Cầu tràng tiền ở huế được bắc qua sông nào năm 2024

Cùng với Núi Ngự Bình, Sông Hương thì Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Cầu Trường Tiền, Huế

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép với chiều dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội…. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.

Cầu Trường Tiền, Huế

Với chiều dài lịch sử hơn 100 năm, Cầu Tràng Tiền đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng xứ Huế. Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn – 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép. Đến năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991-1995), do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: Đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,20m nay còn 5,40m); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu.

Cầu Trường Tiền, Huế

Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Ngày nay trong quy hoạch giao thông của TP. Huế có thêm nhiều cây cầu soi bóng xuống dòng sông Hương nhưng có lẽ cầu Tràng Tiền sẽ vẫn mãi giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng du lịch của đất Cố đô, là gạch nối của lịch sử từ quá khứ tới hiện tại và tương lai.

Trích đoạn thuyết minh sau sử dụng phương pháp gì?: Nón Huế nhẹ,thanh mảnh,màu nhã nhặn.Nón được trang trí bằng những bức tranh chùa Linh Mụ, cầu Tràng Tiền,con đò sông Hương và có thể có vài câu thơ chất chứa tâm hồn xứ Huế.Nón bài thơ được coi là nón của thiếu nữ Huế.Cho nên, lựa nón, lựa quai cũng là thú vui kì công.Không ít người đến tận nơi làm nón để đặt riêng mình những...

Đọc tiếp

Trích đoạn thuyết minh sau sử dụng phương pháp gì?: Nón Huế nhẹ,thanh mảnh,màu nhã nhặn.Nón được trang trí bằng những bức tranh chùa Linh Mụ, cầu Tràng Tiền,con đò sông Hương và có thể có vài câu thơ chất chứa tâm hồn xứ Huế.Nón bài thơ được coi là nón của thiếu nữ Huế.Cho nên, lựa nón, lựa quai cũng là thú vui kì công.Không ít người đến tận nơi làm nón để đặt riêng mình những dòng thơ yêu thích

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam , bắc qua sông Tiền và nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có phần cầu chính dài 66m và phần cầu dẫn dài 875,2m .Cầu Cần Thơ cũng là cầu dây văng , bắc qua sông Hậu nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ có phần cầu chính dài 1,01km , phần cầu dẫn bờ bắc dài 0,52km và phần cầu dẫn bờ nam dài 0,88km .

Chủ đề