Cách xác định giá đánh giá trong đấu thầu năm 2024

Trích NĐ 85/2009/ND-CP về đấu thầu, trong đó hướng dẫn cách đánh giá hồ sơ Dự thầu theo PP "Giá đánh giá", như sau:

"3. Nội dung xác định giá đánh giá

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng cácyếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếphạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trongtiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sauđây:

- Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiệntheo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh các sai lệch;

- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch)sang một đồng tiền chung (nếu có);

- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá,bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chiphí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹthuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tốđể xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất."

Anh em cùng trao đổi thảo luận rõ về phương pháp đánh giá này (Cụ thể bằng ví dụ để dễ hình dung nhé).

Ông Nhật hỏi, các tiêu chí đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu đưa ra như nêu trên có phù hợp với quy định hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm a, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 1 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.

Theo đó, việc quy định thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu thực hiện theo quy định nêu trên.

Liên quan đến việc áp dụng phương pháp đánh giá, theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 39 Luật Đấu thầu, phương pháp giá đánh giá áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình.

Điều 39 - Luật đấu thầu quy định về Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp như sau:

1. Phương pháp giá thấp nhất:

  1. Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;
  2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;
  3. Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất. 2. Phương pháp giá đánh giá:
  4. Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;
  5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá. Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;
  6. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. 3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
  7. Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
  8. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
  9. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất. 4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Để được tư vấn về đánh giá Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẦU TƯ S&D:

TRỤ SỞ CHÍNH: 69A/97 NGUYỄN CHÍ THANH, P. LÁNG HẠ, Q. ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

VĂN PHÒNG: TẦNG 3-4, TÒA NHÀ A1, 102 TRƯỜNG CHINH, HÀ NỘI

ĐIỆN THOẠI: 024.66.80.80.86

HOTLINE: 0985227998

EMAIL: CONSULTGROUP@CONSULTGROUP.VN

WEB: CONSULTGROUP.VN

TỔNG QUAN

Giá gói thầu do ai xác định?

- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

Khi nào cần điều chỉnh giá gói thầu?

Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Trường hợp đến thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu cần cập nhật lại dự toán thì dự toán điều chỉnh được phê duyệt sẽ thay thế giá gói thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Thế nào là giá đánh giá?

Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình.

Giá đánh giá trên cùng một mặt bằng được sử dụng để làm gì?

Giá đánh giá là chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu.

Chủ đề