Cách xác định vai xã hội trong hội thoại

Cách xác định vai xã hội trong hội thoại

Cách xác định vai xã hội trong hội thoại
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Cách xác định vai xã hội trong hội thoại
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người có những mối quan hệ xã hội khác nhau, những mối quan hệ ấy vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có địa vị cao trong xã hội nhưng khi về nhà chỉ là con cái, em út,… Những vị trí trong xã hội, trong gia đình ấy được gọi là các vai của mỗi người khi tham gia hội thoại. Cho nên để có thể tham gia hội thoại một cách tốt nhất cũng như hiểu được nội dung các tác phẩm văn học được tiếp cận thì chúng ta cần nắm vững một số quy tắc cũng như lí thuyết của vai xã hội trong hội thoại.

1. Vai xã hội và vị trí của người tham gia hội thoại với ( những ) người khác trong hội thoại. 2. Vai xã hội được xác định bằng kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại: - Quan hệ trên – dưới - Quan hệ ngang hàng Dựa và: tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội, … 3. Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại cũng như chịu chi phối của ngoại cảnh. 4. Trong hội thoại, những người tham gia lần lượt nói. Mỗi lần người này hay người kia nói được gọi là một lượt lời. 5. Để đảm bảo lịch sự và để hội thoại diễn ra bình thường, những người tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của nhau: Tránh ngắt lời, chen ngang lời người khác. Mặt khác, những người hội thoại cũng cần biết bắt lời kịp thời khi người khác dừng lời: tránh để khoảng lặng quá dài. 6. Người nói khi nói hết, cần sử dụng các dấu hiệu nhất định để người hội thoại với mình thấy được lời nói đã hết, đã ngừng.

Ví dụ: Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai hội thoại trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí ( Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập hai) để nắm chắc thông tin về hội thoại : […] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi ! Này thử xem : Khi chú chui và tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! ối thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. […] -Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này … Song anh có cho phép em mới dám nói … […] – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. a) Xác định vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên. b) Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau ( “ Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”) ? Hằng ngày khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em nói năng thế nào? c. Vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản ? […] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dạt dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? […] Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Trả lời:

– Cách xưng hô trịch thượng của Dế Mèn với Dế Choắt : Gọi Dế Choắt là chú mày, lời lẽ dạy bảo của dàn anh: Chú mày có lớn mà chẳng có khôn, … – Cách xưng hô nhún nhường của Dế Choắt với Dế Mèn : + Em – anh: lời lẽ của kẻ yếu + Thưa gửi: Thưa anh + Im lặng để dò thái độ, xin phép nói : Hay là bây giờ em nghĩ thế này… song anh có cho phép em nói em mới dám nói, …

Qua đó có thể thấy Dế Mèn tự cho mình là kẻ đàn anh, có vai xã hội cao hơn, coi thường Dế Choắt.

b. Với đặc điểm : Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau thì cách xưng hô và nói năng của cả Dế Mèn và Dế Choắt đều không phù hợp. Dế Mèn quá kiêu căng, tự phụ còn Dế Choắt quá nhún mình, sợ sệt. c) Đoạn cuối chúng ta thấy sự thay đổi vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt đều xưng hô ngàng hàng nhau: tôi – anh.

– Lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiện.

Reactions: Cherry_cherry, Kyanhdo and minhthu2k5

Cách xác định vai xã hội trong hội thoại

em nghĩ chị nên đăng thêm bài tập đăng xuống để mọi người cùng luyện tập và một phần làm hạn chế bài tồn.

Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều vì vậy mỗi người khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?

A. Cần xác định đúng vai hội thoại để chọn cách nói cho phù hợp.

B. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

C. Sử dụng từ ngữ thân mật để nói.

D. Sử dụng từ ngữ trang trọng để nói.

II-Tự luận

Viết đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định:

- Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp

- Lượt lời của các nhân vật

Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?

A. Quan hệ trên dưới hay ngang hàng

B. Quan hệ thân sơ

C. Quan hệ đồng nghiệp

D. Cả A và B đều đúng

Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào ?

A. Ngưỡng mộ

B. Kính trọng

C. Sùng kính 

D. Thân mật

Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nênvai xã hội của mỗi người cũng đa dạngnhiều chiều, khi tham gia hội thoại, mỗingười cần xác đònh đúng vai của mình đểchọn cách nói cho phù hợp . Ghi nhớ:* Vai xã hội là vò trí của người tham gia hội thoạiđối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hộiđược xác đònh bằng các quan hệ xã hội:+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theotuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết,thân tình)*Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hộicủa mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khitham gia hội thoại, mỗi người cần xác đònh đúngvai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. Bài tậpCho đoạn hội thoại sau:Cai lệ không để cho chò được nói hết câu, trợnngược hai mắt, hắn quát:- Mày đònh nói cho cha mày nghe đấy à? Sưucủa nhà nước mà mày dám mở mồm xin khất!Chò Dậu vẫn thiết tha:- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ôngchửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) Tiết: 107I. Vai xã hội trong hội thoại:II. Luyện tập: Bài 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi nắm lấy cái vai gầy của Lão, ôn tồn bảo:- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sungsướng; bây giờ cụ ngồi xuống phảng này chơi, tôi đi luộc mấycủ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông conmình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… thế là sungsướng.-  Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế làsung sướng.     Lão nói xong lại cười như đưa đà. Tiếng cười gượngnhưng đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xướng đây, tôi đi luộckhoai, nấu nước.-   Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.(Nam Cao, Lão Hạc) Bài 2:• a.     Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyệnLão Hạc, hãy xác đònh vai xã hội của hai nhân vật thamgia cuộc hội thoại trên.• b.     Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lờimiêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừathân tình của nhân vật ông giáo đối với lão Hạc.• c.     Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lờimiêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừathân tình của lão đối vơí ông giáo? Những chi tiết nàothể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc? a. - Đòa vò: ông giáo vai trên, lão Hạc vai dưới- Tuổi tác: lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới.b. Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đốivới lão Hạc:- Nắm lấy vai gầy của lão, ôn tồn bảo- Mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai- Gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp: “ông con mình”c. Thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão đối với ônggiáo:. Gọi là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”. Xưng hô gộp “ chúng mình”, cách nói chuyện xuề xoà* Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lãoHạc:. Lão Hạc chỉ cười như đưa đà, cười gượng, thoái thác lời mời Đọc mẫu chuyện sau:Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi,dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác hai.Nó hất hàm với bác Hai:- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.Bác hai nhìn thằng Hùng rồi nói:- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.- Vậy mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.- Bơm của bác bò hư, cháu chòu khó dắt đến tiệm khácvậy.…….………….(Theo Thành Long) Bài tập tình huống:- Em hãy viết một đoạn hội thoại kểvề một lần em về thăm thầy (cô) giáo cũ?- Em hãy sắm vai hai nhân vật để thểhiện tình huống trên? nhàHướng dẫn học sinh tự học ở* Bài cũ:- Xem lại khái niệm vai xã hội trong hộithoại.-Làm bài tập1 và bài tập 3 vào vở bt.* Bài mới:- Soạn bài:“Tìm hiểu yếu tố biểu cảmtrong văn nghò luận”- Đọc kó vd sgk tìm hiểâu câu hỏi bên dưới.