Cấp tín dụng không có bảo đảm là gì

Cấp tín dụng là một trong các hoạt động của ngân hàng. Để đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng phù hợp quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Nghị định 163/2006/NĐ-CP

– Nghị định 11/2012/NĐ-CP

1.Biện pháp bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng là việc các ngân hàng thiết lập cơ sở pháp lí và kinh tế, tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định.

Biện pháp bảo đảm tín dụng là những biện pháp của ngân hàng trong trường hợp người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

Biện pháp bảo đảm tín dụng bao gồm bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không có tài sản.

2.Các loại biện pháp bảo đảm tín dụng 

2.1. Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản 

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Trong thực tế, các loại tài sản thường được dùng làm bảo đảm tiền vay bao gồm:

– Tài khoản phải thu: Ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng bằng việc qui định tỉ lệ % (thông thường từ 40 đến 90%) giá trị của tài khoản phải thu (bán hàng chịu, hay tín dụng thương mại) theo số liệu trên bảng cân đối tài chính. 

– Bao thanh toán: Ngân hàng có thể mua tài khoản phải thu của người vay theo một tỉ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. 

– Hàng tồn kho: Để bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể nhận hàng tồn kho, vật tư, nguyên liệu của người vay làm tài sản cầm cố. Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay một tỉ lệ % nhất định (từ 30 đến 80%) trên giá trị thị trường hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hóa giảm giá. 

Tài sản cầm cố có thể do người vay kiểm soát hoàn toàn, nhưng giấy tờ sở hữu do ngân hàng nắm giữ. Một sự lựa chọn khác có thể là, ngân hàng là người nắm giữ tài sản cầm cố cho đến khi nào nợ được trả hoàn toàn.

– Thế chấp tài sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất).

– Cầm cố các động sản lâu bền, có giá trị: như phương tiện vận tải, xe hơi, dây chuyền sản xuất, bằng phát minh, sáng chế…

– Thế chấp tài sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất).

– Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản bảo đảm tín dụng thì phải có một bên thứ ba đứng ra dùng tài sản của mình để bảo lãnh. Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay nếu người vay không trả được nợ khi đến hạn.

2.2.Bảo đảm tín dụng trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản (cho vay tín chấp); tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ; Tổ chức tín dụng cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội.

Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật

Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì?, Do vậy ta có thể hiểu hành vi cấp tín dụng không có bảo đảm mà gây thiệt hại cho người khác

     Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, Xin cho biết cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm thì có phạm tội không và phạm tội gì, tôi xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư về cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì như sau:

1. Căn cứ pháp lý về cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì

2. Nội dung tư vấn về cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì,

2.1. Quy định của BLHS về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

     Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

     Cụ thể hóa hành vi nguy hiểm cho xã hội nêu trên trong hoạt động ngân hàng, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định tại điều 206. Phân tích các yếu tố cấu thành loại tội phạm sẽ cho chúng ta cái nhìn khách quan, rõ ràng về hành vi, dấu hiệu phạm tội, khách thể, động cơ và mục đích phạm tội của tội phạm. Nội dung chi tiết như sau:

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

……………………………………………………..

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì

     *Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xâm phạm hoạt động đúng đắn và an toàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

     *Mặt khách quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được thực hiện bằng các hành vi sau:

  • Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
  • Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
  • Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
  • Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;…….

    Hành vi cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại về tài sản cho người khác 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. Người khác đối với loại tội phạm này được hiểu là bất kỳ ai bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp từ hành vi cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm.

     *Chủ thể tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, do đó người phạm tội chỉ có thể là người có có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

     *Mặt chủ quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được thực hiện với lỗi cố ý

2.2. Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc hành vi: “cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì”.  Như chúng tôi đã phân tích ở trên, tại điểm b khoản 1 điều 260 BLHS quy định một trong những hành vi để bị truy cứu TNHS về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng là: “Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;”

     Do vậy ta có thể hiểu hành vi cấp tín dụng không có bảo đảm mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng, và phải có các yếu tố về chủ thể, mục đích, động cơ, lỗi..theo phân tích ở trên thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm phạm tội gì, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Video liên quan

Chủ đề