Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc lựa chọn thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945

19/08/2021 16:14:41 CH
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8

Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8

Vào lúc 14 giờ ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể Nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, là dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chớp thời cơ chiến lược ngàn năm có một, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa long trời, lở đất giành chính quyền trong cả nước. Việc dự báo đúng thời cơ, nhận định đúng thời cơ và nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng là vô cùng quan trọng, góp phần rất lớn, quyết định đến sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngược dòng lịch sử, ngay từ khi còn bị giam cầm trong các nhà tù của Quốc dân Đảng, Hồ Chí Minh đã luôn thức được vấn đề thời cơ trong quá trình chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Nhật ký trong tù, Người đã viết: Thác lộ, song xa dã một dụng,/ Phùng thời, nhất tốt khả thành công; dịch nghĩa: Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,/ Gặp thời, một tốt cũng thành công.

Tháng 6/1940, được tin Pháp đầu hàng Đức, Nguyễn Ái Quốc lúc này đang ở Côn Minh, Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp Cơ quan ở nước ngoài của Đảng để phân tích tình hình và chuẩn bị kế hoạch hành động. Người đã phân tích và dự báo: Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng. Sau cuộc họp này, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị cho Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đến Quý Dương để cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đi Quế Lâm, tìm cách về nước.

Cuối tháng 6/1940, Nguyễn Ái Quốc đáp máy bay đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai trao đổi về thời cuộc. Cuối tháng 9/1940, Người đã đưa ra một nhận định cực kỳ quan trọng: Đồng minh sẽ thắng. Nhật, Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau. Việt Nam sẽ giành được độc lập.

Ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc cùng với các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba lên đường về nước, đến ngày 8/02/1941, Người đã đặt chân tới cột mốc 108 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trở về nước sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài.

Từ ngày 10-19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám để phân tích tình hình thế giới đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Người dự báo: Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công.

Đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của các mạng Đông Dương, không biết chớp thời cơ thì vạn năm cũng không đòi lại được. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được.

Vào dịp tết Nguyên đán Nhậm Ngọ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc đã cho xuất bản tác phẩmLịch sử nước ta. Đây là một bài diễn ca gồm 236 câu lục bát kể lại lịch sử nước ta từ thời vua Hùng dựng nước đến năm 1942, ca ngợi truyền thống yêu nước, bất khuất, đoàn kết của Nhân dân ta. Cuối tác phẩm, Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo thiên tài: Năm 1945 - Việt Nam độc lập.

Đặc biệt, nhằm tập hợp, quy tụ các lực lượng, cá nhân yêu nước trên toàn quốc cùng thực hiện các mục tiêu chung là giành lại độc lập dân tộc, thực hiện tự do, hạnh phúc cho Nhân dân, theo chủ trương của Hồ Chí Minh, ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh ra đời. Chương trình Việt Minh nêu rõ: Liên hiệp hết thảy các tầng lớp Nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại, chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho nước Việt Nam lập chính phủ Nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Quốc dân Đại hội cử lên, lấy cờ đỏ, sao vàng năm cánh làm quốc kỳ. Ngày 25/10/1941, Việt Minh ra bản Tuyên ngôn: Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, công tác xây dựng lực lượng cách mạng, phát động phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra sôi nổi trong toàn quốc. Phong trào xây dựng các đoàn thể cứu quốc, như Hội Nông dân cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Công nhân cứu quốc diễn ra sôi nổi từ cuối năm 1941 ở cả nông thôn và thành thị. Song song với việc xây dựng các đoàn thể cứu quốc, tổ chức Mặt trận Việt Minh, việc xây dựng các căn cứ địa cũng được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, khu căn cứ địa Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ và trở thành khu giải phóng Việt Bắc. Hồ Chí Minh cũng chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944. Đến giữa năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, lực lượng cách mạng trên toàn quốc đã phát triển vượt bậc, sẵn sàng cho thời cơ đến.

21 giờ 30 phút ngày 9/03/1945, Nhật đồng loạt tấn công Pháp trên toàn Đông Dương, bắt sống Toàn quyền Decoux và các sĩ quan cáo cấp tại Sài Gòn, đến chiều ngày 10/03, quân Pháp đầu hàng Nhật. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã họp ở Đình Bảng. Hội nghị đã đưa ra Chỉ thịNhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản Chỉ thị nêu rõ: Ngay bây giờ phát động chiến tranh du kích, chiếm căn cứ, duy trì và mở rộng chiến tranh du kích, phải là phương pháp duy nhất của dân tộc ta để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi quân ăn cướp Nhật bản ra khỏi nước, chuẩn bị hưởng ứng quân Đồng minh một cách tích cực.

Tháng 5/1945, sau khi phát xít Italia, phát xít Đức bị đánh bại ở châu Âu, phát xít Nhật hoàn toàn bị cô lập và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Tiếp đến, ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong vòng một tuần lễ, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt đạo quân Quan Đông - đạo quân tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Nhật, giải phóng vùng Đông bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trước đó nhằm gây sức ép với Chính phủ Nhật và phô trương sức mạnh vũ khí hạt nhân, trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hirôsima vàNagazaki làm hàng chục vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài.

12 giờ ngày 15/8/1945, Đài phát thanh Tôkiô của Nhật Bản phát đi lời tuyên bố của Nhật hoàng chấp nhận bản Tuyên bố chung của các cường quốc - Tuyên bố Pốtx-đam. Nước Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng. Quân đội Nhật đang đồn trú tại các quốc gia khác ở nguyên vị trí chờ quân Đồng minh đến giải giáp. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Thông tin từ nước Nhật, khiến quân đội Nhật đang đóng ở Việt Nam hoang mang, rệu rã; Chính phủ thân Nhật bị lung lay cực điểm.

Ngay từ ngày 12/8, Hồ Chí Minh đã biết được thông tin về khả năng đầu hàng của quân Nhật, đồng thời Người cũng nắm rõ tinh thần cách mạng sôi sục của quần chúng Nhân dân.

Ngày 13/8/1945, Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ đã ra thông báo khẩn: Thời kỳ tiền khởi nghĩa đã hết, chúng ta đứng trong tình thế trực tiếp khởi nghĩa. Hồ Chí Minh nhận rõ thời cơ tổng khởi nghĩa đã chính thức xuất hiện và thời cơ này chỉ tồn tại trong khoảng hai mươi ngày, từ ngày 15-8/1945 (Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh) đến ngày 5-9/1945 (quân đồng minh kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật). Và Người đã khẩn trương chỉ đạo Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (ngày 14 đến 15/8) và Đại hội quốc dân (ngày 16 đến 17/8) tại Tân Trào, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam - Chính phủ lâm thời sau khi cách mạng thắng lợi.

Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (ngày 14 đến 15/8) đã khẳng định: cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới, cách mạng Việt Nam lúc này đang trong tình thế vô cùng khẩn cấp. Ngày 17/8/1945, trước đình Tân Trào, thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời tuyên thệ: Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Ủy ban giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo Nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước.

Ngày 18/8/1945, Hồ Chí Minh viết thư kêu gọi đồng bào cả nước: Hỡi đồng bào yêu quí! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến! Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đua nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trể. Tiến lên! Tiến lên! Dười lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.

Đáp lời kêu gọi của Người và Trung ương Đảng, chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 - 28/8/1945), toàn thể Nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng, hải đảo đều nhất loạt đứng lên tổ chức khởi nghĩa, lập ra chính quyền Nhân dân, làm nên cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc thành công rực rỡ.

Tại Hà Tĩnh, từ ngày 17/8, Nhân dân các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, dưới sự lãnh đạo của lực lượng tự vệ đã chiếm huyện lỵ, lập chính quyền Nhân dân. Ngày 18/8, quần chúng Nhân dân và lực lượng vũ trang tiến về thị xã, chiếm các công sở, buộc lính bảo an giao nộp vũ khí, chính quyền cách mạng được thành lập và ra mắt ngay trong cuộc mít tinh của quần chúng. Cùng với Quảng Nam, Mỹ Tho, Bắc Giang và Hải Dương, Hà Tĩnh là một trong năm địa phương giành chính quyền về tay Nhân dân sớm nhất trong cả nước.

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn đã khẳng định: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì Nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập.

Sau này, khi đánh giá về cuộc cách mạng thánh Tám năm 1945, Tổng bí thư Trường Chinh đã viết: Cách mạng tháng tám là kết quả của 80 năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một biến cố lịch sử vĩ đại của nước ta từ khi Quang Trung đuổi quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Nhà sử học người Pháp Charees Fourniau cũng cho rằng: Cách mạng tháng Tám là tiêu điểm của thế kỷ XX.

76 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại của Cách mạng tháng Tám 1945. Nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945vẫn luôn là bài học cực kỳ quý báu cho cả hiện tại và tương lai. Bài học này hiện vẫn đang được Đảng và Nhân dân ta kế thừa, phát huy, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng đất nước. Dù trong hoàn cảnh nào, có khó khăn đến đâu nhưng nếu biết đoàn kết, tập hợp sức mạnh của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì mọi nhiệm vụ cách mạng đều sẽ thành công./.


Nguồn bài viết: Tùng Lĩnh
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8

  • Ý kiến thảo luận
  • Ý kiến của bạn
Chưa có ý kiến nào, bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho bài viết này.
Câu hỏi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8

Gửi ý kiến

  • Bài gần đây:
  • Quay lại | Lên đầu trang

  • Tập huấn về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng (27-11-2021 12:00)
  • Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (26-11-2021 12:00)
  • Huyện Thạch Hà cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao (23-11-2021 12:00)
  • Duyệt chương trình nghệ thuật tham gia Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc 2021 (16-11-2021 12:00)
  • Đề cử Hoàng Hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thế giới (24-10-2021 12:00)
  • Bài cùng chuyên mục:
  • Xem thêm...

  • Tập huấn về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng (27-11-2021 12:00)
  • Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (26-11-2021 12:00)
  • Huyện Thạch Hà cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao (23-11-2021 12:00)
  • Duyệt chương trình nghệ thuật tham gia Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc 2021 (16-11-2021 12:00)
  • Đề cử Hoàng Hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thế giới (24-10-2021 12:00)