Câu nào dụng cặp đại từ để nối các vế của câu ghép

Soạn bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 24 sẽ giúp các em tìm hiểu bài trước khi lên lớp, hình dung được kiến thức một cách tổng quát và chủ động với kiến thức thầy cô cung cấp hơn.

Câu nào dụng cặp đại từ để nối các vế của câu ghép

Kiến thức cần nhớ

1. Cặp từ hô ứng là gì?

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép. (Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt)

2. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

- vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…
- đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

VD:

- Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào như cái chợ
- Mưa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu

Gợi ý làm bài tập SGK

I. Nhận xét

Câu 1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SÁNH

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

NGUYỄN PHAN HÁCH

Trả lời:

a)

Vế 1: Buổi chiều, nắng (C) vừa nhạt (V)

Vế 2: Sương (C) đã buông nhanh xuống mặt biển(V)

b)

Vế 1: Chúng tôi (C) đi đến đâu (V)

Vế 2: Rừng (C) rào rào chuyển động đến đấy (V)

Câu 2. Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi ?

Trả lời:

Các từ in đậm: vừa...đã, đâu...đấy trong hai câu ghép ở câu 1 dùng để nối các vế câu 1 với vế câu 2.

Nếu lược bỏ các từ vừa...đã, đâu...đấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh.

Cụ thể: Hai sự việc nắng nhạt, sương buông nhanh xuống mặt biển ở câu chỉ được đặt cạnh nhau, không còn quan hệ chặt chẽ như trước.

Câu 3. Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn.

Trả lời:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

Có thể viết lại câu trên bằng cách thay thế các từ in đậm như sau:

-  Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

-  Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

-  Buổi chiểu, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Có thể thay thế các từ in đậm bằng:

- Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.

 II - Luyện tập

Câu 1. Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?

a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

THẠCH LAM

b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

NGUYỄN QUANG SÁNG

c)  Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rõ.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Trả lời:

Các vế câu trong các câu đã cho được nối với nhau bằng những từ:

a) chưa...đã...

b) vừa...đã...

c) càng...càng...

Câu 2. Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Mưa ... to, gió... thổi mạnh.

b) Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...

Trả lời:

a) càng...càng

b) mới..đã

chưa...đã

vừa...đã

c) bao nhiêu...bấy nhiêu

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, tuần 24 ở trên đã chia sẻ chi tiết kiến thức cũng như cách làm bài tập SGK, hi vọng các em hiểu và vận dụng linh hoạt kiến thức về cặp từ hô ứng vào tư duy nói và viết tập làm văn lớp 5 của mình thật hay.

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Tuy nhiên có những câu có nhiều hơn một chủ ngữ và vị ngữ được gọi là câu ghép.  Để hiểu rõ hơn về câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Câu ghép là gì?

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Câu nào dụng cặp đại từ để nối các vế của câu ghép

Ví dụ về câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụv câu ghép để độc giả dễ hình dung.

Ví dụ:  

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

Các cách nối câu ghép

Thông thường trong câu ghép được nối với nhau bởi các cách:

+ Thứ nhất: Nối bằng từ ngữ nối

Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc.

Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

+ Thứ hai: Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm. Ví dụ: Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Ví dụ: Mưa rơi rào rào trên sân gạch, mưa đổ đồm độp trên phên nứa.

Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

+ Thứ ba: Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà

Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.