Cầu hội về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân

Họ tên giảng viên: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Email:         
Website: http://nguyenduyxuan.net/
Webblog:http://nguyenduyxuan.blogspot.com/

Chương I: Văn hóa và Văn hóa Việt Nam 1. Trình bày định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh. Lấy ví dụ làm rõ định nghĩa trên. 2. Trình bày và làm rõ định nghĩa văn hóa của UNESCO. 3. Phân tích mối quan hệ giữa văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến. 4. Cấu trúc của hệ thống văn hóa. 5. Trình bày các chức năng của văn hóa. 6. Các giai đoạn phát triển của văn hóa Việt Nam. 7. Các thành tựu của văn hóa Văn Lang-Âu Lạc 8. Ý nghĩa cội nguồn của văn hóa Văn Lang-Âu Lạc? 9. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Đại Việt. 10. Tìm hiểu hệ thống thi cử ở nước ta trong giai đọan văn hóa Đại Việt 11. Các loại hình nghệ thuật của nước ta trong văn hóa Đại Việt. 12. Những thành tựu của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn văn hóa Cận hiện đại 13. Thử rút ra bản sắc văn hóa Việt Nam biểu hiện trong giai đoạn văn hóa Cận hiện đại? 14. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã dùng những biện pháp gì để chống chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc? 15. Chứng minh tính sáng tạo của nhân dân ta trong quá trình tiếp thu những thành tựu của văn hóa Trung Hoa. 16. Những nét chính các vùng văn hóa Việt Nam. 17. Vẽ bản đồ Việt Nam và định vị các vùng văn hóa trên bản đồ.

18. Tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên: không gian văn hóa cồng chiêng, các lễ hội, âm nhạc, nhà sàn, tượng nhà mồ…

Chương II: Văn hoá nhận thức 1. Khái niệm âm dương và hai qui luật của nó 2. Trình bày triết lí âm dương và tính cách của người việt. 3. Phân biệt lịch âm dương và các loại lịch khác. 4. Thế nào là hệ đếm can chi. Tập sử dụng hệ đếm can chi.

5. Hãy giải thích quan niệm cổ truyền cho rằng con người như một vũ trụ thu nhỏ.

Chương III:  Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 1. Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền. 2. Các nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống, ưu nhược điểm của nó. 3. Qua ví dụ cụ thể, trình bày những đặc điểm của làng Việt. 4. Văn hóa làng xã trong thời đại hiện nay ? 5. Qua ví dụ cụ thể, trình bày những đặc điểm và mối quan hệ của gia đình – làng – nước trong cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền. 6. Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách Việt Nam bắt nguồn từ tính cộng đồng và tự trị. 7. Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống. 8. Truyền thống dân chủ trong tổ chức quốc gia Việt Nam.

9. Các bộ luật chính của nước ta trong giai đoạn văn hóa Đại Việt?

Chương IV:  Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân 1. Các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam và ý nghĩa trong đời sống của người Việt 2. Trình bày đặc trưng tín ngưỡng của người việt 3. Trình bày về tín ngưỡng phồn thực ở VN và hệ quả của nó. 4. Trình bày về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở VN. 5. Trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở VN. 6. Giới thiệu về lễ tết và lễ hội ở VN 7. Giới thiệu về một lễ hội ở quê hương hoặc nơi anh chị sinh sống. 8. Nêu những nét cơ bản về phong tục hôn nhân và tang ma VN 9. Các đặc trưng giao tiếp của người Việt. 10. Các đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. 11. Những nét chính về nghệ thuật thanh sắc VN. 12. Những nét chính về nghệ thuật hình khối VN. 13. Đặc trưng văn hóa VN thể hiện như thế nào qua đàn bầu, trống đồng, cồng chiêng Tây Nguyên? 14. Hãy chứng minh văn hóa gốc nông nghiệp trong lễ cưới của người Việt.

15. Trao đổi về văn hóa giao tiếp của người Việt hiện nay, nhất là của giới trẻ.

Chương V: Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 1. Cơ cấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Việt? 2. Tại sao nói bữa ăn người Việt đậm tính nông nghiệp? 3. Những đặc điểm cơ bản trong chất liệu và cách may mặc truyền thống của người VN? 4. Những đặc điểm cơ bản của việc đi lại ở VN truyền thống. 5. Những đặc điểm cơ bản của kiến trúc VN truyền thống. 6. Trình bày những đặc điểm cơ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam và tác động của nó đối với văn hóa Việt Nam 7. Quan hệ của con người Việt Nam với môi trường tư nhiên Việt Nam thể hiện những sắc thái gì trong nền văn hóa dân tộc. 8. Anh chị có nhận xét gì về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt hiện nay?

9. Viết bài giới thiệu về một món ăn, một kiểu trang phục, một loại phương tiện giao thông hay một công trình kiến trúc truyền thống VN mà anh chị biết.

Chương VI: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 1. Thế nào là tiếp xúc và giao lưu văn hóa? Cho ví dụ minh họa 2. Thế nào là đan xen văn hóa tự nguyện/cưỡng bức? Cho ví dụ 3. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Ấn. 4. Nêu những nét bản sắc của văn hóa Chăm. Những đóng góp của Văn hóa Chăm đối với Văn hóa Việt Nam. 5. Quá trình du nhập, nội dung và các tông phái Phật giáo ở VN. 6. Những tác động của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam. 7. Phân tích những nội dung cơ bản của  nho giáo. 8. Nêu những đặc điểm Nho giáo Việt Nam. 9. Những tác động của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. 10. Nội dung cơ bản của Đạo giáo. 11. Những tác động của Đạo giáo đối với văn hóa Việt Nam. 12. Đặc điểm của sự kết hợp các tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Kito giáo) và tín ngưỡng bản địa. 13. Phân tích những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt.

14. Anh chị suy nghĩ gì về hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay? Có phải văn hóa ứng xử của chúng ta đang có vấn đề? Làm gì để loại bỏ hành vi bạo lực trong gia đình, nhà trường và xã hội?

Một số câu hỏi-bài tập chung 1. Những nội dung, đặc điểm cơ bản của điều kiện tự nhiên, tộc người, lịch sử, văn hóa của vùng Tây Nguyên. 2. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các tộc người Việt Nam. 3. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong giai đoạn mới. 4. Thế nào là một nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? 5. Suy nghĩ và hành động của anh chị về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 6. Giải thích nguồn gốc tự nhiên và xã hội của thành ngữ: “Con Rồng cháu Tiên”. 7. Hãy nêu ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau và giải thích cơ sở hình thành chúng: -Nước nổi thì bèo nổi -Xấu đều hơn tốt lỏi -Trông mặt mà bắt hình dong -Yêu nên tốt, ghét nên xấu -Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng -Nhập gia tùy tục -Phép vua thua lệ làng 8. Hãy viết bài: - Miêu tả một công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu. - Một giai đoạn thời kỳ văn hóa. - Một di sản văn hóa. 9. Sưu tầm các tài liệu, hình ảnh, hiện vật về di sản văn hóa Việt Nam. 10. Bài thu hoạch: Suy nghĩ của anh chị về văn hóa Việt Nam.                                                                        

                                                                             Nguyễn Duy Xuân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂNI- TÍN NGƯỢNG1- Tín ngưỡng phồn thực:Xuất phát từ môi trường sống, cư dân nông nghiệp chỉ quan tâm:* Sự sinh sôi nẩy nở của hoa màu* Vấn đề duy trì giống nòi=> Xuất hiện tín ngưỡng phồn thực( Phồn: nhiều, thực: nẩy nở )=> Đây chính là việc tôn thờ cơ quan sinh dục nam nữ và hành vi giaophối39 VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂN2- TÍN NGƯỢNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN@ Đây là sản phẩm của môi trường sống- Sống phụ thuộc vào tự nhiên- Không giải thích được tự nhiên- Nhu cầu đời sống tâm linh@ Thể hiện:* Tín ngưỡng đa thần, do chất âm tính trong Đ/s nông nghiệp + tínngưỡng phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần40 VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂN2- TÍN NGƯỢNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN@ Thể hiện ( Tiếp ):* Thờ động vật, thực vật: Từ Tiên rồng đến nhất điểu, nhì xà, tamngư, tứ tượng ( Chim, rắn, cá, sấu )TÍN NGƯỢNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI* Thờ cúng tổ tiên, ông ba* Thờ những người có công với cộng đồng* Thờ vi thần: Thổ công, ông đòa, ông táo…41 VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂN3- PHONGTỤC@ Phong tục:Phong: Gió – Tục: Thói quen@ Một hình thức điều chỉnh cá nhân theo những qui đònh cộngđồng@ Đặc điểm phong tục: Rất dễ lan rộngPHONG TỤC HÔN NHÂN* Hôn nhân phải thể hiện quyền lợi gia tộc* Hôn nhân phải đáp ứng quyền lợi cộng đồng làng xã* Sau quyền lợi cộng đồng mới tới quyền lợi riêng tư42 VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂN3- PHONG TỤC3.1- PHONG TỤC TANG MA@ Biểu hiện 2 quan niệm:* Đưa tiễn người mất về thế giới bên kia* Xót thương, coi chết là hết@Phong tục tang lễ thấm nhuần triết lý âm dươngngũ hành Phương Nam* Thể hiện: Trong trang phục,lạy trước linh cữu,chọn hướng chôn…43 VĂN HÓA TỔ CHỨCĐỜI SỐNG CÁ NHÂN3- PHONG TỤC3.2- PHONG TỤC LỄ TẾT; LỄ HỘI@ Lễ tết:- Thiên về đời sống vật chất- Là hệ thống phân bổ theo thời gian- Lễ tết đóng, giới hạn trong mỗi gia đình- Lễ tết duy trì quan hệ tôn ti trật tự giữa các thành viên trong gia đình@ Lễ hội:- Thiên về đời sống tinh thần- Phân bổ theo không gian, mang tính mở- Lễ hội duy trì quan hệ dân chủtrong cộng đồng44 4- NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓAGIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT … Về thái độ:Người Việt coi trọng giao tiếp- Thích giao tiếp -> bộc lộ qua thái độ- Thích thăm viếng, hiếu khách Về quan hệ giao tiếp:Người Việt lấy t/ cảm làm nguyên tắc ứng xử Về đối tượng giao tiếp: Người Việt ưa:@ Quan sát@ Tìm hiểu@ Đánh giá45 4- NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓAGIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT …. Về góc độ chủ thể giao tiếp:- Người Việt trọng danh dự- Mặt trái: Só diện, sợ cơ chế tin đồn, dư luận… Về cách thức giao tiếp:- Người Việt ưa sự tế nhị, trọng sự hòa thuận- Mặt trái: Hay vòng vo, đắn đo, cân nhắc, thiếu quyết đoán, haynhường nhòn Nghi thức lời nói: Người Việt rất phong phú@ Hệ thống xưng hơ phong phú, qua:- Sử dụng đại từ nhân xưng- Nguyên tắc xưng khiêm hô tôn…46