:

  • Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
  • Tránh gây cảm giá quá đâu buồn, ghê sợ

Biện pháp liệt kê:

  • Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cùng loại
  • Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn
  • Sắp theo từng cặp, tăng tiến (ngược lại)

Biện pháp điệp ngữ

  • Lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu)
  • Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
  • Điệp ngữ cách quãng, nối tiếp, vòng

Biện pháp chơi chữ:

  • Lợi dụng đắc sắc về âm, về nghĩa của từ
  • Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, thú vị

Các phong cách ngôn ngữ

Các phong cách ngôn ngữ trong đề thi thpt quốc gia môn văn

Phong cách ngôn ngữ khoa học:

  • Nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học
  • Dùng muc đích diễn đạt chuyên môn sâu
  • Tính khái quát cao, trừu tượng, logic, khách quan

Phong cách ngôn ngữ báo chí:

  • Thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế
  • Phản ánh chính kiến tờ báo, thúc đẩy tiến bộ
  • Thông tin, thời sự, ngắn gọn, sinh động

Phong cách chính luận

  • Dùng trong lình vực chính trị - xã hội
  • Bày tỏ chính kiến, bộc lộ quan điểm chính trị
  • Công khai, chặt chẽ, truyền cảm thuyết phục

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

  • Dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương
  • Chức năng thông tin, chức năng thẩm mỹ
  • Tính hình tượng, truyền cảm, cá thể

Phong cách ngôn ngữ hành chính:

  • Dùng trong giao tiếp, điều hành, quản lý xã hội
  • Giao tiếp của cơ quan nhà nước trên cơ sở pháp lý
  • Mang tính khuôn mẫu, xác minh, công vụ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

  • Lời ăn tiếng nói hàng ngày đáp ứng nhu cầu cuộc sống
  • Dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin, ý nghĩa, tình cảm
  • Mang tính cụ thể, cá thể và thể hiện càm xúc người nói

Các phương thức biểu đạt

Các phương thức biểu đạt trong đề thi văn thpt quốc gia

Phương thức biểu đạt tự sự

  • Trình bày các sự việc
  • Có diễn biến, kết quả

Phương thức biểu đạt miêu tả

  • Tái hiện tính chất, thuộc tính
  • Giúp cảm nhận và hiểu

Phương thức biểu đạt biểu cảm

  • Bày tỏ tình cảm
  • Cảm xúc trực tiếp, gián tiếp

Phương thức biếu đạt thuyết minh

  • Thuốc tính, cấu tạo, ý nghĩa
  • Để có tri thức, thái độ đúng

Phương thức biểu đạt nghị luận

  • Trình bày ý kiến, đánh giá
  • Luận điểm, dẫn chứng

Phương thức biểu đạt hành chính

  • Khuôn mẫu, pháp lý
  • Thể hiện ý kiến, nguyện vọng

Các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận trong đề thi văn thpt quốc gia

Thao tác lập luân giải thích:

  • Vận dụng trí thức để hiểu
  • Giúp người khác hiểu đúng ý

Thao tác lập luận phân tích

  • Chia tách thành nhiều bộ phận
  • Xem xét nội dung liên hệ

Thao tác lập luận chứng minh

  • Cứ liệu - dẫn chứng xác đáng
  • Thuyết phục, tin tưởng

Thao tác lập luận bác bỏ

  • Chỉ ra ý kiến sai trái
  • Bảo vệ ý kiến đúng đắn

Thao tác lập luận bình luận:

  • Đúng hay sai, hay dở
  • Nhận thức, ứng xử phù hợp

Thao tác lập luận so sánh:

  • Đối chiếu hai, nhiều đối tượng
  • Giống nhau hay khác nhau

Các tác phẩm trọng tâm thi Văn THPT quốc gia

Khung chương trình văn học lớp 12 có rất nhiều những tác phẩm văn học, tác phẩm thơ. Tuy nhiên, việc ôn tập lại toàn bộ các tác phẩm đối cần có thời gian và kế hoạch ôn luyện cụ thể. Việc thống kê lại tất cả các tác phẩm văn học đã được xuất hiện trong những năm thi THPT quốc gia vừa qua sẽ giúp thí sinh giảm tải được những tác phẩm không có khả năng thi và tập trung vào những tác phẩm có khả năng xuất hiện cao trong bài thi sắp tới như:

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể dễ dàng nhận thấy tần suất xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia môn Văn rất nhiều lần. Cụ thể, xuất hiện trong đề thi năm 2017, kỳ thi tốt nghiệp năm 2018 và 2020. Tác phẩm Đất nước chủ yếu tập trung vào nêu cảm nhận và phân tích một đoạn thơ bất kỳ trong tác phẩm.

Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân cũng thuộc một trong những tác phẩm nổi bật hay xuất hiện trong kỳ thi với đề bài luôn tập trung vào phân tích hình tượng Người lái đò, hình tượng sông Đà nhằm đánh giá được lối dùng văn cũng như cách tác giả ứng dụng linh hoạt các phong cách miêu tả nhân vật làm tăng sự sinh động, có hồn cho tác phẩm.

Vợ chồng A phủ - Tô Hoài

Tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài thuộc truyện ngắn tiêu biểu nhất trong khung chương trình Văn học lớp 12. Vợ chồng A phủ hầu như không được nhắc đến nhiều trong các kỳ thi THPT quốc gia vừa qua vì vậy tác phẩm này luôn là một trong những tác phẩm hầu như năm nào cũng được dự đoán xuất hiện. Liệu rằng khả năng cao tác phẩm Vợ chồng A phủ có thật sự sẽ xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia 2023 sắp tới?

Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Ngọc Phủ

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Ngọc Phủ xuất hiện gần nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với đề bài đưa một đoạn văn sau đó phân tích và cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương thông qua nét độc đáo trong ngòi bút của tác giả.

Trên đây là một số tác phẩm có khả năng cao sẽ xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia môn Văn năm 2023 sắp tới, BTEC FPT muốn gửi đến các sĩ tử với mong muốn có thể cập nhật thông tin kiến thức nhanh nhất và mới nhất hay thậm chí trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho các bạn thí sinh có thể thể ôn luyện và đạt được kết quả như mong muốn. Chúc các bạn sĩ tử bình tĩnh, tự tin và hoàn thành tốt cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn văn 2023.

Đề thi môn toán THPT quốc gia bao nhiêu phút?

Toán học là một môn thi bắt buộc mà ai khi tham gia thi tốt nghiệp THPT cũng đều cần trải qua. Môn này sẽ được tổ chức dưới hình thức là trắc nghiệm, thời gian thi là luôn là 90 phút và số lượng câu hỏi nhỏ hơn 50 câu.

Đề thi Vật lý THPT quốc gia bao nhiêu câu?

Theo cấu trúc đề thi Lý tốt nghiệp THPT Quốc Gia, bài thi sẽ gồm 40 câu hỏi, trong đó 20 câu lý thuyết và 20 câu tính toán phân bố đều ở các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp và vận dụng cao.

Thi THPT quốc gia bao gồm kiến thức gì?

Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Như vậy, số môn thi từ năm 2025 giảm hai và số buổi thi giảm một.

Có bao nhiêu bài thi tốt nghiệp?

Thí sinh học chương trình THPT sẽ bắt buộc thi 4/5 bài để xét tốt nghiệp THPT, trong đó có 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp.

Chủ đề