Cảnh khuya miêu tả cảnh vật ở đâu

Phân tích thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 1
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 2
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 3
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 4

Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 1

Bác vốn là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Dù trong hoàn cảnh ngày đêm lo cho vận mệnh đất nước, Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để thưởng thức, cảm nhận và hòa mình vào thiên nhiên vạn vật. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được khơi gợi cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên mà chính xác là trong một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc.

Thơ Bác tràn ngập ánh trăng, trăng chính là người bạn tri âm, tri kỷ, người đã đồng hành cùng Bác trong những năm tháng gian lao vất vả khi bị giam ở nhà tù Trung Quốc cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Bởi vậy, trong cả hai bài thơ đều có sự xuất hiện của ánh trăng, nhưng dưới con mắt của thi nhân, mỗi bài ánh trăng lại mang những đặc sắc riêng. Trong bài “Cảnh khuya”, trăng không xuất hiện ngay từ ban đầu, mà là âm thanh tiếng suối du dương, tha thiết là yếu tố mở đầu bài thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, ví âm thanh tiếng suối như tiếng hát của con người. Ở câu thơ ta thấy rõ nét hiện đại, tư duy thơ mới mẻ của Bác. Đó là lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên. Đồng thời sự so sánh này cũng làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn. Âm thanh tiếng suối trong trẻo tựa như giọng hát của cô sơn nữ khiến không gian trở nên sống động, tràn trề sức sống.

Sau âm thanh của tiếng suối là sự hòa hợp của thiên nhiên: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ở đây ta có thể tưởng tượng theo hai cách. Ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa hoặc ánh trăng chiếu rọi vào các vòm cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy sự hài hòa, hòa hợp tuyệt diệu của thiên nhiên. Ánh trăng dìu dịu, kết hợp với âm thanh tiếng suối trong trẻo xa xa làm không gian thêm phần lung linh, huyền ảo.

Đến với bài “Rằm tháng giêng”, người đọc lại có cảm nhận, cái nhìn khác về thiên nhiên Việt Bắc. Mở đầu bài thơ là tràn ngập ánh trăng:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

Hai câu thơ mở ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh sáng của trăng. Ánh trăng trong trẻo khiến cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ mà cũng vô cùng hài hòa. Câu thơ thứ hai vẽ ra không gian bao la, bát ngát. Trong nguyên tác, chữ “xuân” được lặp lại ba lần: “xuân giang, xuân thủy, xuân thiên” đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Không khí mùa xuân đã thấm đẫm trong mọi cảnh vật, đâu đâu cũng thấy thiên nhiên căng đầy sức sống. Sự vật có sự hòa hợp tuyệt đối với nhau, đất trời nối tiếp, hòa với nhau làm một. Và trong khung cảnh đó, chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ. Lo cho dân cho nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên thưởng thức, cảm nhận vẻ đẹp của ánh trăng, tiếng suối, của trời xuân. Đặt trong hoàn cảnh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ta không chỉ thấy Bác là người có tình yêu thiên nhiên mà còn thấy được phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Cả hai bài thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ đẹp, phép so sánh, điệp ngữ tài tình. Ngôn ngữ tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc, nhịp điệu. Giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung, có suy tư, trăn trở mà vẫn đầy hào hứng và tin tưởng.

Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, ta thấy được những rung động tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tài hoa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Với những lời thơ giản dị mà cũng hết sức hàm súc người đọc đã được thưởng thức bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau. Đằng sau tình yêu thiên nhiên còn là một người luôn lo cho dân cho nước, một phong thái ung dung, một tâm hồn lạc quan vào cuộc sống.

Bài soạn lớp 7: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Hướng dẫn soạn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng - Trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm
  • Câu 1: Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?
  • Câu 2: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.
  • Câu 3: Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?...
  • Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả...
  • Câu 5: Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ, ...
  • Câu 6: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong...
  • Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc...
  • [Luyện tập] Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ...

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả:
    • Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ), quê ở Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    • Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, một chiến sĩ cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.
  • Tác phẩm:
    • Hoàn cảnh sáng tác : Hai bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 - 1954 ).
      • Cảnh khuya (1947)
      • Rằm tháng giêng (1948)
    • Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt ( bài Rằm tháng giêng dịch theo thể lục bát ).

Câu 1: Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?

Trả lời:

  • Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • Đặc điểm:
    • Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
    • Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
    • Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
      • Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
      • Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
    • Ngắt nhịp:
      • Cảnh khuya: Câu 1. 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
      • Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.

Trả lời:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào… Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong “Cảnh khuya” dường như mang cả âm thanh bổng trầm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì? Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như “tiếng hát xa”. Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối – tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan… Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi. Trong tiếng vang róc rách, thiên nhiên như phô bày hết vẻ đẹp trong sáng của mình: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ” mang nét truyền thống của thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ “lồng” liên kết ba sự vật xa nhau, khác hẳn nhau nhưng không tại tương phản mà dường như chúng hòa quyện lại, vẻ đẹp tôn nét đẹp kia vẽ nên một bức tranh trong sáng. Đọc câu thơ, ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên, tận hưởng những đường nét, ánh sáng diệu kì mà thiên nhiên Việt Bắc vẽ nên, và ta còn có cảm giác tiếng suối cũng bay bổng, quấn quýt với hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Cảnh vật trong thơ Bác sao mà thân thiết với nhau đến thế! Mỗi nét đều nâng vẻ đẹp của nét khác nên, cái tĩnh hòa vào cái động, cái động làm nổi bật cái tĩnh, mảng sáng chén mảng tối tạo thành một tổng thể hoàn hảo lạ lùng.. Đâu phải ai cũng nhìn thấy điều ấy. Bác đã nghe và ngắm cảnh vật Việc Bắc trong đêm khuya bởi Bác thức cùng Việt Bắc.

Câu 3: Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?...

Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ của Bác. Bác chưa ngủ vì rung động, say mê trước cảnh đẹp của trăng rừng và lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước.

Hai chữ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần, nó không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả...

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tảkhông gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Trả lời:

Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

Cả dòng thơ thứ hai tràn ngập sức sống mùa xuân, câu thơ mở rộng ở cả hai chiều, chiều rộng xuân giang, chiều cao xuân thiên, khiến cho khung cảnh càng trở nên rộng rãi, khoáng đạt hơn. Đồng thời sử dụng liên tiếp ba chữ xuân cũng cho thấy sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi. Bác như một tao nhân mặc khách, ung dung thưởng tức không khí xuân nhẹ nhàng, yên bình.

Câu 5: Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ, ...

Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ,câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

Trả lời:

Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

  • Phiên âm

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong như hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

  • Dịch thơ:

Trăng tà chiếu qua kêu sương

Lửa chào cây bến, sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ cuối của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

Câu 6: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong...

“Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trongnhững năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Trả lời:

Bác Hồ có thư thái ung dung và lạc quan để sáng tác cho ra đời hai bài thơ này.

Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ:

  • Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
  • Tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya : mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kỳ thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong.
  • Cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc làm việc quân trở về, phơi phới nhẹ nhàng chở đầy ánh trăng.
  • Giọng thơ trong cả hai bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, có sự suy tư, trăn trở nhưng vẫn hào hứng đầy tin tưởng.
  • Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1947 - 1948, càng thấy rõ phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ trong hai bài thơ.

Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc...

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Trả lời:

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên, ở mỗi bài thì ánh trăng có một vẻ đẹp riêng:

  • Ở bài cảnh khuya: Cảnh ánh trăng Việt Bắc hiện ra lung linh, huyền ảo, hòa hợp, hữu tình.
  • Ở bài rằm tháng giếng: Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng khoáng đạt, vằng vặc ánh trăng, tràn ngập sức xuân.

[Luyện tập] Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ...

Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồviết về cảnh trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Trả lời:

Ngắm trăng (Nhật kí trong tù)

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Giải đi sớm

Gà gáy một lần đêm chứa tan

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn

Người đi cất bước trên đường thăm

Rát mặt đêm thu trận gió hàn.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

THPT Sóc Trăng Send an email

0 16 phút

Cảnh khuya miêu tả cảnh vật ở đâu

Tài liệu hướng dẫnphân tích bài thơ Cảnh khuya gồm những gợi ý chi tiết phân tích đề, lập dàn ý vàtuyển chọn những bài văn hay phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

Cùng tham khảo ngay…

Bài viết gần đây

  • Cảnh khuya miêu tả cảnh vật ở đâu

    Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

  • Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

  • Phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

  • Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
    • 1.1 1. Phân tích đề
    • 1.2 2. Hệ thống luận điểm
  • 2 Lập dàn ý chi tiết phân tích Cảnh khuya
    • 2.1 Mở bài phân tích bài Cảnh khuya
    • 2.2 Thânbàiphân tích bài Cảnh khuya
    • 2.3 Kếtbài phân tích bài Cảnh khuya
    • 2.4 Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Cảnh khuya
  • 3 Một số bài văn hay phân tích Cảnh khuya
    • 3.1 Phân tích Cảnh khuya bài số 1:
    • 3.2 Phân tích Cảnh khuya bài số 2:
    • 3.3 Phân tích Cảnh khuya bài số 3:
    • 3.4 Kiến thức mở rộng
    • 3.5 Tổng kết hướng dẫn phân tích bài thơ Cảnh khuya

I, Dàn ý chi tiết cho đề Phân tích bài thơ Cảnh K

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dàn ýbàiCảnhkhuya

  • BàithơCảnhkhuya

  • KếtbàiCảnhkhuya

  • Nghị luận vềbài thơCảnhkhuya

  • Dàn ýbàiCảnhkhuyavà Rằm tháng giêng

  • Phát biểu cảm nghĩ vềbài thơCảnhkhuya

  • Thuyết trìnhbàiCảnhkhuya

  • Cảm nghĩ vềbài thơCảnhkhuyaVietJack
Cảnh khuya miêu tả cảnh vật ở đâu
phân tích bài thơ cảnh khuya