Cải cách thi đại học 2023

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ sáu, 4/11/2022, 21:47 (GMT+7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non mới mà áp dụng quy chế cũ.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hôm nay cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như quy chế năm 2022. Các cơ sở đào tạo xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của quy chế này cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Như vậy, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Tuy nhiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên (cả khu vực và đối tượng) với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30) được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ngoài ra, việc đăng ký xét tuyển thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Các đại học không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ.

Cải cách thi đại học 2023

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh PHI HÙNG

Mặt khác, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.

Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, các sở cần tăng cường quán triệt Quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của kỳ thi.

Trước mắt, các Sở GD&ĐT cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đồng thời, chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

Sở GD&ĐT cần chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).

Cải cách thi đại học 2023

Đến năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có một số thay đổi

(PLO)-  Về định hướng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, sẽ kế thừa những thành công của năm nay và có điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.

PHI HÙNG