Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion

Hóa trị là khái niệm cơ bản và nền tảng của Hóa học bởi nó biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử. Vậy hóa trị là gì và cách tính hóa trị như nào? Kiến thức về cách tính hóa trị của 1 hợp chất? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá về chủ đề cách tính hóa trị cùng với nhưng nội dung liên quan nhé!.

Hóa trị của một nguyên tố là gì?

  • Hóa trị là gì? Hóa trị là của các nguyên tố xác định bằng số liên kết mà một nguyên tử của nguyên tố đó liên kết nên trong phân tử.
  • Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất ion được gọi là điện hóa trị và nó có giá trị bằng với điện tích ion tạo thành từ nguyên tố ấy.
  • Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị, và có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị do nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Xem chi tiết >>> Hóa trị là gì, quy tắc hóa trị và bài tập vận dụng

Cách tính hóa trị của nguyên tố

Phương pháp tìm hóa trị

  • Ta gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
  • Tiếp theo áp dụng quy tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
  • Từ đó giải đẳng thức trên để tìm được a.

***Chú ý:

  • H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H (I), O (II).
  • Kết quả phải ghi số La Mã.

Ví dụ minh họa cách tính hóa trị

Ví dụ 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và \(CO_{2}\).

Cách giải

  • CO

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

\(\Rightarrow\) a = II

Vậy C có hóa trị II trong CO

  • \(CO_{2}\)

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II

\(\Rightarrow\) a = IV

Vậy C có hóa trị II trong \(\Rightarrow\)

Ví dụ 2: Tính hóa trị của Fe trong \(FeSO_{4}, \, Fe_{2}(CO_{3})_{3}\) với \(SO_{4}\, (II), CO_{3}\, (II)\)

Cách giải

  • \(FeSO_{4}\)

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

\(\Rightarrow\) a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong \(FeSO_{4}\)

(Chú ý: Lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm \(SO_{4}\) phải nhân với chỉ số nhóm của \(SO_{4}\) là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

  • \(Fe_{2}(CO_{3})_{3}\)

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II

\(\Rightarrow\) a = 6 : 2 = III

Vậy Fe có hóa trị III trong \(Fe_{2}(CO_{3})_{3}\)

Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion

Cách tính hóa trị của 1 hợp chất

Cho công thức hóa học của hợp chất 2 nguyên tố bất kỳ là \(A_{x}^{a}B_{y}^{b}\)

Công thức tính hóa trị một hợp chất

\(a.x = b.y \Leftrightarrow a = \frac{b.y}{x} \Leftrightarrow b = \frac{a.x}{y}\)

Trong số công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

  • Cách tính hóa trị của nguyên tố A

\(a = \frac{b.y}{x}\)

  • Cách tính hóa trị của nguyên tố B

\(b = \frac{a.x}{y}\)

Ví dụ cách tính hóa trị của một hợp chất

Ví dụ 3: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm:

  1. Nhôm (III) và nhóm \(SO_{4}\, (II)\)
  2. Kali (I) và nhóm \(CO_{3}\, (II)\)

Cách giải

  1. Nhôm (III) và nhóm \(SO_{4}\, (II)\)

Viết công thức chung: \(K_{x}(CO_{3})_{y}\)

Theo quy tắc hóa trị: x . I = y . II

\(\Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{2}{1}\)

Vậy công thức cần tìm là: \(K_{2}CO_{3}\)

2. Kali (I) và nhóm \(CO_{3}\, (II)\)

Viết công thức chung : \(Al_{x}(SO_{4})_{y}\)

Theo quy tắc hóa trị ta có : x . III = y . II

\(\Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)

Vậy công thức cần tìm: \(Al_{2}(SO_{4})_{3}\)

Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion

Lập công thức hóa học khi biết hóa trị của nguyên tố

Phương pháp lập CTHH

  • Bước 1: Viết CTHH chung
  • Bước 2: Theo quy tắc hóa trị:

ax = by \(\Rightarrow \frac{x}{y}\) (phân số tối giản)

Chọn x = b; y = a, từ đó suy ra CTHH đúng.

***Chú ý:

  • Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác.
  • Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên.

Yêu cầu: Để lập được CTHH của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất.

Xem chi tiết >>> Công thức hóa học, ý nghĩa và bài tập về công thức hóa học

Mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp

  • Hóa trị I: K Na Ag H Br Cl
    • Khi ng Ăn Hắn B Chạy
  • Hóa trị II: O Ba Ca Mg Zn Fe Cu
    • Ông Ba Cần May Zap Sắt Đồng
  • Hóa trị III: Al Fe
    • Anh Fap

Ví dụ 4: Lập CTHH của hợp chất:

  1. Nhôm oxit được tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.
  2. Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon và oxi
  3. Natri photphat gồm natri và \(PO_{4}\) (III)

Cách giải

  1. Nhôm oxit được tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.

Theo quy tắc hóa trị:

x . III = y . II

\(\Rightarrow\) x = 2; y = 3

Vậy CTHH: \(Al2_{2}O_{3}\)

2. Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon và oxi

Theo quy tắc hóa trị:

x . IV = y . II

\(\Rightarrow\) x = 1; y = 2

Vậy CTHH: \(CO_{2}\)

3. Natri photphat gồm natri và \(PO_{4}\) (III)

Theo quy tắc hóa trị:

x . I = y . III

\(\Rightarrow\) x = 3; y = 1

Vậy CTHH : \(Na_{3}PO_{4}\)

Như vậy, bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề cách tính hóa trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết phục vụ quá trình học tập của bản thân cũng như tìm hiểu về chủ đề cách tính hóa trị. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem chi tiết qua video:

Xem thêm >>> Electron hóa trị là gì? Cách xác định số electron hóa trị