Cách xử lý tôm bị ốp thân

Hiện tượng cong thân và mềm vỏ kinh niên ở tôm sú là triệu chứng khi tôm bị thiếu dinh dưỡng và môi trường nuôi bị ô nhiễm.

Hiện tượng cong thân và mềm vỏ kinh niên ở tôm sú là triệu chứng khi tôm bị thiếu dinh dưỡng và môi trường nuôi bị ô nhiễm.

Khi tôm đã bị những bệnh này sẽ rất lâu hồi phục, chậm lớn, dị tật và sẽ làm giảm sản lượng thu hoạch, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Vì thế, việc quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục sớm là điều rất quan trọng cho người nuôi tôm.

- Hiện tượng tôm bị cong thân: Tôm sú đều có thể nhiễm bệnh này ở mọi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng. Bệnh xảy ra khi tôm bị thiếu dinh dưỡng hay bị sốc do môi trường bất lợi như thời tiết quá nắng nóng. Khi bị sốc, tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi ra được. Tôm bệnh nhẹ lưng bị gù nhưng vẫn có thể bơi lội được. Bệnh nặng, tôm thường nằm nghiêng một bên. Bệnh làm tôm khó lột xác, bơi lội, bắt mồi khó khăn. Một số tôm có thể phục hồi nhưng ít tăng trọng, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.

- Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kinh niên: Tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công. Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.

Bệnh phát sinh khi nước nhiễm chất độc bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc chất lượng nước, đất ao không thích hợp cho tôm. Bệnh cũng phát sinh khi tôm bị thiếu dinh dưỡng do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D để thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. Ngoài ra nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc, làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.

Biện pháp khắc phục:

Các bệnh trên xuất hiện do chủ yếu là tôm bị thiếu dinh dưỡng vì thế trong suốt quá trình nuôi phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng thức ăn có chất lượng tốt, đồng thời tránh các điều kiện có thể gây sốc tôm, nhất là lúc trời nóng.

- Về dinh dưỡng:

Bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm, nhất là giai đoạn tôm lột xác. Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm như hỗn hợp của Phosphorous hữu cơ, cung cấp đủ các loại vitamin và acid amin thiết yếu, để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất, giúp tôm khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật, mau lớn. Trong Vimekat for shrimp còn có vitamin D, đây là vitamin cần thiết cho sự hấp thu Canxi-Phospho hình thành vỏ tôm. Lượng dùng: 120ml/45-50kg thức ăn, dùng 3 ngày liên tục/tuần.

Bổ sung Canxi-Phospho và khoáng chất với tỉ lệ cân đối, giúp vỏ tôm mau cứng, chắc, bóng, đẹp sau khi lột. Lượng dùng: 5ml/kg thức ăn mỗi ngày, ngưng dùng thuốc 1 ngày trước khi tôm lột vỏ.

Các enzyme tiêu hóa và vi sinh vật hữu ích đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn và ngăn chặn các bệnh đường ruột. Lượng dùng: 1kg/250-500kg thức ăn, cho ăn thường xuyên.

Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, chống stress, chống sốc. Lượng dùng: 2g/kg thức ăn.

- Về môi trường:

Đảm bảo môi trường nuôi tôm luôn được sạch, pH ổn định từ 7,5-8,5 trong suốt quá trình sinh trưởng. Không nuôi tôm với mật độ quá cao. Tránh các nguồn nước độc hại như nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu để tẩy ao. Thường xuyên thay đổi nước trong ao để cung cấp đủ oxy và thức ăn tự nhiên. Tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.

Thiệt hại lớn

Từ năm 2001 – 2002, tại Thái Lan đã thường xuyên xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn mà các nhà khoa học sau này gọi là triệu chứng tôm chậm lớn. Kết quả phân tích từ 32 ao nuôi tôm có hiện tượng chậm lớn cho thấy, trong cùng thời gian, cùng quy trình nuôi, tôm bình thường trọng lượng khoảng 24 gam/con nhưng tôm chậm lớn chỉ tối đa 16,8 gam/con; theo đó ngành tôm Thái Lan tổn thất khoảng 13.000 tỷ bath (gần 300 tỷ USD). Triệu chứng này đồng thời được ghi nhận tại Trung Quốc, Ấn Độ…

Ông Nguyễn Tiến Dũng, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, năm 2014, gia đình có 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thả giống mật độ 100 con/m2. 30 ngày đầu, tôm vẫn ăn và phát triển bình thường nhưng sau đó ăn giảm, tôm bị ốp thân nên đến 70 ngày tuổi mà chỉ đạt trọng lượng 200 con/kg. Sau 4 tháng nuôi, năng suất tôm chỉ đạt gần 5 tấn/ha, cỡ tôm 110 con/kg, trong khi các ao tôm phát triển bình thường chỉ cần 90 ngày đã đạt cỡ 40 – 60 con/kg, sản lượng hơn 10 tấn/ha.

Tôm chậm lớn gây thiệt hại cho người nuôi – Ảnh: Máy Cày

Đâu là nguyên nhân?

Trong những tác nhân gây hiện tượng tôm chậm lớn, yếu tố được nhận định cần phải chú trọng kiểm soát đầu tiên là chất lượng tôm giống. Để tránh hiện tượng tôm chậm lớn, cần phải kiểm dịch con giống trước khi mua về thả nuôi, nhằm tránh tình trạng con giống bị nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus), HPV (Hepatopancreatic parvovirus), bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) hoặc Hội chứng chậm lớn trên tôm sú LSNV (Laem singh virus). 

Bệnh vi bào tử trùng EHP được phát hiện ở Thái Lan từ năm 2006 nhưng chưa được quan tâm nhiều. Tại nhiều nước nuôi tôm lớn đang có mầm bệnh EHP. Triệu chứng EHP trên TTCT không rõ ràng. Khi tôm giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên vẫn phát triển bình thường, nhưng sau khi đạt trọng lượng 3 – 4 gram/con, lượng sinh khối tôm trong ao tăng dần thì tôm cũng chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Tôm nuôi 90 – 100 ngày có thể chỉ đạt 4 – 5 gram/con (200 – 250 con/kg). Bệnh LSNV xuất hiện tại Ấn Độ, Thái Lan từ năm 2001 – 2002, có khả năng lây lan nhanh, rộng và gây hiện tượng tôm chậm lớn. Tôm sú bị chậm lớn do LSNV, nếu không phân biệt kỹ, có thể nhầm với tôm bị nhiễm còi do nhiễm HPV và MBV. Nhưng tôm nhiễm LSNV có màu sậm bất thường, tăng trưởng bình quân chỉ dưới 0,1 g/ngày, khớp bụng có dạng đốt tre, râu dễ gãy. Điều này có thể giải thích cho những trường hợp tôm nuôi có hiện tượng chậm lớn nhưng khi xét nghiệm tôm bệnh lại dương tính với MBV.

Sức đề kháng của tôm giảm là nguyên nhân tiếp theo làm cho tôm nuôi chậm lớn, dù ao tôm được quản lý đúng kỹ thuật. Nguyên nhân có thể do cơ sở sản xuất sử dụng tôm giống bố mẹ không đạt chất lượng, lạm dụng quá mức sức sinh sản tôm mẹ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng chất kháng sinh liên tục ở liều cao trong sản xuất, ương gièo để điều trị bệnh nhiễm khuẩn của tôm giống đã làm giảm sức kháng bệnh của tôm khi đưa vào nuôi, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc, làm tăng hệ số sử dụng thức ăn, tăng chi phí. Do đó, việc chọn giống tại nơi sản xuất có uy tín, kiểm soát chất lượng giống trước khi nuôi là quan trọng.

Trong quá trình nuôi, tôm bị các bệnh do vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh đóng rong, bệnh phân trắng… cũng làm tôm nuôi bị chết rải rác hay chậm lớn. Mầm bệnh từ nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao, nếu tẩy dọn chưa tốt. Bệnh thường gặp ở ao thả nuôi mật độ dày, hàm lượng chất hữu cơ cao, việc kiểm soát các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi không tốt, khí độc nhiều. Để phòng ngừa, cần chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu, không thả nuôi mật độ quá cao, không dùng thức ăn bị mốc. Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và dùng hóa chất diệt khuẩn, nhất là thời điểm nắng nóng hay mưa kéo dài. Tăng sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E, Beta-Glucan.

Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, bảo quản không tốt hay tôm thiếu thức ăn làm cho tôm không hấp thu đủ chất dinh dưỡng để tạo cơ thịt lắp đầy vỏ, hay môi trường nước ao xấu làm phát sinh các khí độc…, cũng khiến tôm giảm ăn, bỏ ăn hoặc làm cho tôm nuôi bị ốp, chậm lớn. Để hạn chế tình trạng này, cần chọn loại thức ăn tốt, bảo quản đúng kỹ thuật, tính toán lại lượng thức ăn cho phù hợp và bổ sung premix vào thức ăn. Đồng thời cần kiểm tra lại các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi và có biện pháp điều chỉnh các thông số môi trường về mức phù hợp.

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

Ngày 09 Tháng 04 Năm 2019 Lượt xem: 1188

CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA

Ngày 16 Tháng 07 Năm 2019 Lượt xem: 1011

BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VI KHUẨN TRÊN TÔM

Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020 Lượt xem: 786

PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2021 Lượt xem: 323

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2021 Lượt xem: 271

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Ngày 01 Tháng 04 Năm 2019 Lượt xem: 1224

Ngày 03 Tháng 04 Năm 2019 Lượt xem: 1097

TÔM BỊ ĐỨT KHÚC ĐƯỜNG RUỘT

Ngày 08 Tháng 01 Năm 2019 Lượt xem: 1147

Ngày 31 Tháng 10 Năm 2018 Lượt xem: 1354

XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM

Ngày 07 Tháng 11 Năm 2018 Lượt xem: 1465

Video liên quan

Chủ đề