Cảm giác của con gái khi đến tháng

10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần1, 1 ngày dễ nhận biết. Top 10 triệu chứng, biểu hiện có kinh nữ giới cần nắm rõ khi đến tháng (ngày đèn đỏ). Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu chi tiết về từng dấu hiệu có kinh nhé!

Có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là sự đánh dấu người con gái đã có khả năng mang thai và sinh đẻ. Trong một, hai năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định về thời gian và lượng kinh, dấu hiệu có kinh.

Tổng hợp 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết

Cảm giác của con gái khi đến tháng

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần, 1 ngày gồm những triệu chứng, biểu hiện như: khí hư ra nhiều, tăng kích thước vòng một, mặt nổi mụn, đau bụng kinh Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu có kinh ở nội dung dưới đây.

1. Khí hư ra nhiều

Trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen của bạn gái gia tăng, khiến cho cơ thể ra nhiều khí hư hơn, vùng kín cũng ẩm ướt hơn bình thường.

Lưu ý: Nếu như khí hư ra nhiều mà kèm theo những dấu hiệu bất thường như mùi hôi khó chịu, khí hư chuyển màu xanh hoặc xám, ngứa ngáy vùng kín thì có thể bạn gái đã bị viêm nhiễm phụ khoa, cần phải đi bác sĩ khám.

2. Căng tức ngực và tăng kích thước vòng 1

Căng tức ngực là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt điển hình ở nữ giới. Khoảng 1 tuần trước khi rụng dâu, chị em sẽ nhận thấy vùng ngực căng tức, ban đầu cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở vùng ngực nhưng sau có thể lan rộng sang vùng cận nách. Đồng thời kích thước vòng 1 cũng sẽ to hơn bình thường.

Hiện tượng này bắt nguồn do lượng nội tiết tố hormone estrogen tăng lên khiến vùng ngực sẽ có ít nhiều thay đổi. Chị em có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, cà rốt, dầu thực vật, cà chua để giúp cải thiện tình trạng khó chịu này.

3. Da nhờn, nổi mụn

Mỗi bạn gái đều có tính chất da mặt khác nhau, da dầu thường tiết nhờn và nổi mụn nhiều hơn so với da thường. Tuy khi, dù là da mặt như nào, khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, da bạn gái cũng tiết ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn gái có thể ưu tiên các thực phẩm chứa kẽm, giúp ngăn chặn sự phát triển của da dầu và mụn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm cho da.

4. Đau vùng bụng dưới

Đau vùng bụng dưới (đau bụng kinh) là dấu hiệu có kinh điển hình ở một vài chị em phụ nữ, xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 đến 2 ngày.

Nguyên nhân làm nữ giới cảm thấy đau vùng bụng dưới trước khi hành kinh là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, khiến tử vung co thắt và gây đau vùng bụng dưới.

Bạn có quan tâm: Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất

5. Đau mỏi vùng lưng dưới

Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em tiết ra số lượng lớn hormone prostaglandin, là nguyên nhân gây co bóp tử cung, khiến chị em đau vùng bụng dưới, đau mỏi lưng.

Trong trường hợp chị em bị đau mỏi lưng thường xuyên, không có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là chị em mắc các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp hoặc sỏi thận

6. Tâm trạng bực bội, cáu gắt

Do phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (đau ngực, đau bụng, đau lưng, da nổi mụn) nên tâm trạng chị em thường trở nên cáu bẳn, tức giận vô cớ, chán nản, vui buồn thất thường.

Tâm trạng trở nên bực bội, cáu gắt là một trong những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt khá phổ biến ở hầu hết nữ giới.

7. Dấu hiệu ở đường tiêu hóa

Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc chướng bụng cũng có thể được coi là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Một số người chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết nhưng một số có thể kéo dài cho đến khi có kinh nguyệt và thậm chí trở nên trầm trọng.

8. Ham muốn tình dục giảm sút

Ham muốn tình dục của nữ giới có tính chu kỳ, thường tăng cao vào tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Điều này được giải thích là: Trước khi hành kinh, hormone nội tiết giảm sút, niêm mạc âm đạo khô nên hầu như chị em không muốn quan hệ tình dục.

9. Mất ngủ

Khoảng 1 tuần trước khi có kinh nguyệt, chị em thường bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh giấc do hàm lượng Tryptophan trong cơ thể bị thiếu hụt.

Nữ giới bị thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của các bạn. Vì vậy, chị em có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu hàm lượng Tryptophan như pho mát, thịt gà, đậu nành, sữa, hạt vừng, chuối, trứng, cá

10. Đau đầu và đau nửa đầu

Theo nhiều nghiên cứu, có đến hơn 50% các trường hợp có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu trước khi đến mùa dâu rụng. Bởi lượng estrogen có tăng giảm thất thường khiến rất nhiều chị em gặp phải biểu hiện này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, chất lượng học tập, công việc.

11. Cảm giác thèm ăn

Một số chị em chuẩn bị tới ngày hành kinh có cảm giác thèm ăn thêm một số loại hoa quả, bánh kẹo.... nhiều hơn những ngày bình thường. Tuy nhiên, cảm giác thèm ăn thường không nhiều và rất khó nhầm lẫn với dấu hiệu có thai.

12. Nhiệt độ cơ thể tăng

Khoảng 14 ngày trước khi đến ngày "đèn đỏ", nữ giới có thể cảm thấy thân nhiệt tăng do ảnh hưởng từ hiện tượng rụng trứng. Bạn sẽ cảm thấy hơi sốt cho đến khi kinh nguyệt xuất hiện.

Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ không chỉ là dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần mà có thể là dấu hiệu của cảm cúm, nhiễm trùng, thậm chí là covid - 2019...

13. Cơ thể mệt mỏi

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt không hề dễ chịu, chúng khiến toàn thân chị em mệt mỏi ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và chất lượng cuộc sống. Chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giản, đi ngủ sớm và ăn uống đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt bổ sung các thực phẩm có chứa nguyên tố sắt) để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, chị em có thể gặp phải một số dấu hiệu có kinh khác như: bủn rủn tay chân, chuột rút, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt

Phân biệt dấu hiệu có kinh và biểu hiện có thai ở nữ giới

Cảm giác của con gái khi đến tháng

Một số dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giống như dấu hiệu mang thai ở nữ giới: Đau tức ngực, ra ít máu vùng kín, tâm trạng thất thường Để phân biệt dấu hiệu có kinh và dấu hiệu có thai ở nữ giới, chị em nên chú ý:

  • Chảy máu hoặc ra máu âm đạo

Thông thường, trước khi chị em đến kỳ kinh sẽ không có hiện tượng chảy máu âm đạo. Chỉ khi đến ngày có kinh, vùng kín của chị em mới bắt đầu ra máu, máu thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Một chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 3 7 ngày.

Máu báo thai cũng chảy ra theo đường âm đạo có màu nâu đậm, màu hồng với lượng máu ra rất ít và chỉ kéo dài từ 1 2 ngày mà thôi.

  • Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi khi kinh nguyệt đến sẽ mau chóng hết đi và chị em có thể nghe nhạc, tập những bài tập nhẹ để giúp cải thiện.

Chị em khi bị mệt mỏi do mang thai thường thấy hiện tượng này xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu, 3 tháng cuối của thai kỳ. Đặc biệt, với những chị em bị ốm nghén thì biểu hiện này sẽ xuất hiện nhiều hơn.

  • Cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn

Khi chuẩn bị có kinh nguyệt, chị em thường có xu hướng thích ăn các loại đồ ngọt, nước ép trái cây, sữa, bánh kẹo, nói chung là các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Khi có thai, chị em thường xuyên có cảm giác thèm ăn nhiều hơn so với bình thường, phần lớn bà bầu thèm ăn đồ chua, món cay.... Một số thai phụ cũng có cảm giác buồn nôn với một số món ngon mà trước đó rất thích ăn.

  • Buồn nôn và nôn

Ở những chị em sắp có kinh nguyệt đôi khi có biểu hiện buồn nôn nhưng biểu hiện này khá là nhẹ và hết đi ngay trong khoảng từ 3 4 ngày đầu khi có kinh.

Phần lớn thai phụ có hiện tượng buồn nôn trong vài tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên có số ít người bị buồn nôn trong phần lớn quá trình mang thai.

  • Chuột rút

Khoảng từ 1 đến 2 ngày trước khi máu kinh nguyệt xuất hiện, chị em có thể gặp phải hiện tượng chuột rút. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra không nhiều và chỉ ở mức độ nhẹ mà thôi.

Hiện tượng chuột rút ở những bà bầu thường có mức độ nặng hơn và xuất hiện nhiều ở những tuần đầu của thai kỳ, ngoài ra nó cũng diễn ra nhiều ở những tuần cuối của thai kỳ khiến các mẹ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi.

Những dấu hiệu nào là đặc trưng chỉ có ở thai kỳ?

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, dịch có màu trắng đục
  • Có biểu hiện khó thở, hụt hơi
  • Núm vú đổi màu thành màu nâu sẫm
  • Vòng eo, bụng có kích thước lớn hơn
  • Một số thai phụ còn bị ngất xỉu tạm thời
  • Que thử thai báo 2 vạch

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa phụ sản

Theo lời bác sĩ chuyên khoa phụ sản làm việc tại phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: Việc nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở nữ giới giúp bạn gái chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và có những điều chỉnh phù hợp hơn trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Chuẩn bị sẵn trong túi xách của mình băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon, quần lót để có thể sử dụng.
  • Mặc loại quần lót thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, cần thay băng vệ sinh hoặc tampon đều đặn 4 tiếng/lần.
  • Chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, dành nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, không uống rượu bia và không đi bơi trong thời gian này.

Trên đây là nội dung bài viết top 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần, giúp chị em phụ nữ chuẩn bị sẵn tâm lý và các vật dụng cần thiết để trải qua "ngày đèn đỏ" nhẹ nhàng hơn. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ với bác sĩ qua khung chat hoặc hotline 0325 780 327 để được giải đáp.

Từ khóa được người dùng tìm kiếm: dấu hiệu có kinh | dấu hiệu sắp có kinh | dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày | dấu hiệu kinh nguyệt | dấu hiệu có kinh nguyệt | dấu hiệu đến tháng | dấu hiệu sắp có kinh và có thai | dấu hiệu sắp có kinh nguyệt | dấu hiệu sắp đến tháng | đau lưng mấy ngày thì có kinh | ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh | dấu hiệu có kinh trước 1 tuần | dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ | biểu hiện sắp có kinh | biểu hiện có kinh | triệu chứng có kinh | dau hieu sap co kinh nguyet | triệu chứng sắp có kinh nguyệt | dấu hiệu có kinh và mang thai