Cách xuất hóa đơn đỏ cho hộ kinh doanh

Hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh cá thể được quy định như thế nào? Hộ kinh doanh có bắt buộc phải kê khai hóa đơn đầu vào không?

Hóa đơn đầu vào hay còn gọi là hóa đơn mua hàng. Đối với các doanh nghiệp như sản xuất, xây dựng, phân phối,… hóa đơn đầu vào phát sinh khá nhiều và đóng vai trò quan trọng đối với khoản thuế được khấu trừ của doanh nghiệp. Vậy đối với hộ cá thể, hóa đơn đầu vào có ảnh hưởng nhiều đến bức tranh kinh doanh hay không? Quy định sử dụng hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để đón đọc những thông tin hữu ích về hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có cần sử dụng hóa đơn đầu vào không?

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh” 

Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm sau đây:

  • Quy mô kinh doanh nhỏ
  • Quản lý đầu vào đầu ra theo kinh nghiệm cá nhân ít áp dụng phần mềm công nghệ
  • Nguồn vốn lưu động, lấy lãi để quay vòng đầu tư
  • Không chú trọng quản lý chỉ số tài chính

Do đó, rất nhiều hộ kinh doanh thường không sử dụng hóa đơn đầu vào khi mua hàng để hạch toán kế toán. Trên thực tế, hộ kinh doanh cá thể chỉ không được phép xuất hóa đơn bán hàng như các đơn vị doanh nghiệp. Tuy nhiên hóa đơn đầu vào vẫn cần phải kê khai.

Như vậy có nghĩa hộ kinh doanh cá thể vẫn bắt buộc phải có hóa đơn đầu vào để giải trình các con số tài chính khi bán hàng và mua hàng phục vụ hoạt động kinh doanh, buôn bán dịch vụ với cơ quan thuế.

Những trường hợp hộ kinh doanh cá thể không cần sử dụng hóa đơn đầu vào

Căn cứ vào Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/06/2014: hai trường hợp sau hộ kinh doanh không cần có hóa đơn đầu vào để kê khai thuế:

Thứ nhất, Các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào

  • Hộ kinh doanh cá thể sẽ không cần lấy hóa đơn đầu vào khi mua sản phẩm, hàng hóa thuộc các mặt hàng sau: nông sản, thủy hải sản từ người bán đánh bắt trực tiếp, sản xuất trực tiếp bán ra, người nuôi dưỡng. 
  • Ngoài ra, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng tay từ: đay, cói, tre, mây, rơm, lá,…. hoặc các nguyên liệu khác được tận dụng sử dụng từ sản phẩm nông nghiệp cũng không cần lấy hóa đơn khi mua hàng.
  • Bên cạnh đó, sản phẩm do người sản xuất thủ công không thực hiện trực tiếp kinh doanh bán ra như: đất, đá, cát sỏi được cá nhân, hộ gia đình tự thực hiện khai thác không vi phạm pháp luật cũng không cần có hóa đơn đầu vào.
  • Tài nguyên trực tiếp bán ra như phế liệu, đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ do cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra có mức doanh thu một năm dưới 100 triệu đồng (mức doanh thu quy định hiện nay bắt đầu phát sinh thuế giá trị gia tăng) không cần có hóa đơn đầu vào. Lưu ý, đối với trường hợp này hộ kinh doanh cá thể bắt buộc cần phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị  đơn hàng nhỏ hơn 200.000 đồng

Khi hộ kinh doanh cá thể mua hàng hóa, dịch vụ từ đơn vị khác có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần có hóa đơn đầu vào.

*Lưu ý: 

Đối với hộ kinh doanh cá thể các phát sinh kinh tế không nhiều tuy nhiên dù là nghiệp vụ cần lấy hóa đơn hay không thì vẫn cần chứng minh được nguồn gốc của nghiệp vụ mua hàng đó là đúng với thực tế. Trong trường hợp hộ kinh doanh bị kiểm tra và không giải trình được số liệu kinh doanh và không có hóa đơn đầu vào hay giấy tờ giải trình vẫn sẽ bị phạt theo quy định.

Quy định xử phạt trường hợp không có hóa đơn đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ

Tại Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định các hành vi mua hàng hóa không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:

hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Mức phạt
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá dưới 1 triệu đồng Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 400 nghìn đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 1- đến dưới 2 triệu đồng. Phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 2 – dưới 3 triệu đồng Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 3 – dưới 5 triệu đồng. Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10 – dưới 20 triệu đồng Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20 – dưới 30 triệu đồng Phạt tiền từ 5 -7  triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30 – dưới 40 triệu đồng Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50 – dưới 70 triệu đồng Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70 – dưới 100 triệu đồng Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng
Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng

Bên cạnh đó, tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP Chính Phủ khẳng định sẽ thực hiện phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất, nhập khẩu nếu vi phạm nhiều lần và cố tình không chấp hành.

Trên đây là kiến thức về hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh cá thể với quy định về cách sử dụng, mức xử phạt. Hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích của bạn đọc. Hiện nay việc quản lý hóa đơn đầu vào đóng vai trò quan trọng để kiểm soát nguồn thu chi trong quá trình kinh doanh.

Tham khảo ngay giải pháp quản lý hóa đơn đầu vào – Hóa đơn điện tử MISA meInvoice MISA Meinvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn không? Cách xuất hóa đơn của hộ kinh doanh thế nào? Đó là những băn khoăn thường gặp của những người sắp thành lập hộ kinh doanh. Đây cũng là một trong những khác biệt lớn giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hóa đơn của hộ kinh doanh là các văn bản pháp luật sau:

  • Bộ Luật Dân sự năm 2015.
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nội dung chính của hóa đơn thường bao gồm:

  • Tên loại hóa đơn;
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
  • Tên liên hóa đơn;
  • Số thứ tự hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Hóa đơn bao gồm các loại sau:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Hóa đơn bán hàng thông thường
  • Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm, phiếu thu cước vận chuyển hàng không,…
Xuất hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể như thế nào ? – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hóa đơn đỏ (hóa đơn VAT) được định nghĩa là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua, trên đó thể hiện đầy đủ thông tin người bán và người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ,…). Giá trị hàng bán bao gồm cả tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ. Loại hóa đơn này chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Trong khi đó Hộ kinh doanh không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà tính theo phương pháp trực tiếp lấy tỷ lệ phần trăm nhân với doanh thu. Do vậy, hộ kinh doanh không được phát hành hóa đơn đỏ (Hóa đơn VAT).

===>>> Xem thêm: Đặc điểm của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật

Vì không được kê khai, tính thuế GTGT, nên loại hóa đơn của hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng trực tiếp.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tỷ lệ phần trăm nhân doanh thu thuộc đối tượng được mua hóa đơn của Cơ quan thuế.

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

Để mua hóa đơn của hộ kinh doanh, bạn cần đến Chi cục Thuế trực tiếp quản lý hộ kinh doanh và chuẩn bị các loại giấy tờ sau để mua hóa đơn:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn (ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) (2 bản)
  • Bản cam kết Mẫu số CK01/AC (ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) (2 bản)
  • Giấy Phép Kinh Doanh (sao y bản chính) (2 bản)
  • Giấy ủy quyền của giám đốc và chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền) (2 bản)

Khi đến mua hóa đơn, Hộ kinh doanh phải ghi hoặc đóng dấu vuông: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hoá đơn. (Nếu Hộ kinh doanh chưa có dấu vuông thì có thể hỏi cán bộ thuế nơi bạn mua hóa đơn, họ sẽ giới thiệu cho bạn nơi bán con dấu vuông).

Những hóa đơn bán hàng mà Hộ kinh doanh mua tại cơ quan thuế đã được cơ quan thuế thông báo phát hành, nên Hộ kinh doanh không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn nữa.

Để mua hóa đơn của hộ kinh doanh lần thứ hai trở đi thì bạn chỉ cần chuẩn bị các giầy tờ sau:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn của hộ kinh doanh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy ủy quyền của giám đốc và Chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền cho người khác đi mua.

Bạn lưu ý một số điểm sau khi mua hóa đơn cho hộ kinh doanh:

  • Số lượng hóa đơn cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh lần đầu tối đa là 01 quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn;
  • Đối với các lần mua sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình khai kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho hộ kinh doanh trong ngày với số lượng không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
  • Trường hợp hộ kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì được mua hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không phải nộp tiền.

===>>> Xem thêm: Cách tính thuế cho hộ kinh doanh.

Khi viết hóa đơn của hộ kinh doanh cần chú ý điền đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Đối với hoạt động bán hàng: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
  • Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ
  • Đối với hoạt động xây dựng: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình
  • Ở chỗ “Đơn vị bán hàng”: Ghi tên hộ kinh doanh bán hàng
  • Ở chỗ “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên bán hàng
  • Ở chỗ “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ bên bán theo giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Ở chỗ “Điện thoại/Fax”: Ghi số điện thoại, số fax của đơn vị bên bán (nếu có)
  • Ở chỗ “Số tài khoản”: Ghi số tài khoản giao dịch đã đăng ký với cơ quan thuế theo mẫu 08
  • Ở chỗ “Họ tên người mua hàng”: Ghi họ và tên của người mua hàng, trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”
  • Ở chỗ “Tên đơn vị”:  Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
  • Ở chỗ “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên mua hàng
  • Ở chỗ “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ chính xác của bên mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế

Lưu ý: Nếu tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” => “P”; “Quận” => “Q”, “Thành phố” => “TP”, “Việt Nam” => “VN” hoặc “Cổ phần” => “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” => “TNHH”, “Khu công nghiệp” => “KCN”, “Chi nhánh” => “CN”, “sản xuất” => “SX”, … nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường, phố/ thôn, xóm; phường/ xã; quận/huyện, tỉnh/thành phố. Những thông tin này phải xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Cách viết hóa đơn của hộ kinh doanh – Nguồn ảnh minh họa: Internet
  • Ở chỗ “Hình thức thanh toán” trong hóa đơn của hộ kinh doanh: Ghi “CK” nếu thanh toán qua ngân hàng và ghi “TM” nếu thanh toán bằng tiền mặt; trường hợp chưa xác định hình thức thanh toán ghi “TM/CK”.

Lưu ý: Những hóa đơn của hộ kinh doanh có tổng trị giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán chuyển khoản thì người mua mới được khấu trừ thuế GTGT và được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Ở chỗ “Số tài khoản”: Chỉ tiêu này có thể bỏ qua hoặc ghi số tài khoản của đơn vị, người mua hàng.
  • Ở chỗ “STT”: Ghi số thứ tự tăng dần (1,2,3…) của các loại hàng hóa, dịch vụ căn cứ hợp đồng
  • Ở chỗ “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác tên của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên hàng hóa lúc mua vào (theo đúng tên, ký hiệu, mã)
  • Ở chỗ “Đơn vị tính”: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào.. Nếu có sự thay đổi đơn vị tính thì phải có bảng qui đổi có xác nhận của nhà cung cấp.
  • Ở chỗ “Số lượng”: Ghi số lượng của hàng hóa/ dịch vụ bán ra
  • Ở chỗ “Đơn giá”:  Ghi giá bán của 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT
  • Ở chỗ “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền (Tổng số tiền = đơn giá x số lượng)
  • Ở chỗ “Cộng tiền hàng”: Ghi tổng của các chỉ tiêu “Thành tiền”
  • Ở chỗ “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy từng mặt hàng. Lưu ý: Các mặt hàng có thuế suất giống nhau thì mới được viết chung 1 hóa đơn
  • Ở chỗ “Tiền thuế GTGT”: Ghi tiền thuế GTGT (Tiền thuế GTGT = Cộng tiền hàng x Thuế suất thuế GTGT)

Lưu ý: Nếu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, miễn thuế thì gạch chéo “/” phần “Thuế suất thuế GTGT” và “Tiền thuế GTGT” (trường hợp viết hóa đơn giấy). Đối với đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử thì nội dung này sẽ được lược bỏ trên hóa đơn

  • Ở chỗ “Tổng tiền thanh toán”: Ghi tổng tiền thanh toán (Tổng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Tiền thuế GTGT); Chỉ được làm tròn số lẻ đến hàng đơn vị; Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam (Việt Nam đồng)

Người mua hàng ký và ghi rõ họ tên trong hóa đơn của hộ kinh doanh.

Trong hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể, người viết hóa đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên. Đối với hóa đơn điện tử mục này sẽ là chữ ký số của đơn vị.

Như vậy, vì không được kê khai, tính thuế GTGT, nên loại hóa đơn của hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng trực tiếp với cách viết theo hướng dẫn nêu trên.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề hóa đơn của hộ kinh doanh. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến hóa đơn của hộ kinh doanh, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: .

===>>> Xem thêm:  A – Z về thành lập hộ kinh doanh sản xuất mỹ phẩm 

===>>> Xem thêm: So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Ngoài vấn đề xuất hóa đơn của hộ kinh doanh, Công ty Luật Thái An luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng mọi vấn đề pháp lý khác liên quan đến hộ kinh doanh cũng như các loại hình doanh nghiệp.

===>>> Xem thêm:

  • Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ đề