Cách xử lý khi bị thọ tấn công

Mùa du lịch biển nở rộ kéo theo sứa biển cắn người cũng “nở rộ” theo, làm sao để nhận biết sứa cắn và cách xử lý tốt nhất?

Chuyện sứa cắn người, nhất là cắn trẻ nhỏ không phải là chuyện lạ nhưng bố mẹ vì thiếu kiến thức về vấn đề này, xử lý tình huống chậm, dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của các thành viên trong nhà mình. Nếu bạn đang lo về sứa cắn người khi tắm biển và cách xử lý tối ưu, xem nội dung bên dưới ngay.

1Sứa biển cắn vào cơ thể khi đang tắm biển

Cách xử lý khi bị thọ tấn công

- Loài sứa có nhiều ở vùng biển, khi tắm biển nếu không cẩn thận, bạn có thể bị sứa cắn bất cứ lúc nào. Những con sứa sống có chứa nhiều độc tố trong các Nematocyst (tế bào châm) trên xúc tu của mình, khi chúng cắn người, độc tố từ xúc tu sẽ ngấm qua da đi vào cơ thể con người, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mọi người.

- Lưu ý là sứa cắn người mùa nào cũng có, không phải chỉ mùa hè nhưng mùa này, mọi người đi tắm biển nhiều hơn nên có nhiều khả năng bị sứa cắn hơn bình thường.

- Ngoài ra, loại sứa độc nhấtsứa lửa, còn những lại khác cũng độc những mức độ nhẹ hơn và cách xử lý cũng đơn giản hơn.

2Các triệu chứng bị sứa cắn

Cách xử lý khi bị thọ tấn công

- Khi bị sứa cắn, biểu hiện nhẹ thường chỉ là các phản ứng ngoài da như ngứa, rát, nổi mẩn đỏ, toàn thân thấy khó chịu, chỗ vết thương có dạng xoắn hoặc thẳng nổi đầy bọng nước.

Cách xử lý khi bị thọ tấn công

- Biểu hiện nặng có thể là đau đầu, người tím tái, bị tức ngực, khó thở, ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, nôn ói, bị đau bụng, tiêu chảy nhiều, tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, nhanh… Khi có biểu hiện bệnh nặng cần đưa đến bệnh viên ngay để tránh bị sốc phản vệ.

- Ngoài ra, ở tình trạng bán cấp, thường là sau 15 phút bị sứa cắn, bàn tay, bàn chân người bệnh bị ngứa, nổi mẩn từng vùng da 1 rồi nổi mề đay khắp thân, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, khó thở, ho khan, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, chảy nước mắt, nước mũi… cần đưa đến bệnh viên ngay.

3Cách xử lý khi bị sữa biển cắn

1/Cách xử lý với trẻ em bị sứa cắn

- Phụ huynh, người thân cần bình tĩnh, làm dịu trẻ để tránh tình trạng hoảng loạn cho cả bố mẹ và trẻ sau khi bị sứa cắn.

- Lấy nhanh sứa ra khỏi cơ thể trẻ, nhớ đeo găng tay, túi nilon để hạn chế tiếp xúc với độc tố từ xúc tu của sứa.

- Cố gắng giữ trẻ không cử động, nhất là ở vùng đang bị thương rồi rửa nhanh vết thương bằng nước biển hay nước giấm, cồn, soda, ammoniac, nước cốt chanh pha loãng (tỉ lệ nước giấm, cồn, soda, ammoniac, nước cốt chanh pha loãng với nước ngọt là 1:10), không dùng nước ngọt, nước ấm để tránh làm vết thương thêm nghiêm trọng.

- Sử dụng vật có cạnh như mảnh cây, muỗng, vỏ sò, bìa sách cứng cạo nhẹ lên vết cắn của sứa để loại bỏ bớt tế bào độc của sứa trên da, chườm đá lạnh tầm 1 tiếng để giảm đau.

- Thoa kem corticoid, kháng histamin lên da để giảm sưng, ngứa.

- Nếu trẻ có biểu hiện sợ, hoảng hốt, nóng bừng, nổi mẩn đỏ, ngứa, phù mắt – môi, nghẹt mũi, ớn lạnh, khó thở, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn… thì nên đưa đến bệnh viện ngay vì trẻ đang có dấu hiệu bị sốc phản vệ, nếu xử lý chậm có thể gây hại cho sức khỏe, tính mạng trẻ.

- Sau khi sơ cứu vẫn nên theo dõi trong 8 tiếng, nếu trẻ còn cảm thấy đau, triệu chứng như khó thở, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn… thì nên đưa đến bệnh viện thăm khám ngay.

2/ Cách xử lý người lớn khi bị sứa cắn

- Với người lớn cũng giống như trẻ nhỏ, khi bị sứa cắn cũng cần bình tĩnh -> loại bỏ xúc tu sứa trên da bằng bao tay, túi nilon -> rửa vết thương với những dung dịch được đề nghị ở trên -> Dùng vật có cạnh để loại bỏ tế bào chứa độc tố trên da.

- Để giảm đau khi bị sứa cắn, có thể uống paracetamol, thoa kem corticoid, kháng histamin để giảm ngứa, sưng trên da.

- Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nên đưa đến bệnh viện ngay.

Để chủ động, hạn chế khả năng đối mặt với việc bị sứa cắn, khi tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa hay khó chịu, cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải bị sứa cắn không, phát hiện và điều trị kịp thời.

Hơn 3 năm trước 1090

Cách xử lý khi bị thọ tấn công
0