Cách vận chuyển lươn giống đi xa

Giống lươn nuôi càng lâu năm, trọng lượng nó càng tăng. Trong khi đó, yêu cầu của thị trường chỉ có loại lươn lớn mới được mọi người ưa chuộng và bán được giá cao. Loại lươn nhỏ dưới 100gr một con vừa bán chậm lại bán với giá rẻ. Ví dụ cũng một ký lươn, nhưng một ký chỉ một con có thể bán được 40 ngàn đồng, trong khi đó 10 con mới cân được một ký thì chỉ bán được có nửa giá đó mà thôi. Vì vậy, người nuôi lươn nào cũng muốn thu hoạch lươn đúng lứa như vậy mới kiếm được nhiều lời, chứ không ai dại gì đi bán lúa non!

Nếu không nuôi được đến mức một hay hai con một ký, thì ít ra mỗi con cũng phải có trọng lượng từ 200gr trở lên.

Trong suốt thời gian nuôi, cứ ba bốn tháng một lần ta tháo cạn nước ao để vớt hết lươn lên lựa ra những con có cùng kích cỡ với nhau để nuôi ao riêng. Nhờ đó mà lươn mau lớn, lại lớn đồng đều, vì tránh được cảnh con mạnh tranh hết mồi con yếu. Mặt khác, cũng nhờ vào việc phân loại đó mà số lươn nuôi không bị hao hớt do chúng ỷ mạnh hiếp yếu, ăn thịt lẫn nhau.

Vì vậy, nuôi lươn không thể xác định được thời gian thu hoạch mỗi lứa là bao nhiêu tháng, hoặc bao nhiêu năm, vì còn tùy thuộc vào cỡ lươn giống lúc bắt đầu nuôi lớn nhỏ ra sao. Nếu lúc thả giống vào nuôi là loại lươn lứa, cân 10 con/kg thì có thể thu hoạch 6 tháng một lứa. Nhưng, nếu nuôi loại lươn con chỉ lớn bằng chiếc đũa thì nuôi cả năm cũng chưa thể thu hoạch được!

Việc vận chuyển lươn

Khi bắt lươn ra khỏi ao hồ, nếu tiêu thụ ngay tại địa phương thì việc vận chuyển không có gì đáng bàn. Có thể cho chúng vào thau lớn hay đựng trong loại thùng chuyên dụng, trên có nắp đậy và bên trong chứa một ít nước lấp xấp để giữ ẩm cho lươn là được. Vận chuyển trong vòng vài ba giờ, có thể chứa lươn chồng lớp lên nhau chúng cũng không chết.

Trong trường hợp cần vận chuyện đường xa thì không nên chở đi ngay, mà phải nuôi tạm lươn vào hồ với mật độ 10kg trong một mét khôi nước. Việc nuôi tạm này có mục đích cho lươn bài tiết hết chất thải ra ngoài, như vậy nó không gây bẩn trong dụng cụ chứa, mà sự ô nhiễm đó dễ làm cho lươn chết.

Trong thời gian hai ngày tạm nuôi này, tuyệt đôi không cho lươn ăn, và mỗi ngày phải thay nước mới vào hồ một lần. Cách vài ba giờ cho máy sục khí một lần, mỗi lần chừng 10 phút để cung cấp thêm dưỡng khí.

Vận chuyển đường gần

Nếu vận chuyển lươn từ địa phương này đến địa phương khác cách xa nhau một hai ngày đường, ta không nên nhốt chúng quá nhiều trong dụng cụ chứa, đến nỗi chúng phải cuộn lại với nhau thành từng nùi! Đựng với mật độ dày như vậy lươn dễ bị chết ngộp.

Nếu không có sẵn loại thùng chuyên dụng, ta có thể dùng thùng gỗ, thùng thiếc, thau, xô, bên trong chứa sẵn một lớp bèo tây và ít nước lấp xấp để giữ ẩm cho lươn là được.

Trên đường vận chuyển, cứ vài ba giờ nên rưới một lượng nước nhỏ lên khắp mình từng con lươn để da chúng không bị se khô. Nếu vận chuyển vào ngày tnát trời hoặc ban đêm sẽ giảm bớt tối đa sự hao hớt.

Vận chuyển đường xa

Nếu cần vận chuyển đường xa bằng đường thủy cách nhau năm bảy ngày đường, hoặc lâu hơn thì áp dụng theo cách trên không ổn, vì lươn có thể chết hết. Phải dùng loại ghe thuyền chuyên dùng chở tôm cá nói chung, như kiểu ghe đục ngày xưa mới mong dược an toàn. Ghe đục dùng chở cá đồng nói chung, trong đó có lươn, có khi đi cả tháng mà gần như không một con nào chết, là nhờ mỗi ghe có chế một khoang đặc biệt: hai bên thành ghe của khoang đó được tạo khe hở nhỏ độ 1cm để nước sống bên ngoài lưu thông tự do vào khoang chứa cá, chứa lươn nên chúng mới không chết.

Nay không còn dùng ghe đục thì người ta chế ra một khoang đặc biệt, trong đó chứa được nhiều nước để nuôi tạm lươn trong suốt thời gian dài vận chuyển.

Do có nước nhiều như vậy nên một mét khối nước có thể thả được 15kg lươn. Điều cần là hàng ngày phải thay nước mới vào khoang, và cũng không cần nghĩ đến việc cho lươn ăn, vì giống cá đồng này có tài nhịn ăn lâu ngày mà không chết, chỉ ốm dần mà thôi.

Video liên quan

Chủ đề