Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh rừng xà nu trong đoạn trích mở đầu và kết thúc tác phẩm

Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện Rừng xà nu

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, giới thiệu bài văn mẫu tham khảo về hình tượng cây xà nu.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn lập dàn ý
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Xác lập luận điểm, luận cứ
  • 1.3. Sơ đồ tư duy
  • 1.4. Chi tiết dàn ý
  • 2. Bài văn mẫu
Mục lục bài viết

Tài liệuhướng dẫn lập dàn ýphân tích hình tượng cây xà nutrong truyện Rừng xà nukèm một số bài văn mẫu tham khảo phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong tác phẩmRừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu

1. Phân tích đề

- Kiểu bài: dạng bàiphân tích chi tiết nghệ thuậttrong tác phẩm văn học.

- Vấn đề nghị luận: Hình tượng cây xà nu(Các emcần phải nhớ những chi tiết, sự kiện liên quan đếncây xà nuvà ý nghĩa của hình ảnh cây xà nutrong tác phẩm).

- Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết,...thuộc phạm vi văn bảnRừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành, đặc biệt là về cây xà nu.

2. Xác lập luận điểm, luận cứ

- Luận điểm 1:Vị trí xuất hiện của hình ảnh cây xà nu

+ Đoạn mở đầu tác phẩm

+ Đoạn kết và toàn bộ thiên truyện

- Luận điểm 2: Ý nghĩa của cây xà nu trong cuộc sống, chiến đấucủa dân làngXô-man

+ Cây xà nu với cuộc sống thường ngày của dân làngXô Man

+ Cây xà nu với những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man

+ Cây xà nusong hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối nhau

+ Cây xà nu - biểu tượnghình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên,sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy đấu tranh.

3. Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng cây xà nu trong "Rừng xà nu"

4. Chi tiết dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu

a) Mở bài

- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

+ Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nutiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

b) Thân bài:Phân tích hình tượng cây xà nu

* Vị trí của cây xà nu

- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

+Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời

+bát ngát đến tận chân trời

+những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão...

- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

+rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, lửa xà nu, đuốc xà nu được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.

+ Truyện khép lại bằng hình ảnhnhững cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:

+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên:là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờbị khuất phục: cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- Hóa thành ngọn lửa chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Trên đây là mẫu dàn ý chi tiết phân tích hình tượng cây xà nu do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có định hướng tốt cách làm cho đề bài này. Ngoài ra, các em cũng có thể đọc tham khảo bài văn mẫu dưới đây để mở rộng vốn từ ngữ, cách trình bày trước khi chắp bút viết bài.

Bài văn mẫutham khảo phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm Rừng xà nu là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnúbị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện không có gì mạnh bằng cây xà nu, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnúmặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnúvà cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnú. Cây xà nu và Tnúlà hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnúmà không hề lẫn lộn với ai.

Nguyễn Trung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.

-/-

Trên đây là phần hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn phân tích hình tượng xà nu trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Dựa trên những gợi ý của dàn bài kết hợp với những kiến thức đã được học về tác phẩm ở trên lớp, các em hãy tổng hợp lại thành hệ thống ý chi tiết theo ý hiểu của mình.

Có thể tham khảo thêm một số bài vănphân tích tác phẩm Rừng xà nuđể mở rộng hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng cho bài phân tích của mình thêm sinh động và có sức thuyết phục. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao !

Tâm Phương (Tổng hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Dàn ý liên hệ hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ
  • Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
  • Phân tích các nhân vật trong rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
  • Tuyển tập các đề văn về bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) có lời giải
  • Mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất