Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết những nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh cần thiết để có thể tiến hành phân tích? 

Bài viết dưới đây chia sẻ với bạn cách thức thu thập nội dung phân tích đối thủ qua việc trả lời các câu hỏi liên quan. 

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

 Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn

1. Phân tích sản phẩm, dịch vụ đối thủ cạnh tranh cung cấp

Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần quan tâm trước tiên là về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp.

Sản phẩm, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ, bạn nên trả lời theo các câu hỏi sau: 

  • Họ cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình với chi phí thấp hay cao?
  • Đối thủ bán sản phẩm với số lượng lớn hay có cả bán lẻ?
  • Thị phần của họ hiện tại trên thị trường?
  • Đặc điểm và nhu cầu của khách hàng tiềm năng của họ là gì?
  • Họ có đang sử dụng các chiến lược giá khác nhau giữa bán hàng online và offline không?
  • Làm thế nào để công ty tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Cách mà họ phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ?

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Sản phẩm, dịch vụ là chìa khóa của sự thành công của đối thủ

2. Phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh

Tiếp đến hãy chú ý về những chiến lược mà đối thủ đang triển khai trong nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh. 

Cụ thể, doanh nghiệp cần quan tâm đến 4 chiến lược chính:

  • Chiến lược và kết quả bán hàng của đối thủ.
  • Chiến lược Marketing.
  • Chiến lược nội dung, chất lượng kế hoạch marketing.
  • Chiến lược truyền thông mạng xã hội.

2.1. Phân tích chiến lược và kết quả bán hàng của đối thủ

Chiến lược bán hàng của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của họ cũng như định hướng chiến lược bán hàng của doanh nghiệp bạn để cạnh tranh

 Vì vậy, nội dung bạn nên trả lời khi tìm hiểu về chiến lược bán hàng của đối thủ: 

  • Quy trình bán hàng của đối thủ như thế nào?
  • Họ đang bán qua những kênh nào?
  • Địa điểm bán hàng của đối thủ và lợi thế địa điểm mang lại là gì?
  • Họ có đang mở rộng hay thu hẹp quy mô?
  • Họ có chương trình bán lại cho đối tác không?
  • Lý do khách hàng không còn mua hàng của đối thủ nữa?
  • Doanh thu của họ mỗi năm là bao nhiêu? 
  • Họ có thường xuyên giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ không?
  • Cách nhân viên bán hàng bên đối thủ bán sản phẩm?

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Chiến lược bán hàng tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của đối thủ

2.2. Phân tích chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh

Phân tích website của đối thủ cạnh tranh là cách nhanh nhất để đánh giá chiến lược marketing của họ.

Bạn hãy lưu ý những câu hỏi dưới đây khi tiến hành tìm hiểu thông tin của đối thủ: 

  • Họ có website không?
  • Họ có đăng video hoặc nội dung hội thảo trên website không?
  • Họ có podcast không?
  • Họ có đang sử dụng nội dung trực quan như đồ họa thông tin không?
  • Họ có thu thập thông tin/ phản hồi của khách hàng hay không?
  • Có các bài báo nổi bật không?
  • Bạn có thấy thông cáo báo chí không?
  • Họ có một bộ phận phụ trách truyền thông không?
  • Họ quảng cáo online và offline trên những phương tiện gì?
  • Họ có xuất bản hướng dẫn mua hàng không?
  • Họ đang chạy các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến nào?

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Chiến lược marketing hiệu quả sẽ là nam châm thu hút khách hàng tiềm năng 

2.3. Phân tích chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh

Sau khi tìm hiểu bề nổi của chiến lược marketing, bạn hãy quan tâm tới chất lượng những nội dung được truyền đạt trên ấn phẩm của đối thủ. Khi phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh, hãy xem xét các câu hỏi sau:

  • Mức độ chính xác của nội dung?
  • Có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp không?
  • Mức độ chuyên sâu của nội dung? 
  • Ngữ điệu sử dụng trong các bài viết của họ là gì?
  • Cấu trúc bài viết có dễ đọc không? (Họ có đang sử dụng dấu đầu dòng, tiêu đề in đậm và danh sách được đánh số không?)
  • Nội dung của họ có miễn phí và có sẵn cho bất kỳ ai hay người đọc của họ phải đăng ký để nhận nội dung đó?
  • Ai đang viết nội dung của họ? (Nhóm nội bộ? Một người? Nhiều người đóng góp?)

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Nội dung là phần “chất” của ấn phẩm truyền thông tới khách hàng

2.4. Phân tích chiến lược truyền thông mạng xã hội của đối thủ

Để xác định hiệu quả của chiến lược truyền thông xã hội của đối thủ, trước tiên, hãy truy cập các trang web sau để xem đối thủ cạnh tranh của bạn có tài khoản trên các nền tảng này hay không: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, LinkedIn, YouTube, Pinterest,...

Sau đó, hãy lưu ý các câu hỏi sau đây khi tìm hiểu mỗi nền tảng:

  • Số lượng người hâm mộ/người theo dõi.
  • Tần suất đăng và tính nhất quán của các bài viết. 
  • Tương tác nội dung (Người dùng có để lại nhận xét hoặc chia sẻ bài đăng của họ không?)
  • Mức độ lan truyền của nội dung (Bài đăng của họ nhận được bao nhiêu lượt chia sẻ, repins và retweet?)
  • Loại nội dung họ đang đăng?
  • Họ có tập trung hơn vào việc hướng mọi người đến trang đích, thu hút các khách hàng tiềm năng mới không? Hay họ đăng nội dung trực quan để thúc đẩy sự tương tác và nhận thức về thương hiệu?
  • Họ có chia sẻ nội dung được tuyển chọn từ các nguồn khác không?
  • Giọng văn viết của bài đăng như thế nào?

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Mạng xã hội là nơi gắn kết và thu hút khách hàng tiềm năng

3. Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh

Khi bạn đánh giá từng thành phần trong phân tích đối thủ cạnh tranh, hãy tập thói quen thực hiện phân tích SWOT đơn giản.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ ghi chú lại điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn.

Trong nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh bằng SWOT, trả lời một số câu hỏi sau sẽ giúp ích cho quá trình phân tích cho doanh nghiệp bạn:

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang thực sự làm tốt điều gì? (Sản phẩm, tiếp thị nội dung, xã hội, phương tiện truyền thông, v.v.)
  • Lợi thế của đối thủ cạnh tranh so với doanh nghiệp bạn?
  • Điểm yếu nhất của đối thủ cạnh tranh của bạn là gì?
  • Thương hiệu của bạn có lợi thế hơn đối thủ ở đâu?
  • Bạn sẽ coi đối thủ này là một mối đe dọa với doanh nghiệp trên những khía cạnh nào?
  • Có những cơ hội nào trên thị trường mà đối thủ cạnh tranh của bạn đã xác định không?

Xem thêm: Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng SWOT

4. Phân tích tình hình SEO của đối thủ cạnh tranh

Phân tích tình hình SEO là một trong những nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần có. Bạn nên ưu tiên chú ý những câu hỏi sau:

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang tập trung vào những từ khóa nào mà bạn vẫn chưa khai thác?
  • Nội dung nào của họ được chia sẻ nhiều? 
  • Khách hàng mục tiêu mà họ đang hướng đến sử dụng và hoạt động tích cực nhất trên nền tảng mạng xã hội nào?
  • Những trang web nào khác đang liên kết với trang web đối thủ cạnh tranh của bạn?
  • Lưu lượng truy cập vào trang web của đối thủ đến từ những nguồn nào?
  • Đối với những từ khóa mà bạn muốn tập trung, độ cạnh tranh của từ khóa là bao nhiêu? Hiện nay, có một vài công cụ sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện về việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của đối thủ cạnh tranh như Ahref... . 

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Chiến lược SEO quyết định mức độ tiếp cận của khách hàng tới nội dung ấn phẩm

Trên đây bài viết đã chia sẻ những hướng dẫn chi tiết về thu thập nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh qua 50++ câu hỏi liên quan, giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hiệu quả. 

Tuy nhiên, để có thể tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần có được các thông tin chính xác về đối thủ. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ do tính bảo mật của nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy, sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của CRIF D&B Việt Nam là một giải pháp lý tưởng. 

CRIF D&B Việt Nam cung cấp 2 giải pháp hữu ích dưới đây:

  • D&B Hoovers: Danh bạ doanh nghiệp toàn cầu, cung cấp những gói thông tin dữ liệu của hơn 120 triệu doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Nhờ đó, bạn có thể thu thập được các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhất định cả trong và ngoài nước. 
  • Báo cáo BIR: Báo cáo thông tin doanh nghiệp cung cấp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành…, giúp doanh nghiệp bạn có thông tin chính xác để phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh. 

Câu hỏi về chính sách cạnh tranh

Dịch vụ báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam tối ưu hóa quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Để tìm hiểu chi tiết về giải pháp thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh thông minh trên, bạn có thể liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam: