Cạnh tranh lành mạnh tiếng anh là gì

Cạnh tranh giá cả, cạnh tranh phi giá cả, cạnh tranh, cạnh tranh trong kinh doanh hay như cạnh tranh trong môi trường công sở… luôn là một vấn đề được quan tâm rất nhiều. Trong cuộc sống hay bất kỳ một lĩnh vực, môi trường nào cũng xuất hiện sự cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải lúc nào cũng là xấu và mang những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi lẽ, cạnh tranh được thể hiện ở hai mặt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Vậy cạnh tranh lành mạnh là gì và những biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh là gì? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh là khái niệm bao hàm những tiêu chuẩn về cơ cấu và hành vi thị trường cần tuân thủ để đảm bảo đạt được hiệu quả thị trường mong muốn. Cạnh tranh lành mạnh là Sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề để chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành.

2. Cạnh tranh lành mạnh tên tiếng Anh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh tên tiếng Anh là: ” Workable competition“.

3. Những biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh.

* Những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh lành mạnh

– Cạnh tranh bằng chính những tiềm năng, năng lực và sự phát triển của doanh nghiệp.

– Có mục đích thu hút khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.

– Các doanh nghiệp không làm trái với quy định của pháp luật khi kinh doanh.

* Những tiêu chuẩn của cạnh tranh lành mạnh:

– Tiêu chuẩn về kết cấu của thị trường: Những tiêu chuẩn về kết cấu của thị trường được thể hiện qua ba tiêu chuẩn như sau:

+ Về số lượng các sản phẩm mà người bán ban ra với số lượng lớn hoặc là đủ lớn, không có ai chi phối đối với dạng thị trường này. Hoặc là ít nhất là có nhiều người chi phối của thị trường đó, khi nền kinh tế có quy mô cho phép họ có thể làm được điều đó.

Đó là số lượng doanh nghiệp tham gia đủ lớn, mức độ tiềm lực giữa các doanh nghiệp tương xứng nhau, không có doanh nghiệp nào mạnh vượt bậc có thể chi phối những doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp tham gia xác định rõ ràng về định mức giá cả và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Không tạo ra những trở ngại cho đối thủ cũng như trở ngại gia nhập với những thành viên mới, sử dụng những hành vi đạt tiêu chuẩn về đạo đức, luật pháp, không sử dụng các chiến thuật lôi kéo đồng minh, chơi xấu đối thủ hay thực hiện những chênh lệnh lớn về giá cả sản phẩm, lũng đoạn thị trường.

+ Thị trường không có những trở ngại nào đối với sự gia nhập vào thị trường cạnh tranh.

+ Cần có sự phân biệt giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm đó trên thị trường.

– Những tiêu chuẩn về hành vi: Đối với những tiêu chuẩn về hành vi sẽ được biểu hiện qua 3 tiêu chuẩn như sau:

+ Có sự cạnh tranh lành mạnh một cách mạnh mẽ giữa những nhà cung cấp, không có các hành vi hối lộ hay mua chuộc, cấu kết với nhau nhằm thực hiện những mới quan hệ làm ăn bất chính.

+ Giữa các bên không sử dụng những chiến thuật để cô lập hoặc là lôi kéo đối tác với mục nhằm thực hiện mục đích không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến các nhà cung cấp đang cùng cạnh tranh.

+ Sự nhạy cảm đối với những nhu cầu củ người tiêu dùng đối với các mặt hàng khác nhau.

– Những tiêu chuẩn về hiệu quả: Đối với hiệu quả của chất lượng được thể hiện qua:

+ Sự tối thiểu hóa về chi phí cung ứng các sản phẩm

+ Giá cả phù hợp với những chi phí cung ứng bao gồm cả những thuận lợi về lợi nhuận một cách hợp lý mà những người cung ứng sẽ thu được từ những hiệu quả chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. chấp nhận đầu tư và đổi mới những kế kế hoạch đã được đề ra.

+ Điều chỉnh và có kế hoạch chi tiêu hợp lý để tránh mức chi tiêu quá cao đối với những sản phẩm được đưa vào kế hoạch quảng cáo.

+ Áp dụng đúng công nghệ mới đối với những sản phẩm mới. Cạnh tranh lành mạnh có thể nói lên những nỗ lực trong việc đưa ra những chỉ tiêu, chỉ dẫn có hiệu quả đối với các chính sách nhằm chống độc quyền.

Canh tranh lành mạnh là sử dụng những hành vi đạt tiêu chuẩn về đạo đức Nhìn chung, trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thể hiện mong muốn của các doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh đúng mực, lành mạnh, công bằng. Đa phần, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp thường tìm tới một trọng tài chung cho sân chơi của mình. Cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giúp đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, phát huy những tiềm năng vốn có của mình đặc biệt là tạo ra môi trường kinh doanh năng động, hấp dẫn.

4. Vai trò của cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế

Khi có sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng cũng như cho doanh nghiệp.

– Đối với người tiêu dùng:

+ Cạnh tranh lành mạnh mang đến những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất cho người tiêu dùng, đây là một lợi ích vô cùng to lớn.

+ Cạnh tranh lành mạnh là tiền đề của những sản phẩm mới ra đời với những sự cải tiến về chất lượng, tính năng sử dụng, mẫu mã và kèm theo đó là giá cả hợp lý, thúc đẩy tiêu dùng cũng như lấy được niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, là một cách để kích cầu.

– Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh lành mạnh là thước đo, là trọng tại đại diện cho sự công bằng, giúp cho các doanh nghiệp tồn tại được trên thị trường bằng chính năng lực và khả năng phát triển của mình. Cạnh tranh lành mạnh là một công cụ để đào thải những doanh nghiệp không có năng cũng như không có chiến lược phát triển thị trường.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh.

Thúc đẩy toàn bộ lĩnh vực hoặc tổ chức: Canh tranh lành mạnh tập trung vào những ý định lớn hơn đó là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc cho một tổ chức. Trong đó, những cá nhân sẽ tham gia và sử dụng khả năng của mình để đạt được những kết quản, những điều mới mẻ cho doanh nghiệp, cho tổ chức để từ đó làm nền tảng mở rộng tiềm năng của mọi người.

Phát huy những ưu điểm của các cá nhân: Cạnh tranh không lành mạnh thường định hướng nhiều hơn đến lợi ích cá nhân, tiền, vinh quan của chính minh. Hay sử dụng sự canh tranh để đẩy bản thân lên một cấp độ mới. Trong khi các đối thủ, doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh thường ít quan tâm đến điều này, họ quan tâm đến những lĩnh vực mới, quan tâm đa diện hơn so với việc tập trung quan tâm vào những lợi ích cá nhân. Họ cùng nhau tim ra điểm chung, đồng nhất, gần giống nhau trong kinh doanh để tạo nên chiến thắng cho tổ chức. Họ chiến tháng và vấn phát triển vi họ đồng nhất, thống nhất mà không cần nói ra với nhau, họ tạo cơ hội cho đồng đội mình phát huy thế mạnh của bản thân.

6. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp

Cạnh tranh lành mạnh đem lại rất nhiều lợi ích cho cả phía người tiêu dùng cũng như cho doanh nghiệp, vì vậy cần phải đẩy mạnh , thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh để đem lại những hiệu quả tối ưu nhất

– Định hướng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh: điều này rất quan trọng, cạnh tranh có thể xảy ra ở bất cứ đâu, cạnh tranh có thể tạo ra xung đột giữa và giữa các nhân viên. Chạy đua để chiến thắng trong khi các nguồn lực hạn chế có thể gây ra căng thẳng. Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm hiểu cách tranh luận lành mạnh và chia sẻ ý kiến của họ một cách cởi mở, cạnh tranh sẽ trở thành chất xúc tác cho sự đối mới và cải tiến. Để làm được điều này bạn cần phải định hướng những tạo ra sự lạnh mạnh và thúc đẩy tranh luận trong cuộc họp hay trong phát triển doanh nghiệp. Định hướng và tạo ra những tranh luận lành mạnh Nếu như các thành viên trong nhóm không nói lên ý kiến thực sự của mình hoặc giữ một trách trách nhiệm và năng lực cơ bản chỉ để hoàn thành nhiệm vụ thi họ sẽ hạn chế hoặc không đưa ra bất.

– Đề ra những mức thưởng, phạt rõ ràng: đây là cách tạo động lực, khuyến khích hiệu quả nhất cho các nhân viên trong doanh nghiệp cũng nhờ vào đó mà hiệu quả công việc sẽ cao hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên làm tốt sẽ được thưởng còn những nhân viên làm chưa tốt sẽ bị phạt, điều nay tạo ra sự ganh đua trong môi trường làm việc.

– Đặt ra những mục tiêu dài hạn: đây cũng là chiến lược của doanh nghiệp, đặt ra mục tiêu của doanh nghiệp để có cách thức tiến hành, thực thi trên thực tế một cách nhanh chóng có hiệu quả nhằm phát triển thương hiệu cũng như nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Sự cạnh tranh lành mạnh tiếng Anh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh có tên tiếng Anh là Workable competition. Cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp có thể giúp con người cải thiện hiệu suất và gặt hái được thành công.

Chồng cạnh tranh không lành mạnh tiếng Anh là gì?

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong tiếng Anh được gọi là Unfair competition.

Cạnh tranh lành mạnh được xem là gì?

Cạnh tranh lành mạnh là sự canh tranh một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các chủ thể kinh doanh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề nhằm chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn, gian dối, mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ tranh giành thị trường.

Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.