Cân bằng học tập cuộc sống rèn luyện nghiên cứu

Cân bằng học tập cuộc sống rèn luyện nghiên cứu

Đôi khi sự cân bằng trở thành thứ quá xa xỉ trong cuộc sống bộn bề. Bạn mất cân bằng cuộc sống và đang cảm thấy mệt mỏi tìm kiếm điểm dung hoà giữa cái đảm bảo cho bạn và gia đình tồn tại với cái mang tới sự thịnh vượng. Hãy thử những lời khuyên dưới đây để sống cuộc đời mà bạn mong muốn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!

Cân bằng học tập cuộc sống rèn luyện nghiên cứu

1. Kỹ năng cân bằng cuộc sống là gì?

Trong thời buổi hiện đại, đa số chúng ta đều bị cuốn vào công việc, dẫn đến stress, căng thẳng, mệt mỏi vì bị mất cân bằng. Kỹ năng cân bằng cuộc sống (Work-Life Balance Skills) là kỹ năng để tránh được những thứ đó.  

2. Tầm quan trọng của Kỹ năng cân bằng cuộc sống là gì?

Thống kê cho thấy hơn 1/4 dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ 10 người đi làm thì có 3 người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực công việc. 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tương tự khác đã khẳng định rằng những người làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn người bình thường.

Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh quốc cho thấy:

  • 1/3 số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.
  • Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.
  • Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.
  • Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.
  • Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.
  • Gần 2/3 số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.

Vậy nên tầm quan trọng của việc có kỹ năng cân bằng cuộc sống rất lớn.

3. Cách rèn luyện kỹ năng Kỹ năng cân bằng cuộc sống

Học cách sống khôn ngoan với stress

Bạn thường phản ứng thế nào với áp lực cuộc sống? Hãy chấp nhận một thực tế rằng không thể loại bỏ tất cả stress, như thế ít ra bạn cũng thấy đỡ bức xúc hơn. Trên thực tế, stress – một khi được kiểm soát đúng – có thể mang lại cho ta động lực để phấn đấu. Nhưng nếu bạn xử lý nó không tốt, nó sẽ quay lại “quật ngã” bạn. Vậy vấn đề gây stress của bạn là gì? Liệu bạn có thể sẵn lòng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống? Hãy bắt đầu “cư xử” khôn ngoan với stress bắt đầu bằng những câu hỏi trên. Một khi đã xác định là không thể triệt tiêu chúng, ít ra bạn cũng có thể thay đổi phản ứng của mình.

Đơn giản hóa mọi vấn đề

Bạn không cần thiết phải tỏ ra bận rộn từng giây mỗi phút trong ngày. Hãy tập thói quen nói “không” với những thứ mà bạn không muốn, hoặc không có thời gian để thực hiện (và đừng cảm thấy tội lỗi vì điều này). Thay vào đó, nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Vui chơi

Một khi bạn tự cho phép quỹ thời gian thư giãn của mình co hẹp, bạn sẽ thấy các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo và có ngày phải gánh chịu hậu quả. Hãy tận dụng thời gian để vui chơi. Đọc sách, nằm bò ra sàn nhà và cùng chơi đồ Lego với đứa con yêu dấu, hoặc cùng xem một bộ phim yêu thích, trò chuyện vui vẻ với những thành viên khác trong gia đình. Và những lúc như thế, bạn phải thực sự để tâm vào đó. Hãy cho gia đình biết rằng họ quan trọng thế nào với bạn.

Chia sẻ khối lượng công việc

Vợ chồng và con cái – thậm chí cả trẻ nhỏ – cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc cùng ngồi xuống bên nhau và thoả thuận, phân công. Bạn thấy cái rèm cửa đã không được hút bụi một tháng? Có ai trong gia đình cũng quan tâm đến điều này? Nên giao cho các con công việc phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ phát triển sự tự tin. Việc chia sẻ công việc sẽ mang lại cho mỗi thành viên nhiều thời gian hơn và quan trọng là nó tạo ra sự gắn bó trong gia đình.

Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu

Không ít lần bạn bị giằng co giữa nhiều trách nhiệm và cảm thấy mình không đủ để thoả mãn tất cả mọi yêu cầu. Khi đó, hãy tự hỏi bản thân “Cái gì thú vị và xứng đáng cho bạn và gia đình nhất?”. Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống.

Chăm sóc bản thân

Nên nhớ phải có sức khỏe tốt thì mới dễ dàng xử lý stress. Cần chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, luyện tập đều đặn và nghỉ ngơi khi cơ thể cần.

Bỏ thói chần chừ

Khi có việc cần làm, hãy làm ngay. Sự lảng tránh đôi khi tốn nhiều sinh lực hơn là việc thực sự tiến hành. Thậm chí khi cảm thấy rất miễn cưỡng bắt đầu một dự án nào đó, bạn sẽ quên mất những lo ngại ban đầu một khi đã vào cuộc. Bí quyết ở đây là bắt đầu với những phần đơn giản nhất, rồi bạn sẽ thấy thoải mái để bước vào những phần gai góc hơn.

Học cách biết ơn và nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống

Bình lặng… nghĩ về cuộc sống xung quanh, bạn tự hỏi mình phải biết ơn điều gì? Hãy dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất 5 thứ mà bạn hiểu rằng cần cảm ơn. Đó là một cách hiệu quả để đánh giá có bao nhiêu việc đã diễn ra đi đúng hướng cuộc đời bạn.

Chịu trách nhiệm

Khoảng 30% thời gian tỉnh táo trong cuộc đời của con người là dành cho các hoạt động thiết yếu thường ngày. Hãy theo dõi khi nào sinh lực của bạn tốt nhất và tồi tệ nhất. Theo dõi nhịp sinh học cơ thể để biết cách tối đa hóa các chu kỳ tự nhiên. Trước khi đi ngủ, hãy dành vài phút để nghĩ về hôm nay và hình dung tới ngày mai. Đừng quên liếc vào danh sách các mục tiêu chính của cuộc đời để ngày mai bạn sẽ không hành động lạc hướng.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Đức Anh

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?

Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?

Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?

Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?