Căn cước công dân gắn chip dùng được bao lâu

Tương tự như Chứng minh nhân dân thì Căn cước công dân không có thời hạn vĩnh viễn, mà công dân phải đổi khi đến thời hạn nhất định. Vậy căn cước công dân có thời hạn bao lâu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Thời hạn của chứng minh nhân dân

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Hết thời hạn 15 năm này, công dân sẽ phải thực hiện các thủ tục cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Thời hạn của thẻ căn cước công dân

Không giống thời hạn của CMND, thời hạn của CCCD được tính theo độ tuổi được quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ tuổi theo quy định. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

Lưu ý:

– Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

– Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Thủ tục Đổi thẻ Căn cước công dân

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.

– Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Trường hợp thông tin không đầy đủ, thống nhất thì xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các  giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

+ Thẻ Căn cước công dân cần đổi.

– Trình tự thực hiện đổi thẻ căn cước công dân

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân để đối chiếu. Trường hợp đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì kiểm tra thông tin công dân trên Tờ khai Căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai Căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Căn cước công dân gắn chip dùng được bao lâu

Theo quy định hiện hành, CCCD sẽ được cấp khi công dân từ đủ 14 tuổi. Ngoài ra, Công dân thực hiện đổi thẻ CCCD vào năm đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo đó, cách tính thời gian đổi tiếp theo để đổi căn cước công dân như sau:

Trường hợp từ đủ 14 tuổi – chưa đủ 23 tuổi:

Ví dụ: A sinh tháng 6 năm 1998 và đổi thẻ CCCD gắn chíp vào tháng 5 năm 2021. Nghĩa là lúc đó A vẫn chưa đủ 23 tuổi. Do đó, A sẽ phải đổi thẻ vào năm A đủ 25 tuổi.

Trường hợp làm CCCD từ đủ 23 tuổi – đủ 25 tuổi.

Ví dụ: A sinh tháng 6 năm 1998 và đổi thẻ CCCD gắn chíp vào tháng 7 năm 2021. Lúc này A đã đủ 23 tuổi. Nên thuộc trường hợp đổi thẻ trong thời hạn 02 năm trước tuổi do đó đến năm A đủ 40 tuổi mới cần đổi lại thẻ.

Tương tự các trường hợp khác cũng vậy.

Như vậy thời gian để đổi CCCD cho lần tiếp theo nếu làm CCCD năm 2021 cụ thể như sau:

STT

Tuổi làm CCCD

Tuổi phải đổi CCCD tiếp theo

Năm tương ứng cho tuổi làm CCCD tiếp theo

1

 Đủ 14 tuổi

Đủ 25 tuổi

2032

2

15 tuổi

Đủ 25 tuổi

2031

3

16 tuổi

Đủ 25 tuổi

2030

4

17 tuổi

Đủ 25 tuổi

2029

5

18 tuổi

Đủ 25 tuổi

2028

6

19 tuổi

Đủ 25 tuổi

2027

7

20 tuổi

Đủ 25 tuổi

2026

8

21 tuổi

Đủ 25 tuổi

2025

9

22 tuổi

Đủ 25 tuổi

2024

10

Chưa đủ 23 tuổi

Đủ 25 tuổi

2023

11

Đủ 23 tuổi

Đủ 40 tuổi

2038

12

24 tuổi

Đủ 40 tuổi

2037

13

25 tuổi

Đủ 40 tuổi

2036

14

26 tuổi

Đủ 40 tuổi

2035

15

27 tuổi

Đủ 40 tuổi

2034

16

28 tuổi

Đủ 40 tuổi

2033

17

29 tuổi

Đủ 40 tuổi

2032

18

30 tuổi

Đủ 40 tuổi

2031

19

31 tuổi

Đủ 40 tuổi

2030

20

32 tuổi

Đủ 40 tuổi

2029

21

33 tuổi

Đủ 40 tuổi

2028

22

34 tuổi

Đủ 40 tuổi

2027

23

36 tuổi

Đủ 40 tuổi

2026

24

37 tuổi

Đủ 40 tuổi

2025

25

Chưa đủ 38 tuổi

Đủ 40 tuổi

2024

26

Đủ 38 tuổi

Đủ 60 tuổi

2043

27

39 tuổi

Đủ 60 tuổi

2042

28

40 tuổi

Đủ 60 tuổi

2041

29

41 tuổi

Đủ 60 tuổi

2040

30

42 tuổi

Đủ 60 tuổi

2039

31

43 tuổi

Đủ 60 tuổi

2038

32

44 tuổi

Đủ 60 tuổi

2037

33

45 tuổi

Đủ 60 tuổi

2036

34

46 tuổi

Đủ 60 tuổi

2035

35

47 tuổi

Đủ 60 tuổi

2034

36

48 tuổi

Đủ 60 tuổi

2033

37

49 tuổi

Đủ 60 tuổi

2032

38

50 tuổi

Đủ 60 tuổi

2031

39

51 tuổi

Đủ 60 tuổi

2030

40

52 tuổi

Đủ 60 tuổi

2029

41

53 tuổi

Đủ 60 tuổi

2028

42

54 tuổi

Đủ 60 tuổi

2027

43

55 tuổi

Đủ 60 tuổi

2026

44

56 tuổi

Đủ 60 tuổi

2025

45

57 tuổi

Đủ 60 tuổi

2024

46

Chưa đủ 58 tuổi

Đủ 60 tuổi

2023

47

Đủ 58 tuổi

Dùng vĩnh viễn

48

59 tuổi

Dùng vĩnh viễn

49

60 tuổi

Dùng vĩnh viễn

50

Từ 60 tuổi trở lên

Dùng vĩnh viễn

>>> Xem thêm: Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay BHYT và rút tiền mặt tại ATM? Mức lệ phí cấp CCCD sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01/7/2022?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bắt buộc phải có CMND/CCCD gắn chíp không? Các quy định nào cần biết về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN